Dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) đã bùng phát trở lại trên khắp Trung Quốc, các nhà chức trách đã thực hiện các biện pháp kiểm soát khẩn cấp hạn chế các hoạt động đi lại, khiến nhiều hoạt động du lịch xa của người Trung Quốc bị ngưng trệ. Vấn đề này được chuyên gia về phòng chống dịch bệnh Trung Quốc cho biết, dự đoán đến mùa xuân năm 2022, người Trung Quốc mới có thể ra nước ngoài vui chơi.

Truong Van Hong
Chủ nhiệm Trương Văn Hồng của Khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Hoa Sơn trực thuộc Đại học Phúc Đán ở Thượng Hải, dự đoán đến mùa xuân năm 2022 người Trung Quốc mới có thể du ngoạn nước ngoài (Nguồn: Chụp màn hình video).

Truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin, tại diễn đàn ở Bắc Kinh hôm 13/11, ông Trương Văn Hồng (Zhang Wenhong) – trưởng nhóm chuyên gia điều trị bệnh viêm phổi Vũ Hán ở Thượng Hải, kiêm Chủ nhiệm Khoa Truyền nhiễm tại Bệnh viện Hoa Sơn (Huashan) trực thuộc Đại học Phúc Đán Thượng Hải cho biết, dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán khó biến mất hoàn toàn trong một hoặc hai năm tới. Dù có vắc-xin viêm phổi Vũ Hán và số người được tiêm chủng gia tăng, nhưng con số hơn 50 triệu người bị nhiễm virus hiện nay chỉ là một phần nhỏ của dân số, có lẽ đến mùa xuân năm 2022 mọi người Trung Quốc mới có thể “dạo chơi” vòng quanh thế giới.

Chuyên gia này cũng chỉ ra lịch sử loài người chưa từng có lần nào mà virus bị triệt tiêu chỉ nhờ khả năng của con người. Còn đối với virus corona mới (viêm phổi Vũ Hán, COVID-19) là loại virus có tốc độ lây truyền rất cao, nếu tỷ lệ tiêm phòng không đạt 60% thì chúng ta không thể ngăn ngừa được dịch bệnh lây lan. Ông cảnh báo cho dù vắc-xin có thể được tung ra sớm nhất vào đầu năm sau hoặc cuối năm nay thì việc cung cấp và phổ biến để có thể bảo vệ được mọi người cũng là vấn đề còn bỏ ngỏ, mọi thứ vẫn chưa thể khẳng định rõ ràng, rất khó để dịch bệnh biến mất hoàn toàn trong một hoặc hai năm tới.

“Hôm nay có vắc-xin bán trên thị trường, ngày mai virus sẽ biến mất, đây là điều không thể xảy ra”, chuyên gia Trương Văn Hồng cho biết.

Về công dụng của vắc-xin trên thị trường trong tương lai, ông Trương Văn Hồng cho rằng virus viêm phổi Vũ Hán đã trở thành “virus thường trú” và có tỷ lệ tử vong rất cao. Vì vậy có vắc-xin cũng không thể chắc giải quyết được triệt để vấn đề, nhưng dĩ nhiên không có vắc-xin thì không thể đạt được mục tiêu phòng chống dịch trên quy mô toàn cầu.

Cùng ngày, chuyên gia dịch tễ nổi tiếng Trung Quốc là ông Chung Nam Sơn (viện sĩ Học viện Kỹ thuật Trung Quốc/CAE, lãnh đạo nhóm chuyên gia cấp cao của Ủy ban Y tế Trung Quốc), cũng đưa ra nghiên cứu và nhận định mới nhất về dịch bệnh.

Ông Chung Nam Sơn cho biết tỷ lệ bệnh nhân Viêm phổi Vũ Hán bị nhiễm không có triệu chứng chiếm 20% đến 40% tổng số bệnh nhân, và điểm quan trọng của vấn đề là mức lây nhiễm của họ tương đối mạnh, việc tái nhiễm là có thể xảy ra. Hiện nay nhà dịch tễ này đã thu thập được ít nhất 5 trường hợp tái nhiễm được công bố công khai, trong đó có 1 trường hợp ở Hồng Kông.

Vậy thì vấn đề là vì sao lại có tình trạng tái nhiễm? Chuyên gia Chung Nam Sơn cho biết có hai khả năng: thứ nhất là sau lần lây nhiễm đầu tiên thì người bị nhiễm gặp tình trạng kháng thể bị suy giảm nhanh; thứ hai là không có hoặc chỉ có phản ứng kháng thể rất yếu trong lần lây nhiễm đầu tiên, chưa đủ để có thể chống lại lần nhiễm thứ hai.

Nhưng giới quan sát có cảnh báo rằng, chuyên gia dịch tễ Chung Nam Sơn nhiều lần có tuyên bố và hành động “thiếu chuẩn mực” liên quan đến đại dịch Viêm phổi Vũ Hán ở Trung Quốc. Đầu năm nay khi đại dịch bùng phát, ông Chung Nam Sơn đã dẫn đầu nhóm chuyên gia đến Vũ Hán để điều tra dịch bệnh và đã đồng lõa với nhà cầm quyền che đậy tình hình thực tế của dịch bệnh, làm dịch bùng phát ra khắp Trung Quốc. Tháng Hai năm nay ông Chung Nam Sơn chỉ ra rằng thông thường những bệnh nhân được chữa khỏi sẽ không bị nhiễm lại; đến tháng Tư ông Chung Nam Sơn không chỉ nói rằng dịch Viêm phổi Vũ Hán dự kiến ​​sẽ được kiểm soát vào cuối tháng Tư, còn Trung Quốc sẽ không thể xảy ra số lượng lớn “người nhiễm virus không có triệu chứng”. Nhưng sau đó chuyên gia Trương Văn Hồng đã chỉ ra rằng nguy cơ lớn nhất của dịch bệnh này nằm ở những trường hợp nhiễm không có triệu chứng, và vào mùa đông năm nay, bệnh viêm phổi Vũ Hán sẽ bùng phát trở lại ở Trung Quốc.

Sau nhiều chất vấn từ thế giới bên ngoài, hồi giữa tháng Năm khi trả lời phỏng vấn hãng tin CNN, ông Chung Nam Sơn đã đổi giọng nói rằng nguy cơ đợt bùng phát làn sóng dịch bệnh thứ hai ở Trung Quốc đang ngày càng lớn.

Lê Tiểu Quỳ

Xem thêm: