“Có ngày 3 ca ghép phổi, nửa năm hơn 60 ca. Độ tươi của phổi được vận chuyển bằng máy bay trực thăng quyết định hiệu quả của việc điều trị.” Gần đây ông Hồ Dương, một bác sĩ tại Bệnh viện Phổi Thượng Hải, đã công khai tiết lộ hoạt động kinh doanh cấy ghép nội tạng của bệnh viện này hiện đang mở rộng nhanh chóng. Nhưng chính vì điều này, cuộc thảo luận “Nguồn phổi có hợp pháp không? Lấy đâu ra nhiều người hiến tặng như vậy?” một lần nữa đã khơi dậy sự chú ý và bàn tán của ngoại giới.

shutterstock 1527639332
Gần đây, ông Hồ Dương, một bác sĩ tại Bệnh viện Phổi Thượng Hải, đã công khai rằng hoạt động kinh doanh cấy ghép nội tạng của bệnh viện đang mở rộng nhanh chóng, thu hút sự chú ý và tranh cãi của công luận. (Ảnh minh họa: Gerain0812/ Shutterstock)

Ông Hồ Dương: Bệnh viện phổi Thượng Hải thực hiện hơn 60 ca ghép phổi trong nửa năm

Ngày 27/7, ông Hồ Dương, Phó trưởng khoa Hô hấp, Bệnh viện Phổi Thượng Hải, đăng bài trên Weibo nói rằng “Có ngày 3 ca ghép phổi, nửa năm hơn 60 ca. Độ tươi của phổi được vận chuyển bằng máy bay trực thăng quyết định hiệu quả của việc điều trị.”

Bài viết nói rằng: “Ghép phổi là phẫu thuật khó nhất trong tất cả các ca phẫu thuật lồng ngực, đồng thời cũng là biểu hiện tập trung thực lực của khoa phẫu thuật lồng ngực của bệnh viện.” Chỉ trong nửa đầu năm nay, “hơn 60 ca ghép phổi đã được thực hiện tại bệnh viện”.

Trong bài viết, ông Hồ Dương cũng đề cập đến các loại bệnh phổi mà những bệnh nhân này mắc phải. Nhưng ông không nói rõ những bệnh nhân này được cấy ghép một lá phổi hay hai lá phổi, cũng như không đề cập đến “nguồn phổi”, chủ đề cực kỳ nhạy cảm của quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Theo ông Hồ Dương: “Hầu hết phổi hiện nay được vận chuyển bằng đường hàng không. Vì bệnh viện cách sân bay và nhà ga một khoảng cách khá xa. Hơn nữa trên đường đi có thể bị tắc đường, nên trong hầu hết các trường hợp, phổi được vận chuyển đến Tiêu Sơn, Hàng Châu trước, sau đó được vận chuyển bằng trực thăng từ Tiêu Sơn đến bệnh viện”.

Về chi phí, ông cho biết, nhờ mối quan hệ hợp tác lâu dài giữa bệnh viện và công ty trực thăng, nên chi phí chỉ bằng 1/5 so với mức giá ban đầu.

p3373771a691629301
Gần đây, ông Hồ Dương, một bác sĩ tại Bệnh viện Phổi Thượng Hải, đã công khai tiết lộ hoạt động kinh doanh cấy ghép nội tạng của bệnh viện này đang mở rộng nhanh chóng. (Ảnh: Weibo)

Nói một cách dễ hiểu, theo những gì ông Hồ Dương tiết lộ, trong nửa đầu năm nay, Bệnh viện Phổi Thượng Hải đã thực hiện hơn 60 ca ghép phổi, trung bình mỗi tháng hơn 10 ca, trong 3 ngày ít nhất có 1 ca ghép phổi.

Về vấn đề này, nhiều cư dân mạng Trung Quốc đặt câu hỏi: “Có ngày 3 ca ghép phổi, nửa năm hơn 60 ca. Độ tươi của phổi được vận chuyển bằng máy bay trực thăng quyết định hiệu quả của việc điều trị. Nguồn phổi có hợp pháp không? Lấy đâu ra nhiều người hiến tặng như vậy?”

Trước những nghi ngờ của ngoại giới, một lần nữa ông Hồ Dương giải thích: “Rất nhiều người liên tưởng việc hiến phổi với các thế lực tà ác ở một quốc gia nào đó ở phía nam. Họ đều nói rằng nếu không buôn bán thì sẽ không có sát sinh. Ở đây tôi phải giải thích rõ điều này”.

Mặc dù một lần nữa nhấn mạnh tốc độ vận chuyển nội tạng được cấy ghép, nhưng ông không nói rõ nguồn hiến tạng được lấy từ đâu, và bệnh viện đối ứng là bệnh viện nào.

Ông Trần Tịnh Du: 2-3 ngày một ca ghép phổi là chuyện bình thường

Trên thực tế, ông Trần Tịnh Du, Phó giám đốc Bệnh viện Nhân dân Vô Tích, đồng thời là một chuyên gia ghép phổi, thường khoe thành tích cá nhân của mình trên Weibo.

Ví dụ, ngày 8/1, ông Trần Tịnh Du thông báo trên Weibo: “Ca ghép phổi đầu tiên của nhóm Vô Tích của năm 2023 đã hoàn thành vào ngày hôm nay. Người nhận là một bệnh nhân bị khí phế thũng và suy hô hấp đã hồi phục sau khi mắc COVID.”

Ông nói rằng “ở Châu Âu và Hoa Kỳ, ngày càng có nhiều ca ghép phổi ở giai đoạn cuối của COVID.”

Tìm kiếm các hồ sơ Weibo trước đây của ông Trần Tịnh Du cũng thấy, ngoài việc tuyên bố rằng nguồn phổi mà đơn vị của ông, tức Bệnh viện Nhân dân Vô Tích, thu được là “sự hiến tặng giàu tình yêu thương”, ông ấy cũng thường tham dự các cuộc họp liên quan đến cấy ghép tạng.

Nguồn phổi ghép tạng của của bệnh viện này hầu như cần là có, được cung cấp theo nhu cầu. Ông Trần Tịnh Du từng nói, Trung Quốc là một quốc gia cấy ghép nội tạng lớn, nhưng tỷ lệ hiến tạng tự nguyện rất thấp.

Ngay từ ngày 29/2/2020, truyền thông chính phủ của ĐCSTQ đã công khai rằng: “Người ghép phổi đầu tiên của nước ta và chuyên gia ghép phổi Nhóm của Giáo sư Trần Tịnh Du đã thực hiện thành công ca phẫu thuật ghép phổi kép đầu tiên trên thế giới, cho một ca nhiễm COVID ở Vô Tích, tỉnh Giang Tô sau 5 giờ.”

Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với The Paper vào năm 2020, ông Trần Tịnh Du cũng tuyên bố: “Chúng tôi đã hoàn thành hơn 1.000 ca ghép phổi, vậy nên ca phẫu thuật này chỉ là một ca phẫu thuật thông thường. Chúng tôi thường tiến hành ghép phổi trong 2 hoặc 3 ngày, đó là chuyện bình thường.”

Bệnh viện nơi hai ông Trần Tịnh Du và Hồ Dương làm việc có liên quan đến tội ác thu hoạch nội tạng sống

Dù đó là nhận xét có liên quan của ông Hồ Dương hay ông Trần Tịnh Du, ngoại giới đều không thể không nghi ngờ về nguồn gốc nội tạng.

Về vấn đề này, ông Yokogawa, một chuyên gia về Trung Quốc, người đang tham gia nghiên cứu trong lĩnh vực sinh lý bệnh và miễn dịch học, từng chỉ ra rằng trong một số trường hợp nhất định, các hoạt động cấy ghép ở phương Tây sẽ không đột ngột tăng lên.

Họ phải xem xét sự tương thích và xếp hàng chờ đợi để có được nội tạng tương thích. Nhận xét của ông Trần Tịnh Du chắc chắn đang bảo vệ những tội ác nghiêm trọng do sự bất tài của quan chức ĐCSTQ gây ra.

Ông Yokogawa cũng phân tích rằng hầu như tất cả các ca ghép phổi mà ông Trần Tịnh Du đề cập đều là thử nghiệm. Bệnh nhân ở trường hợp đầu tiên không bao giờ rời khỏi màng thở (ECMO).

Trường hợp thứ hai là vào tháng 4/2020. Đây là ca bệnh nghiêm trọng nhất được ông Trần Tịnh Du lựa chọn khi Vũ Hán mới được dỡ bỏ phong tỏa, chứ không phải trường hợp cần phẫu thuật nhất.

Vào thời điểm rất nhiều người ở Vũ Hán chết vì dịch bệnh và không ai chịu trách nhiệm, ông lại nhấn mạnh rằng ca phẫu thuật ghép phổi đã thành công như thế nào. Điều này có nghĩa là gì? Nó không có ý nghĩa về mặt lý luận, lời giải thích duy nhất là họ sử dụng những người này để thử nghiệm.

Ngày 22/12/2014, Bệnh viện Phổi Thượng Hải, nơi ông Hồ Dương làm việc, đã được đưa vào danh sách điều tra của Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc đàn áp Pháp Luân Công (WOIPFG).

Theo báo cáo điều tra, Bệnh viện Phổi Thượng Hải trực thuộc Đại học Đồng Tế, đã phát triển thành bệnh viện giảng dạy chuyên khoa hạng nhất cấp 3. Ngày 23/5/2007, bệnh viện này được Bộ Y tế của ĐCSTQ chỉ định thực hiện cấy ghép phổi. Từ tháng 1/2003 – 8/2012, Bệnh viện Phổi Thượng Hải đã thực hiện 51 ca ghép phổi đơn lẻ.

WOIPFG cũng chỉ ra rằng kể từ năm 2000, một lượng lớn hiện tượng mổ lấy nội tạng từ những người hiến tặng đã xảy ra tại các bệnh viện ở nhiều thành phố, và thị trấn lớn nhỏ khác nhau tại các tỉnh của Trung Quốc.

Nhiều bệnh viện liên quan đến mổ cướp nội tạng và cấy ghép tạng. Thậm chí, các bệnh viện nhỏ và bệnh viện chuyên khoa có đủ trình độ chuyên môn cũng bắt đầu thực hiện cấy ghép tạng.

Thời kỳ gia tăng nhanh chóng của nạn thu hoạch và cấy ghép tạng trùng khớp với thời kỳ cuộc đàn áp diệt chủng của ĐCSTQ đối với các học viên Pháp Luân Công.

Ngày 1/3/2020, WOIPFG đã công bố “Bản tóm tắt điều tra năm 2019 của WOIPFG về nạn mổ cướp nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống của ĐCSTQ”.

Trong báo cáo điều tra này, WOIPFG tiếp tục tiến hành các cuộc điều tra tiếp theo qua điện thoại đối với các nhân viên y tế Đại Lục bị nghi ngờ mổ cướp sống nội tạng của các học viên Pháp Luân Công. Họ đã thu được một lượng lớn bằng chứng và manh mối mới, đồng thời tìm hiểu thêm về sự mờ ám của hoạt động mổ cướp tạng.

Pháp Luân Công, còn được gọi là “Pháp Luân Đại Pháp”, là một môn tu luyện Phật gia Thượng thừa, tu luyện tâm tính dựa trên nguyên lý “Chân, Thiện, Nhẫn”, với 5 bài công pháp có tác dụng đáng kinh ngạc trong việc chữa bệnh và rèn luyện sức khỏe.

Môn này đã được truyền ra ở Trung Quốc vào năm 1992 và được người dân đón nhận rộng rãi. Theo thống kê nội bộ của Bộ Công an ĐCSTQ, trước năm 1999, số lượng học viên Pháp Luân Công đã lên tới 70 triệu – 100 triệu người.

Tháng 7/1999, Giang Trạch Dân, cựu Tổng Bí thư ĐCSTQ, đã ra lệnh đàn áp đẫm máu Pháp Luân Công với quy mô chưa từng có, được Công an, Viện kiểm sát và các Sở Tư pháp phối hợp triển khai, và đã vượt xa phạm vi pháp luật.

Vô số học viên Pháp Luân Công đã bị bỏ tù, tra tấn đến mức tàn phế hoặc tử vong, và thậm chí họ còn bị mổ sống cướp nội tạng. Đến nay, Pháp Luân Công đã có mặt tại hơn 100 quốc gia và giành được hơn 3.000 giải thưởng quốc tế.

Bình Minh (t/h)