Tỉnh Hà Nam Trung Quốc mới đây đã xảy ra mưa lớn khiến cơ quan chức năng xả lũ gây ra nạn lũ lụt nghiêm trọng. Chính quyền Trung Quốc cho rằng đây là trận mưa “ngàn năm mới thấy”, nhưng cộng đồng mạng dẫn lại dữ liệu trận mưa khủng khiếp vào tháng 8/1975 để so sánh cho thấy, lượng nước của trận mưa này không nhiều bằng và khoảng thời gian cách nhau chưa đầy 50 năm. Ngoài ra có chuyên gia thủy lợi phân tích rằng nguyên nhân chính của thảm họa lũ lụt ở Trịnh Châu lần này chủ yếu là do con người.

p2976001a230165875
Thảm họa lũ lụt ở Hà Nam (Nguồn: Video chụp màn hình).

Trận lũ lụt nghiêm trọng tại tỉnh Hà Nam Trung Quốc trong những ngày qua đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng, trở thành tâm điểm chú ý tại Trung Quốc. Theo tin tức từ Cục khí tượng Trịnh Châu tại tỉnh Hà Nam nhận định, trận mưa lớn ở Trịnh Châu này “ngàn năm mới thấy”. Thông tin dẫn dữ liệu chỉ ra lượng mưa trung bình hàng năm ở Trịnh Châu là 640,8 mm, trong khi chỉ đợt mưa lớn diễn ra liên tục 3 ngày (từ ngày 17 – 20) lượng mưa đã đạt 617,1 mm.

Cộng đồng mạng phản bác tuyên bố “ngàn năm mới thấy

Tuy nhiên, có cư dân mạng đặt câu hỏi về tuyên bố của cơ quan chức năng: Làm sao biết đây là trận mưa ngàn năm mới thấy? Có dữ liệu khí tượng từ một ngàn năm trước không?

Cũng đã có cư dân mạng lập biểu đồ so sánh dữ liệu về lượng nước mưa và diện tích mưa bao phủ của trận mưa bão vào tháng 8/1975 và trận mưa giông này. Theo dữ liệu, trận mưa bão tháng 8/1975 tại tỉnh Hà Nam có lượng mưa tối đa là 218,1 mm/ giờ, trong 3 giờ là 494,6 mm, trong 6 giờ là 830,1 mm, trong 24 giờ là 1060,3 mm, trong 72 giờ là 1606,1 mm. Trong đó, diện tích mưa bao phủ có lượng nước mưa từ 200 mm trở lên là khoảng 65.000 km vuông. So với trận mưa lớn trước đó, số liệu của trận mưa này lần lượt là: 201,9 mm, 310,8 mm, 389,7 mm, 672,0 mm, 950 mm trở lên, và lược nước mưa từ 200 mm trở lên bao phủ ở diện tích khoảng 75.000 km vuông trở lên.

p2976011a766356811
So sánh lượng mưa trong trận mưa bão tháng 8/1975 và trận mưa bão năm nay (Nguồn: Ảnh chụp màn hình Weibo).

Kết quả số liệu cho thấy, tính đến thời điểm hiện tại, lượng mưa của trận mưa tại Hà Nam ngày 20/7 năm nay chỉ cao hơn trận mưa tháng 8/1975 ở diện tích bao phủ vùng mưa từ 200 mm trở lên, còn các dữ liệu khác không lớn hơn. Hiện nay, hình ảnh biểu đồ so sánh này đã bị cơ quan chức năng Trung Quốc xóa bỏ khỏi mạng xã hội Trung Quốc. Tuy nhiên, đã có người chụp lại và nhanh chóng chia sẻ trên Twitter. Một số cư dân mạng cho rằng đây là dấu hiệu cho thấy cơ quan chức năng Trung Quốc liên quan chối bỏ trách nhiệm thực tế thảm họa do nguyên nhân con người gây ra.

Chuyên gia nhận định nguyên nhân chính là do con người

Cũng có chuyên gia thủy lợi lên tiếng phản đối quan điểm tuyên bố “trận mưa ngàn năm mới gặp”.

Trong một cuộc phỏng vấn với Đài Á Châu Tự Do (RFA) vào hôm 21/7, chuyên gia thủy lợi Vương Duy Lạc (Wang Weiluo) người Đức gốc Hoa cho biết: “Quan điểm cho rằng trận mưa lớn nhất trong lịch sử là không đúng”.

Ông cho biết trận mưa lớn nhất ở Trung Quốc xảy ra vào năm 1963 bao phủ tại các khu vực Hàm Đan, Hình Đài và Bảo Định. Một trận mưa lớn khác đứng thứ hai là ở Trú Mã Điếm tỉnh Hà Nam vào năm 1975. Đây là những trận mưa lớn nhất từng được biết đến. Về thảm họa lũ lụt ở Trịnh Châu lần này, ông cho rằng yếu tố con người đóng vai trò chính: “Trận lụt này do thiết kế đô thị Trịnh Châu gây ra. Họ đã biến Trịnh Châu thành một đô thị nước với những con sông và vùng đất ngập nước. Do đô thị bao quanh các vành đai là sông nước, cộng với con kênh chính ở giữa chuyển nước hướng nam-bắc nên khi lũ thượng nguồn đổ xuống thì tất cả nước sẽ đổ về trung tâm Trịnh Châu”.

Chuyên gia Vương Duy Lạc chỉ ra tiêu chuẩn thiết kế thoát nước tại Trịnh Châu thấp hơn nhiều so với các chỉ số của các thành phố khác tại Trung Quốc. Do thực tế Trịnh Châu là vùng có lượng mưa nhiều, với lượng mưa trung bình 600 mm mỗi năm.

Một nhận định khác từ chuyên gia bảo vệ môi trường Ngô Lập Hồng (Wu Lihong), ông nói với Đài Á Châu Tự Do về những bất cập của hệ thống dự báo khí tượng tại Trung Quốc trong thảm họa lần này ở Trịnh Châu. Ông cho biết không hiểu sao lần này họ không có dự báo gì. Trong khi nhiều người cảnh báo trên mạng xã hội thì bị cơ quan chức năng xử lý… Cho nên ông kết luận nguyên nhân thảm họa này có phần nhiều do con người, “Bây giờ các nhà chức trách quy mọi thứ cho tự nhiên, nói là thiên tai, nhưng chính xác thì phía sau cái gọi là thảm họa tự nhiên này có những yếu tố của con người như vấn đề làm việc tắc trách không cảnh báo kịp thời…”.

Đồng thời ông cũng đề cập đến việc Trịnh Châu đã xây dựng một thành phố bọt biển, nói rằng sau khi mưa đến là nước có thể được hút đi và có thể sử dụng tuần hoàn. Nhưng sau bao nhiêu đầu tư nhân lực, vật lực, tiền của mà sau trận mưa lũ này vẫn không phát huy được vai trò phòng chống lũ lụt, vì vậy cái gọi là các thành phố bọt biển của Trung Quốc là có vấn đề về khả năng kiểm soát lũ lụt.

Trong khi chuyên gia Vương Duy Lạc cho biết quan điểm dùng hồ chứa để vừa ngăn lũ lại vừa chống hạn hán là điều mà Trung Quốc đã học được từ Liên Xô cũ dưới thời Stalin: “Các hồ chứa có thể được sử dụng để kiểm soát lũ, nhưng để kiểm soát lũ thì dung tích chứa của nó phải đặc biệt lớn. Trong khi nhiều hồ chứa như hồ Trường Trang là rất không đủ tiêu chuẩn, vì trời mưa lớn chút là đầy và khi đầy thì nguy hiểm, lúc đó chính quyền lại ưu tiên phải bảo vệ sự an toàn của con đập hồ mà bỏ qua an toàn của người dân bên dưới, vì vậy xả nước khẩn cấp gây thảm họa lũ là do con người gây ra.”