Vào lúc 21:57 phút ngày 4/10, bà Tăng Bảo Bảo (Zeng Baobao), người sáng lập kiêm CEO tập đoàn bất động sản Fantasia Group, đã chia sẻ một bức ảnh trên Weibo với hai từ tiếng Anh “DARKEST HOUR” được viết ấn tượng trên đó, dịch ra có nghĩa là “thời khắc đen tối nhất”.

(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của Tiến sĩ Vương Hữu Quần, một nhà văn, cựu Giám sát viên Ủy ban Kỷ luật Trung ương ĐCSTQ.)

id13286489 bce739d0b2d9400524137b9fb6941438
Tăng Khánh Hồng và cháu gái Tăng Bảo Bảo (Ảnh: Epoch Times ghép)

Tăng Bảo Bảo có một người cha nổi tiếng là Tăng Khánh Hoài (Zeng Qinghuai), người từng là một nhân vật trong giới chính trị, kinh doanh và văn hóa tại Hồng Kông và Trung Quốc Đại Lục. Tăng Bảo Bảo còn có một người bác nổi tiếng hơn tên là Tăng Khánh Hồng, từng là Chủ nhiệm Văn phòng Trung ương, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Bí thư Ban Bí thư Trung ương, Hiệu trưởng Trường Đảng Trung ương, Tổ trưởng Tiểu tổ lãnh đạo công tác vấn đề Hồng Kông và Macao Trung ương , Thường ủy Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), Phó Chủ tịch nước Trung Quốc.

Trước đây, một số lượng lớn các nhân vật tên tuổi trong giới chính trị, kinh doanh và văn hóa vây quanh Tăng Khánh Hoài; một nhóm lớn hơn bao gồm các quan chức cấp cao từ trung ương đến địa phương và từ trong nước đến nước ngoài vây quanh Tăng Khánh Hồng.

Chính vì có một người cha quyền lực và một người chú quyền lực hơn, khi Fantasia Holdings Group được niêm yết tại Hồng Kông vào năm 2009, tương lai “rạng rỡ vô hạn”. Theo báo chí Hồng Kông đưa tin, vào tháng 11/2009, hội nghị xúc tiến nhà đầu tư của Fantasia Holdings đã trở thành nơi quy tụ của những người nổi tiếng Hồng Kông, ngoài Tăng Khánh Hoài giúp đỡ con gái, còn có nhiều doanh nhân Hồng Kông giàu có như Trịnh Dụ Đồng (Yu-Tung Cheng), Lưu Loan Hùng (Lau Luen-hung), Trương Tùng Kiều (Chung Kiu Cheung) và Francis Choi. Nhiều người như Trịnh Dụ Đồng, Trương Tùng Kiều đều đã đăng ký mua cổ phiếu của Fantasia Holdings.

Tăng Bảo Bảo là người sáng lập kiêm Chủ tịch hội đồng quản trị và cũng là cổ đông lớn nhất, nắm giữ 65% cổ phần, giá trị thị trường khoảng 7 tỷ đô la Hồng Kông.

Trong thông báo chính thức của Fantasia Holdings về các đặc điểm của Tăng Bảo Bảo là: “Nhanh nhẹn, chính xác, sắc sảo, là người biết kinh doanh, lời nói tính cách trào phúng”. Ngoại giới gọi cô là “tay chơi chuyên nghiệp“. Weibo của Tăng Bảo Bảo có tên là “Bao Fantasia“. Fantasia có nghĩa là “khúc cuồng tưởng”.

Vào ngày 17/1/2020, Tăng Bảo Bảo giữ chức vụ Giám đốc điều hành của Tập đoàn Bất động sản Fantasia và đồng thời là Chủ tịch Ủy ban Kế hoạch Chiến lược của Tập đoàn Fantasia Trung Quốc. Tăng Bảo Bảo tràn đầy tự tin và có kế hoạch mở rộng kinh doanh tại 5 khu vực lớn là Thâm Quyến, Bắc Kinh, Thượng Hải, Vũ Hán và Thành Đô.

Tuy nhiên, chỉ hơn một năm sau, Tăng Bảo Bảo, một người giàu có và không biết sợ, đã phải đón nhận “thời khắc đen tối nhất”.

Hơn 200 triệu đô la Mỹ đến hạn trả nợ nhưng lại không thể trả 

Vào tối ngày 4/10, Fantasia Holdings đã đưa ra một thông báo trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hồng Kông rằng các khoản chi trả trị giá 206 triệu đô la Mỹ của công ty đến hạn thanh toán vào ngày 4/10 chưa thể thanh toán đúng thời hạn. Điều này cho thấy Tăng Bảo Bảo đã không thể vay tiền từ các ngân hàng Trung Quốc Đại Lục.

Tổ chức đánh giá quốc tế hạ mức đánh giá của Fantasia Holdings 

Vào ngày 4/10, cơ quan xếp hạng quốc tế Fitch Ratings đã hạ xếp hạng của Fantasia xuống 4 hạng và hạ xếp hạng mặc định của công ty phát hành ngoại tệ dài hạn từ B xuống CCC-; xếp hạng không an toàn cao cấp và xếp hạng trái phiếu cao cấp vượt trội của đô la Mỹ đã bị hạ từ B xuống CCC-; triển vọng xếp hạng bị hạ cấp xuống “tiêu cực“.

Hồi tháng 9, ba tổ chức xếp hạng quốc tế lớn là Standard & Poor’s, Fitch và Moody’s đã hạ xếp hạng của Fantasia từ “ổn định” xuống “tiêu cực“. Ngày 27/9, Moody’s đã hạ xếp hạng của Fantasia từ B2 xuống B3. Ngày 16/9, Fitch đã hạ xếp hạng mặc định của công ty phát hành ngoại tệ dài hạn của Fantasia Holdings từ B + xuống B, với triển vọng “tiêu cực“. Ngày 14/9, Standard & Poor’s đã hạ triển vọng của Fantasia xuống “tiêu cực“.

Điều này có nghĩa là rủi ro tái cấp vốn ở Fantasia đã tăng lên, và khó có thể trả được một số lượng lớn nợ đến hạn. Đồng thời, nó cũng không khác gì cảnh báo các nhà đầu tư: đầu tư tiền vào Fantasia có thể “mất cả vốn”.

Tỷ lệ tài sản – nợ phải trả vượt quá “lằn ranh đỏ” của ĐCSTQ

Báo cáo nửa đầu năm 2021 của Fantasia cho thấy, tổng nợ của công ty lên đến 83,007 tỷ nhân dân tệ, nợ ngắn hạn đến kỳ phải trả trong vòng một năm lên đến 19,545 tỷ nhân dân tệ. Sau khi loại trừ các khoản thu dự kiến trước, tỷ lệ nợ trên tài sản là 72,7%.

Thông tin công khai cho thấy Fantasia Holdings hiện có tại 12 trái phiếu đô la Mỹ, với số dư nợ 3,98 tỷ đô la Mỹ (25,733 tỷ nhân dân tệ), trong đó 5 trái phiếu đáo hạn trong vòng một năm, tổng giá trị 1,559 tỷ đô la Mỹ (10,08 tỷ nhân dân tệ); 3 trái phiếu đến năm 2021 đáo hạn, tổng cộng là 762 triệu đô la Mỹ (4,927 tỷ nhân dân tệ). Lãi suất của các trái phiếu đô la Mỹ này nói chung ở mức cao, với 7 trái phiếu có lãi suất cao hơn 10%, tối đa là 15% và chỉ 3 trái phiếu lãi suất thấp hơn 8%. Các khoản nợ nêu trên có nguy cơ khó trả khi đến hạn.

Vào tháng 8 năm ngoái, ĐCSTQ đã vạch ra “ba lằn ranh đỏ” đối với việc cấp vốn cho các nhà phát triển bất động sản. Lằn ranh đỏ đầu tiên là “tỷ lệ tài sản – nợ phải trả sau khi loại trừ các khoản thu tạm ứng lớn hơn 70%“. Fantasia đã vượt qua lằn ranh đỏ này.

Nếu các tình trạng hoạt động của Fantasia tiếp tục xấu đi, việc huy động vốn trên thị trường vốn sẽ càng khó khăn hơn.

Trái phiếu Fantasia được chỉ định là “giá trị khoản vay bằng không”

Bloomberg đưa tin vào đầu tháng 9 rằng Citibank và Credit Suisse đã ngừng nhận trái phiếu của Fantasia Holdings làm tài sản thế chấp. Hai ngân hàng đặt trái phiếu của Fantasia là “giá trị khoản vay bằng không.” Điều này có nghĩa là các khách hàng tư nhân của hai ngân hàng không còn có thể sử dụng trái phiếu của Fantasia như một sự đảm bảo để có nhận được được các khoản vay thế chấp.

Citibank là một trong những tổ chức dịch vụ tài chính quốc tế nổi tiếng nhất tại Mỹ; Credit Suisse là tập đoàn lớn thứ năm trên thế giới, ngân hàng lớn thứ hai ở Thụy Sĩ và là một trong những tổ chức dịch vụ tài chính nổi tiếng quốc tế.

Fantasia Holdings bị 2 ngân hàng nổi tiếng đối đãi với như vậy, điều này cho thấy tương lai của Fantasia Holdings không ổn.

Cổ phần của Color Life thuộc Fantasia bị bán tháo

Tối ngày 28/9, Country Garden Service Holdings đã phát đi thông báo cho biết Country Garden Property Hong Kong Holdings và Color Life Service Group đã ký thỏa thuận chuyển nhượng cổ phần để mua lại 100% cổ phần của Neighborhood Holdings Group thuộc Color Life, tổng trị giá không quá 3,3 tỷ nhân dân tệ. Sau khi giao dịch hoàn tất, Country Garden sẽ nắm giữ gần như toàn bộ tài sản cốt lõi của Color Life.

Fantasia nắm giữ cổ phần của Color Life. Năm 2014, Color Life quyết tâm phát triển thành “nền tảng phục vụ cộng đồng toàn diện lớn nhất thế giới” sau khi cập bến Sở Giao dịch Chứng khoán Hồng Kông. Trong 7 năm qua, Color Life đã tiến hành mua bán và sáp nhập hơn 200 công ty bất động sản, trở thành công ty có nhiều thương vụ mua lại nhất trong ngành bất động sản nên được mệnh danh là “cổ phiếu số 1 trong lĩnh vực bất động sản”.

Nếu giao dịch giữa Country Garden và Color Life diễn ra suôn sẻ, kỷ nguyên “cổ phần số 1 trong lĩnh vực bất động sản” trước đây của Color Life sẽ kết thúc.

Chưa nói đến những điều khác, chỉ riêng 5 điều trên cũng có thể thấy Tăng Bảo Bảo đúng là có lý khi nói bản thân đối mặt với “thời khắc đen tối nhất”.

Vấn đề là, Tăng Bảo Bảo từng “rạng rỡ vô hạn”, nhưng vì sao đến năm 2021 lại đi đến bước “thời khắc đen tối nhất”?

Kinh tế của ĐCSTQ thực tế là kinh tế đặc quyền đặc lợi. Những người có quyền có thế của ĐCSTQ tạo điều kiện để người nhà và con cái của họ chiếm cứ những ngành nghề và chức vụ có tiền nhất của Trung Quốc. Ngân hàng của ĐCSTQ chính là mở vì con cái của những người quyền quý trong ĐCSTQ. Cơ cấu tài chính của ĐCSTQ chính là phục vụ cho con cái của những người quyền quý của ĐCSTQ.

Sở dĩ năm xưa Tăng Bảo Bảo có thể “im lặng phát đại tài”, không phải là vì có tài năng xuất chúng hoặc thiên phú siêu phàm nào, mà là vì có một người bố có thể đi thẳng đến Trung Nam Hải, một người bác “dưới một người, trên vạn người”.

Tăng Khánh Hồng từng là “quân sư” quan trọng nhất của kẻ độc tài trong ĐCSTQ Giang Trạch Dân và là nhân vật đứng hàng thứ hai trong phe Giang, quyền lực khuynh đảo trong chính quyền, ảnh hưởng đến cả trong và ngoài Trung Quốc. Vì thế, Tăng Khánh Hồng là đối tượng mà các quan chức cấp cao trong đảng và chính phủ, đại gia tài chính, doanh nhân giàu có tranh nhau lấy lòng.

Chính vì cao tầng của ĐCSTQ có Tăng Khánh Hồng bao trùm, nên Tăng Bảo Bảo mới “được biết đến nhiều”, hô mưa gọi gió, kiếm được rất nhiều tiền.

Sở dĩ hiện nay Tăng Bảo Bảo đối mặt với “thời khắc đen tối nhất”, nguyên nhân quan trọng là thế lực của Tăng Khánh Hồng đã suy giảm. 

Hiện nay, cuộc tranh giành quyền lực ở cấp cao nhất của ĐCSTQ tập trung vào cuộc tranh giành giữa phe Tập và phe Giang. Vì Giang Trạch Dân đã 95 tuổi nên có thể nằm liệt giường và “sống như đã chết”. Cuộc tranh đấu giữa phe Tập và phe Giang thực chất là cuộc đấu tranh giữa Tập và Tăng.

Ông Tập muốn tại vị thêm nhiệm kỳ thứ 3 tại Đại hội toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ vào năm tới, Tăng muốn lật đổ ông Tập trước Đại hội 20. Vì lý do này, Tăng và Tập đã tiến hành cuộc đấu tranh kịch liệt.

Vào ngày 29/1, ông Tập đã tử hình Lại Tiểu Dân, cựu chủ tịch Tập đoàn Huarong. Lại Tiểu Dân là một trong những thành viên quan trọng của “bang Giang Tây” do Tăng Khánh Hồng đứng đầu.

Các cuộc thanh trừng trong hệ thống chính trị và pháp luật của ông Tập nhằm giành quyền lực từ hệ thống chính trị và pháp luật từ thân tín của Tăng Khánh Hồng. Tiền nhiệm và đương nhiệm ủy viên Bộ Chính trị ĐCSTQ và Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương Mạnh Kiến Trụ và Quách Thanh Côn đều là thân tín của Tăng Khánh Hồng.

Một lý do quan trọng khiến ông Tập chỉnh đốn Alibaba, Didi Chuxing, Tomorrow Group, Huaxin Group, HNA Group, Evergrande Group, đó là những công ty lớn này có quan hệ mật thiết với những người trong gia tộc Tăng Khánh Hồng. Ví dụ, Tiêu Kiến Hoa (người kiểm soát thực tế của Tomorrow Group) được coi là “găng tay trắng” mà gia đình Tăng Khánh Hồng sử dụng để thu tiền trên thị trường tài chính. Riêng tiền của Tiêu Kiến Hoa từ Ngân hàng Baoshang đã lên tới 156 tỷ nhân dân tệ.

Ông Tập đã trừng phạt ngôi sao Triệu Vy, bởi vì người đứng sau Triệu Vy là Tăng Khánh Hoài, em trai của Tăng Khánh Hồng.

“Lục hổ” trong hệ thống chính trị pháp luật mà ông Tập đã loại được gồm có: Tôn Lực Quân, Đặng Khôi lâm, Cung Đạo An, Lưu Tân Vân, Phó Chính Hoa, công thêm La Văn Tiến (Cục trưởng Cục trinh sát hình sự Phòng Công an tỉnh Giang Tô, người được cho là liên quan đến kế hoạch ám sát ông Tập Cận Bình). Những người này đều là “côn đồ chính trị” của phe phái Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng.

Chính quyền ông Tập nhắc lại rằng không có “thiết mạo tử vương”, và họ đang cảnh báo Tăng Khánh Hồng. Ngay từ trước Đại hội 19 của ĐCSTQ, Giang và Tăng đã được coi là những “thiết mạo tử vương” trong ĐCSTQ. (Thiết mạo tử vương là tên gọi những Vương tước thế tập thời nhà Thanh. Thông thường các Vương gia truyền tước lại cho con trai mình, nhưng sẽ bị giáng xuống một cấp; chỉ có các Thiết mạo tử vương là được giữ nguyên tước vị khi truyền lại cho con – theo Wikipedia).

Tập Cận Bình và Tăng Khánh Hồng vẫn tiếp tục đấu tranh, Tăng rõ ràng đã ở trong tình thế xấu, đây chính là nguyên nhân thực sự mà Tăng Bảo Bảo nói rằng đang đối mặt với “thời khắc đen tối nhất”.

Lời kết

Tăng Bảo Bảo dựa vào quyền lực của Tăng Khánh Hồng để “im lặng phát đại tài“, và cũng vì quyền lực của Tăng Khánh Hồng đã không còn mà gặp vận rủi. Tuy nhiên, tác giả bài viết này tin rằng đây có thể chưa phải là “thời điểm đen tối nhất” của Tăng Bảo Bảo. Khi cuộc đấu giữa Tập và Tăng trở lên kịch liệt hơn nữa, thì Tăng Bảo Bảo có thể phải đối mặt với “thời khắc đen tối nhất” thực sự.

Vương Hữu Quần/ Epoch Times

Xem thêm: