Hôm thứ Năm (14/3), chính quyền thành phố Tam Hà, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc công khai xin lỗi vì đã ngăn cản một phóng viên CCTV tại địa điểm xảy ra vụ nổ Yên Giao. Động thái này được coi là “lời thừa nhận hiếm hoi về sự xâm phạm của nhà nước đối với các nhà báo.”

1 1710413286582
Hình ảnh hiện trường vụ nổ ngày 13/3 ở Yên Giao, tỉnh Hà Bắc. (Ảnh: Mạng xã hội)

AP cho biết, quan chức ở thành phố phía đông Trung Quốc này đã xin lỗi các nhà báo địa phương sau khi video quay được cảnh nhân viên an ninh cản trở phóng viên tác nghiệp tại hiện trường vụ nổ chết người lan truyền trên mạng xã hội.

Báo cáo cho biết, trước đây việc cản trở các nhà báo, trong đó có nhà báo nước ngoài, từng xảy ra phổ biến ở Trung Quốc, nhưng hầu như chưa bao giờ được chính quyền nhà nước thừa nhận.

Hôm thứ Tư (13/3), tại thị trấn Yên Giao, Hà Bắc, một tòa nhà 4 tầng gần như đã bị phá hủy trong một vụ nổ. Theo báo cáo của truyền thông, vụ nổ đã khiến 7 người thiệt mạng và 27 người bị thương.

Khi họ đang đưa tin trực tiếp, các phóng viên của đài truyền hình nhà nước Trung Quốc CCTV đã bị chính quyền địa phương quấy rối và ngăn cản mạnh mẽ. Điều này đã gây ra sự phẫn nộ trong công chúng.

p3463031a275032691
Một nữ phóng viên CCTV bị cảnh sát địa phương chặn lại khi cố gắng kết nối với nơi xảy ra vụ nổ ở Yên Giao, tỉnh Hà Bắc. (Ảnh chụp màn hình video)

Một cư dân mạng đặt câu hỏi: “Ngay cả phóng viên CCTV cũng dám chặn, điều này cho thấy nước tối và sâu đến mức nào”.

(Nội dung bài đăng trên X: “Có vẻ như tính chất của vụ nổ này khá nghiêm trọng. Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và chính quyền địa phương đang vội vàng che đậy, thậm chí họ còn không tin tưởng người nhà của mình báo cáo về vụ việc.”

“Phóng viên CCTV của ĐCSTQ đưa tin trực tiếp tại địa điểm vụ nổ ở Yên Giao bị cảnh sát địa phương và nhân viên chính quyền trực tiếp cắt ngang.”)

(Nội dung bài đăng trên X: Phóng viên CCTV tại “vụ nổ lớn ở Yên Giao” bị đẩy đi chỗ khác.”)

Theo báo cáo trên trang web China Daily ngày 14/3, “Thành phố Tam Hà, tỉnh Hà Bắc chính thức đưa tin, ‘phóng viên CCTV tại Yên Giao đã bị ngăn cản trong quá trình phỏng vấn’: Xin lỗi và hoan nghênh sự giám sát”.

Theo trụ sở phản hồi của chính phủ chịu trách nhiệm về vụ việc cho biết: “Chúng tôi nhận thức sâu sắc rằng… việc đưa tin tuyến đầu của các phóng viên có thể giúp công chúng hiểu được sự thật một cách kịp thời.”

“Bộ chỉ huy chưa dự trù tốt mối quan hệ giữa việc đảm bảo an toàn hiện trường và nhu cầu phỏng vấn của các phóng viên chụp ảnh vụ nổ, đã dẫn đến việc một số phóng viên bị ‘buộc phải rời đi’”.

“Chúng tôi cảm thấy tự trách sâu sắc về việc này, và gửi lời xin lỗi tới các phóng viên của CCTV cũng như các kênh truyền thông khác.”

Đương nhiên, phóng viên bị quấy rối là người của Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV), chứ không phải phóng viên nước ngoài.

Bình Minh (t/h)