Vào ngày 2/2, JD.com thông báo rằng ông Lưu Cường Đông (Liu Qiangdong), chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của công ty, sẽ tặng số cổ phiếu trị giá khoảng 14,5 tỷ nhân dân tệ cho tổ chức từ thiện để dùng cho mục đích từ thiện. Một số nhà bình luận cho rằng động thái này có thể là hành động chủ động nộp tiền cho Đảng để đảm bảo an toàn.

Embed from Getty Images

Ông Lưu Cường Đông (Ảnh: Getty)

Vào ngày 3/2, nhiều kênh truyền thông tại Trung Quốc Đại Lục đã đăng bài viết với tiêu đề “Tin tức hàng đầu! Lưu Cường Đông tặng 14,5 tỷ cổ phiếu của JD.com”. Bài viết nói rằng Tập đoàn JD.com đã đưa ra thông báo vào ngày 2/2 rằng Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của công ty, ông Lưu Cường Đông sẽ tặng 62.376.643 cổ phiếu phổ thông hạng B cho mục đích từ thiện. Trị giá của số cổ phiếu được tặng là gần 2,3 tỷ đô la Mỹ, tương đương khoảng 14,5 tỷ nhân dân tệ.

Theo trang tin QQ đưa tin, số tiền quyên góp này sẽ chủ yếu được sử dụng cho các hoạt động phúc lợi xã hội như giáo dục và bảo vệ môi trường mà ông Lưu Cường Đông đã quan tâm từ lâu. Tuy nhiên, JD.com không chỉ rõ quỹ của bên thứ ba tiếp nhận khoản quyên góp này.

Tra lại thông tin có thể thấy, vào tháng 2/2017, ông Lưu Cường Đông đã quyên góp hơn 100 triệu nhân dân tệ cho thành phố Tú Thiên, tỉnh Giang Tô để đóng góp cho sự nghiệp công ích của địa phương như giáo dục, văn hóa, lương hưu, giúp đỡ người yếu và người nghèo; vào tháng 6 cùng năm, ông đã quyên góp cho Đại học Nhân dân Trung Quốc 300 triệu nhân dân tệ để thành lập Quỹ Kinh Đông; vào tháng 4/2018, ông đã quyên góp 200 triệu nhân dân tệ cho Đại học Thanh Hoa, và tuyên bố khoản tiền này sẽ dùng cho các dự án kiến thiết và phát triển như hỗ trợ Trường Schwarzman thuộc Đại học Thanh Hoa, Trung tâm Hướng dẫn Phát triển Năng lực Toàn cầu của Sinh viên Đại học Thanh Hoa, v.v.

shutterstock 2027984693
JD.com (Nguồn: Sergei Elagin/ Shutterstock)

Đến năm 2020, ông Lưu Cường Đông lần lượt từ nhiệm các vị trí tại hơn 50 công ty, thậm chí rời khỏi các vị trí khác của JD.com như người đại diện theo pháp luật, giám đốc điều hành, tổng giám đốc của JD.com. Các chức vụ liên quan do ông Từ Lôi (Xu Lei) bắt đầu tiếp quản.

Về vấn đề này, ông Phùng Sùng Nghĩa, chuyên gia về Trung Quốc tại Đại học Kỹ thuật Sydney (Úc), nói với Đài Á Châu Tự Do rằng bên nhận khoản quyên góp của JD.com là một bí ẩn và không loại trừ khả năng JD đã chủ động trả tiền cho Đảng để đảm bảo an toàn. “Lưu Cường Đông và Jack Ma đều rất xót ruột vì phải chủ động cống hiến tài sản của mình cho Đảng, … những doanh nhân này chỉ có thể tồn tại bằng cách hợp tác với đảng và quyền lực.”

Vào tháng 10/2020, Jack Ma, người sáng lập tập đoàn thương mại điện tử khổng lồ Trung Quốc Alibaba, đã công khai chỉ trích hệ thống quản lý tài chính của Trung Quốc. Sai đó, có thông tin về việc Ant Group thuộc Alibaba gặp trở ngại khi niêm yết trên thị trường chứng khoán Hồng Kông và Thượng Hải. Chính quyền cũng mở một loạt các cuộc điều tra độc quyền nhắm vào Alibaba. Tháng 9/2021, Alibaba tuyên bố rằng họ sẽ đầu tư 100 tỷ nhân dân tệ để hỗ trợ mục tiêu “thịnh vượng chung”.

Ngoài JD.com và Alibaba, vào tháng 3/2021, ông Mã Hóa Đằng (Ma Huateng), người sáng lập, đồng thời là chủ tịch kiêm giám đốc điều hành hiện tại của Tencent, đã chủ động cầu kiến các quan chức từ các cơ quan quản lý chống độc quyền của Trung Quốc, động thái này bị nghi ngờ là dùng phương thức chủ động khuất phục để né tránh bị “đàn áp kiểu Jack Ma”. Tháng 4/2021, ông Mã Hóa Đằng tuyên bố quyên góp 50 tỷ nhân dân tệ cho “sáng tạo giá trị cho xã hội bền vững“; vào tháng 8 cùng năm, ông tiếp tục rót thêm 50 tỷ nhân dân tệ khác để khởi động kế hoạch đặc biệt “thịnh vượng chung”.

Tháng 11 năm ngoái, Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) đưa tin, sau khi chính quyền Bắc Kinh đưa ra khẩu hiệu “thịnh vượng chung“, giới giàu có của Trung Quốc đã có một chút hoảng loạn. Lý do chính là, mặc dù mục đích của chính sách thịnh vượng chung là thu hẹp khoảng cách giàu nghèo ở Trung Quốc, nhưng các điều khoản và chi tiết thực thi liên quan đến vấn đề pháp lý vẫn còn mơ hồ, khiến những người giàu cảm thấy bất an.

Fox News từng chỉ ra rằng thuật ngữ “thịnh vượng chung” do cựu lãnh đạo ĐCSTQ Mao Trạch Đông đề xuất lần đầu tiên vào năm 1953. Những năm 1980, cựu lãnh đạo Đặng Tiểu Bình tiếp tục nhiều lần đề cập đến “thịnh vượng chung”. Ông đề xướng một số khu vực có điều kiện, một số bộ phận người sẽ giàu lên trước, sau đó sẽ dẫn dắt và giúp đỡ khu vực và người dân lạc hậu, cuối cùng thực hiện mục tiêu “thịnh vượng chung” (cùng giàu có, sung túc).

Lê Tiểu Quỳ, Vision Times

Xem thêm: