Trung Quốc liên tiếp xảy ra những hiện tượng bất thường như trận mưa khủng khiếp ở Trịnh Châu, mặt trăng máu trên bầu trời Hà Nam, nước chảy ngược ở sông Kim Sa thượng nguồn dòng Dương Tử, hố sâu khổng lồ ở giữa đường tại Thẩm Dương tỉnh Liêu Ninh, lũ lụt tung hoành ở nhiều nơi… Gần đây, điều bất thường tương tự lại thấy ở ngay trung tâm Bắc Kinh là thiên nga đen đáp xuống Thiên An Môn.

(Bài viết của Chu Hiểu Huy thể hiện quan điểm riêng của cá nhân tác giả.)

Thiên nga den
Tại Quảng trường Thiên An Môn ở thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc vào rạng sáng ngày 5/9 bất ngờ xuất hiện một con thiên nga đen bay xuống (Nguồn: Chụp màn hình video).

Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, sau lễ kéo cờ sáng ngày 5/9, một con thiên nga đen bất ngờ đáp xuống quảng trường Thiên An Môn đi dạo lang thang và thỉnh thoảng dừng lại rỉa lông, không có ý định bay đi. Cảnh tượng bất ngờ nhanh chóng thu hút chú ý của những người xung quanh tập trung lại xem, nhưng đã bị an ninh hiện trường giải tán. Đến khoảng 8:00 cùng ngày, con thiên nga đen đã được cơ quan bảo vệ động vật bắt đưa về quận Thuận Nghĩa của Bắc Kinh.

Các thông tin loan tải và video liên quan nhanh chóng làm dấy lên cuộc thảo luận sôi nổi. Có cư dân mạng cho rằng đây là điềm lành nếu nhìn quan niệm người xưa về sự xuất hiện của phượng hoàng. Tuy nhiên, một số cư dân mạng thì liên tưởng “sự cố thiên nga đen” và cho rằng đó là một điềm gở.

Vấn đề “điềm báo” này vẫn rất quan trọng đối với cấp cao Trung Nam Hải ở cách Quảng trường Thiên An Môn không xa. Mặc dù các quan chức cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cổ vũ thuyết vô thần, nhưng từ trong tâm của họ vẫn mê say niềm tin quỷ thần, phong thủy và quả báo. Ngày nay, tại khu vực quảng trường trung tâm của thủ đô Bắc Kinh tráng lệ hàng đầu thế giới bất ngờ xuất hiện “thiên nga đen”, thuật ngữ được coi là “điềm hung” ở phương Tây này dù thế nào cũng không thể khiến các quan chức cấp cao cảm thấy vui vẻ.

Trong văn hóa phương Tây, thiên nga mang ý nghĩa biểu tượng cho sự linh thiêng, có khả năng giao tiếp với con người và thần linh. Nếu thiên nga trắng tượng trưng cho lòng tốt, sự cao quý, thuần khiết, sắc đẹp và độ lượng; thì thiên nga đen lại gắn liền với sự xấu xa, cô độc, xui xẻo và sầu thảm, là người bạn thân cận của phù thủy nên thường bị những tín hữu xua đuổi hoặc giết hại. Qua lịch sử các phiên tòa xét xử phù thủy ở châu Âu, giáo hội có một tập sách liệt kê nhiều hành động để xác định phù thủy, trong đó bao gồm cả việc nuôi thiên nga đen.

Xét từ ý nghĩa biểu tượng của thiên nga đen, sự xuất hiện của nó ở Quảng trường Thiên An Môn rõ ràng là một điềm báo không lành, có thể cho thấy chính quyền tà ác của ĐCSTQ sắp lâm vào cảnh khốn cùng.

Ngoài ý nghĩa biểu tượng về văn hóa, ngày nay còn có phiên bản “thuyết thiên nga đen” thời hiện đại. Thiên nga đen có nguồn gốc từ Úc, chúng thường tập trung ở phía tây nam, phía nam và phía đông của Úc. Trước khi được phát hiện ở Úc, những người châu Âu sống vào thế kỷ 17 vẫn tin rằng tất cả thiên nga đều có màu trắng. Điều này cũng dẫn đến việc giới trí thức phương Tây lúc bấy giờ dùng từ “thiên nga đen” đồng nghĩa với “không có khả năng”.

Mãi đến năm 1697, nhà thám hiểm Willem de Vlamingh người Hà Lan phát hiện ra thiên nga đen ở Úc thì người ta mới ngộ rằng kết luận trước đó là sai lầm, vậy là phép ẩn dụ “thiên nga đen” đã chuyển từ “không có khả năng” thành ý nghĩa chỉ sự kiện không tưởng, gần như không thể xảy ra nhưng cuối cùng đã xảy ra.

Năm 2001, trong cuốn sách của nhà đầu tư nổi tiếng người Mỹ Nassim Nicholas Taleb đã lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ “thiên nga đen” để mô tả các vấn đề bất thường ngoại lệ về tài chính, sau đó trong cuốn sách “Hiệu ứng thiên nga đen” (The Black Swan) vào năm 2007, ông đã mở rộng hàm nghĩa sang các sự kiện bên ngoài thị trường tài chính để mô tả những khám phá mới trong khoa học cũng như những sự kiện lịch sử và nghệ thuật có tính đột phá, và đặc biệt đề cập đến các sự kiện cực kỳ hiếm và không thể đoán trước nhưng một khi chúng xảy ra có thể làm đảo lộn mọi trải nghiệm trước đó. Ông ví dụ sự ra đời của Internet, máy tính cá nhân, chiến tranh thế giới thứ nhất, Liên Xô tan rã và vụ khủng bố ngày 11/9 ở Mỹ là những sự kiện “thiên nga đen”. Taleb do đó được coi là người sáng lập ra học thuyết thiên nga đen.

Sự kiện “thiên nga đen” do Taleb định nghĩa có 3 thuộc tính hoặc yếu tố sau: (1) Là một ngoại lệ vì nằm ngoài khả năng dự tính của mọi người, không có kinh nghiệm nào trong quá khứ khiến mọi người tin rằng nó có khả năng xuất hiện. (2) Có tác động hoặc ảnh hưởng rất lớn và cực kỳ nghiêm trọng. (3) Mặc dù là ngoại lệ, nhưng bản chất con người khiến chúng ta đưa ra những lời giải thích sau sự kiện theo kiểu Gia Cát Lượng [tức đã có điềm báo], xem như thể nó có thể giải thích và dự đoán được.

Ý nghĩa của thuyết thiên nga đen là chỉ những sự kiện dường như có tác động lớn hiếm thấy, sau khi xảy ra mới khiến mọi người như bừng tỉnh, dù chúng là hy hữu nhưng là những bước ngoặc mở mang hiểu biết về thế giới của chúng ta. Những vấn đề mà Taleb liệt kê như ra đời của Internet, máy tính cá nhân, chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Liên bang Xô viết tan rã, và vụ khủng bố 11/9 là những sự kiện có tác động to lớn đến thế giới.

Theo định nghĩa của Taleb, trong những năm gần đây, ở phương Tây có xu thế coi vấn đề nước Anh tách khỏi EU, vụ tấn công khủng bố ở Nice (Pháp), việc ông Trump vào Nhà Trắng, Fed tăng lãi suất, và khủng hoảng Deutsche Bank là những sự kiện “thiên nga đen”. Có thể nói vấn đề đã tồn tại trên nhiều lĩnh vực khác nhau như thị trường tài chính, chính trị, kinh tế, đời sống cá nhân. Thuyết thiên nga đen thời thượng này cũng nhanh chóng được các học giả Trung Quốc và thậm chí cả quan chức ĐCSTQ và cấp cao nhất của ĐCSTQ thảo luận.

Vào tháng 1/2019 tại lễ khai mạc “Cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh và cấp bộ kiên định theo chủ trương nền tảng tập trung phòng ngừa và hóa giải các rủi ro lớn”, lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình đã phát biểu: “Trước tình hình quốc tế đầy biến động, môi trường xung quanh phức tạp nhạy cảm, nhiệm vụ ổn định phát triển và cải cách nặng nề, chúng ta phải luôn duy trì tinh thần cảnh giác cao độ, phải đề cao cảnh giác không chỉ với sự cố ‘thiên nga đen’ mà còn phải đề phòng sự cố ‘tê giác xám’”. Nếu “thiên nga đen” ám chỉ sự nguy hiểm dù xác suất xảy ra thấp nhưng một khi xảy ra là gây tác động rất lớn, thì “tê giác xám” lại ám chỉ nguy cơ có thể lường trước được nhưng lại chủ quan bỏ qua.

Hai năm sau ông Tập lại nhắc đến “thiên nga đen” và “tê giác xám”. Vào ngày 28/1/2021, trong hoạt động học tập tại Bộ Chính trị ĐCSTQ, ông Tập nói: “Chúng ta phải giỏi nhìn thấy trước và lường trước những rủi ro và thách thức khác nhau để chuẩn bị kế hoạch đối phó với các sự cố ‘tê giác xám’ và ‘thiên nga đen’ khác nhau”.

Nhiều cơ quan truyền thông bên ngoài đưa tin rằng mỗi lần nhấn mạnh về khủng hoảng ông Tập Cận Bình lại nhắc đến “thiên nga đen”“tê giác xám”. Ví dụ vào tháng Hai năm ngoái khi virus viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) lây lan tại Vũ Hán, ông Tập đã nói trong các cuộc điện đàm với Tổng thống Indonesia và Thủ tướng Malaysia: “Về phòng chống dịch bệnh, làm sao ngăn chặn ‘thiên nga đen’ và ‘tê giác xám’ là nan đề của toàn thế giới”. Ông Tập cũng so sánh việc ngăn chặn các hiểm họa kiểu “tê giác xám” và “thiên nga đen” với chiến tranh.

Mới đây trong hoạt động chấn chỉnh thị trường tài chính, cơ quan quản lý không gian mạng của ĐCSTQ đã ra tay chỉnh đốn vấn đề nội dung tin tức tài chính “vi phạm quy định” của những nơi tự phát làm truyền thông, nhằm ngăn chặn họ “bôi xấu” thị trường tài chính của Trung Quốc và nền kinh tế Trung Quốc. Tuy nhiên, ngay sau khi Sở giao dịch chứng khoán Bắc Kinh công bố quy định thì bất ngờ xuất hiện thiên nga đen ở quảng trường Thiên An Môn nên khơi dậy liên tưởng về sự cố thiên nga đen ở Trung Quốc. Người ta hỏi không biết trong tương lai bất thường sẽ xuất hiện từ điểm nào: thị trường tài chính, chính trị, hay nền kinh tế suy sụp?

Nhìn từ tình hình kinh tế Trung Quốc hiện nay cho thấy đang gặp nguy cơ lớn liên quan xu thế dòng vốn nước ngoài tăng tốc chảy ra và tình trạng chia tách khỏi nền kinh tế Mỹ, thị trường trong nước ảm đạm, trong khi giới tập đoàn lớn đang “nằm ngửa” sau khi bị nhà cầm quyền chỉnh đốn, thêm vào là hàng loạt doanh nghiệp vừa và nhỏ phá sản vì ĐCSTQ áp dụng biện pháp phong tỏa nghiêm do dịch COVID-19, tất cả làm bùng nổ số người không có việc làm khiến ĐCSTQ đang phải đối diện những khó khăn chưa từng có về chính trị và kinh tế. Từ tình hình cho thấy Trung Quốc hoàn toàn có khả năng xảy ra biến cố bất thường như thị trường tài chính suy sụp hoặc nền kinh tế suy sụp.

Nhìn lại, nếu Liên Xô cũ tan rã được coi là sự cố “thiên nga đen”, thì một sự cố tương tự đi kèm với một cuộc khủng hoảng nào đó ở Trung Quốc cũng có thể coi là sự cố “thiên nga đen”. Là chế độ cộng sản tàn ác khổng lồ cuối cùng trong lịch sử nhân loại, sự sụp đổ của ĐCSTQ sẽ tác động sâu rộng đến Trung Quốc và thế giới, thậm chí là chưa từng có tiền lệ. Có thể nói sự tan rã của ĐCSTQ hoàn toàn phù hợp với ba yếu tố của sự kiện “thiên nga đen” mà Taleb xác định. Một ngày nào đó trong tương lai [sau khi biến cố xảy ra], những người dùng lối giải thích theo kiểu Gia Cát Lượng có thể sẽ nhắc đến một số dấu hiệu báo trước, chẳng hạn như năm 2002 có tảng đá trong tự nhiên ở Quý Châu nổi lên chữ “Trung Quốc Cộng sản đảng vong”, hay như phong trào “Tam thoái” [ra khỏi các tổ chức Đảng, Đoàn, Đội của ĐCSTQ] của người Trung Quốc…

Chúng ta hãy cùng chờ đợi xem “thiên nga đen” sẽ trình diễn tại Trung Quốc như thế nào!

Chu Hiểu Huy
(Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả, được đăng trên Epoch Times)

Xem thêm: