Gần đây, vấn đề nhân quyền ở Tân Cương đã nhận được sự quan tâm hơn của quốc tế. Theo đó, cựu phóng viên người Úc gốc Hoa 26 tuổi từng vạch trần thảm kịch ở Tân Cương là cô Vicky Xu cũng trở thành tâm điểm chú ý. Trước tấn công từ phía Trung Quốc, cô vẫn dũng cảm tuyên bố rằng uy hiếp và đe dọa chỉ khiến cô quyết tâm hơn để vạch trần tội ác của của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

p2913021a857538314
Cô Vicky Xu người Úc gốc Hoa từng là phóng viên đã phơi bày thảm kịch ở Tân Cương, gần đây cô thành mục tiêu tấn công của ĐCSTQ (Nguồn: Twitter / Vicky Xu).

Từ lâu, vấn đề ĐCSTQ đàn áp nhân quyền ở Tân Cương và cưỡng bức lao động đối với các dân tộc thiểu số đã gây sự chú ý và chỉ trích nặng từ cộng đồng quốc tế. Vào ngày 22/3, các nước như Mỹ, Canada, Liên minh châu Âu và Vương quốc Anh lần lượt công bố các biện pháp trừng phạt đối với 4 quan chức và thực thể Trung Quốc vi phạm nhân quyền ở Tân Cương. Đây là lần đầu tiên kể từ khi Liên minh châu Âu áp đặt lệnh cấm vận vũ khí đối với ĐCSTQ sau biến cố ngày 4/6/1989, các biện pháp trừng phạt lại được áp dụng đối với ĐCSTQ vì vi phạm nhân quyền. Động thái đã khiến giới chức ĐCSTQ rất tức giận. Từ cuối tháng Ba, các quan chức ĐCSTQ, truyền thông, và thậm chí cả Đoàn Thanh niên Cộng sản đã phát động làn sóng tẩy chay các thương hiệu nước ngoài, bao gồm các thương hiệu nổi tiếng như H&M, Nike, Adidas…

Trong những đòn trả đũa mạnh mẽ này, chính quyền ĐCSTQ đã không quên chiến thuật ‘hắt nước bẩn’ nhằm khiến những người khác e ngại, và lần này tập trung vào cựu phóng viên người Úc gốc Hoa chỉ mới 26 tuổi là cô Vicky Xu.

Lên tiếng cho người Duy Ngô Nhĩ  

Thông tin công khai cho biết, cô Vicky Xu sinh năm 1994 tại Cam Túc, năm 2012 thi đậu vào Đại học Truyền thông Trung Quốc, đến năm thứ hai đại học thì cô du học Úc và được tiếp xúc với các nhà bất đồng chính kiến ​​Trung Quốc, năm 2016 bắt đầu làm việc cho hãng tin ABC của Úc.

Từ năm 2017 đến năm 2019, cô liên tục viết bài cho ABC và NYT (New York Times), ngoài việc tập trung vào các vấn đề liên quan đến Trung Quốc, cô còn phỏng vấn những người Duy Ngô Nhĩ (Uyghur) ở Úc, thu thập bằng chứng cho thấy dấu vết tội ác của ĐCSTQ trong việc cưỡng bức và đàn áp người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.

Năm 2019, cô gia nhập Viện Chính sách Chiến lược Úc (ASPI) và nghiên cứu chuyên sâu về việc ĐCSTQ sử dụng công nghệ để giám sát quy mô lớn và lao động cưỡng bức ở Tân Cương. Vào tháng 3/2020, cô và nhóm đồng nghiệp tại ASPI cùng công bố một báo cáo về lao động cưỡng bức ở Tân Cương, tiết lộ rằng chuỗi cung ứng của 83 công ty quốc tế trên khắp thế giới có thể liên quan đến lao động cưỡng bức ở Tân Cương.

Cô đã từng chỉ ra việc “quan chức (ĐCSTQ) và các trung gian tư nhân có thể nhận được tiền cho mỗi lần chuyển thành công một người Duy Ngô Nhĩ. Công ty tiếp nhận sẽ được phần thưởng bằng tiền mặt cho mỗi lần thu nhận người Duy Ngô Nhĩ… Tất cả những người tham gia kế hoạch chuyển người Duy Ngô Nhĩ này đều có thể nhận được lợi ích, ngoại trừ công nhân Duy Ngô Nhĩ”.

Mất ngủ nhiều đêm sau khi phỏng vấn kỹ người Duy Ngô Nhĩ

Mặc dù Vicky Xu chưa bao giờ đụng đến ngành công nghiệp bông vải, nhưng vào ngày 29/3, hãng truyền thông Netease News của Trung Quốc đã đăng một bài báo với tựa đề “Hán gian thế hệ 1990 Vicky Xu: Phản quốc, lạm dụng ma túy, quan hệ tình dục nhóm”, chỉ trích Vicky Xu vào tháng Ba năm ngoái cùng ASPI công bố báo cáo nhân quyền bịa đặt sai sự thật, đồng thời sỉ nhục cô là “kẻ cặn bã nhất”, vì mê nước Úc mà phản bội quê hương Trung Quốc. Bài báo thậm chí còn lôi cả gia đình và cuộc sống riêng tư của Vicky Xu làm tư liệu bôi nhọ, đồng thời nhiều cơ quan truyền thông lớn của Trung Quốc đăng lại bài viết.

Đối mặt với đủ loại lời vu khống, vào ngày 1/4, Vicky Xu đã có hành động hiếm hoi khi bày tỏ bằng tiếng Trung trên Twitter cá nhân. Lần đầu tiên cô nói rằng cô sẽ tiếp tục đưa tin về những gì đã xảy ra với người Duy Ngô Nhĩ, vì hơn một triệu người Duy Ngô Nhĩ đã được đưa vào “các trung tâm đào tạo”. Cô nhấn mạnh rằng gốc rễ của hệ thống “trung tâm đào tạo” giam cầm người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số khác là để hủy diệt hoàn toàn văn hóa và dân tộc Duy Ngô Nhĩ.

Cô Vicky Xu cũng cho biết từ năm 2017, cô đã đóng góp bài cho một số cơ quan truyền thông bằng tiếng Anh, khi đó cô chưa tốt nghiệp Đại học Melbourne và không có nhiều điều kiện vật chất, nhưng cô đã tự bỏ tiền túi để đến thăm cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ tại địa phương ở Úc. Lúc đó, cô ngây thơ nghĩ rằng viết bằng tiếng Anh sẽ đỡ rắc rối hơn, nên với tâm lý “ghi danh sử sách”, cô đã ghi lại những câu chuyện đen tối về việc những người Duy Ngô Nhĩ bị uy hiếp, giam cầm, mất liên lạc với người thân, rồi bỏ trốn khỏi ngôi nhà của họ…

Sau nhiều cuộc phỏng vấn đi sâu vào câu chuyện đã khiến cô thường xuyên mất ngủ. “Tôi chứng kiến mà cảm giác tức giận, tôi khóc…”, cô cho biết.

ĐCSTQ tấn công nhằm dập tắt những tiếng nói khác

Sau khi Vicky Xu bị ĐCSTQ vu khống bôi nhọ, họa sĩ vẽ tranh biếm họa nổi tiếng là Badiucao đã nói với tờ Tiếng nói nước Đức (Deutsche Welle) rằng những người trẻ tuổi như Vicky Xu có ảnh hưởng ở nước ngoài có thể dễ dàng trở thành mục tiêu đầu tiên trong chiến dịch bôi nhọ thanh trừng của ĐCSTQ. Vì bối cảnh của Vicky Xu chứng tỏ rằng cho dù người chịu giáo dục theo thể chế của ĐCSTQ vẫn luôn có khao khát theo đuổi dân chủ và tự do, “Sự thay đổi của thế hệ trẻ ở Trung Quốc chính là điều mà chính quyền ĐCSTQ lo ngại nhất”.

Badiucao cũng cho rằng chuyện ĐCSTQ vu khống bôi nhọ như vậy sẽ không có tác dụng ở các nước khác, nhưng họ vẫn muốn hủy hoại danh dự cô ấy ở Trung Quốc để cho người Trung Quốc biết, “Bạn là người Trung Quốc thì chớ làm như cô ấy, nếu không bạn sẽ bị đối xử như thế”.

Anh Badiucao cũng lấy chính anh làm ví dụ, trong vài năm qua anh ta đã trải qua việc bị tấn công bôi nhọ tương tự, nhưng mục tiêu của tấn công không bao giờ nhằm vào các tác phẩm nghệ thuật của anh mà là tấn công vào cuộc sống cá nhân của anh bằng cách tạo ra những câu chuyện giả. “Đây là thủ đoạn mà chính phủ Trung Quốc thường áp dụng trong những năm này”. Anh cho rằng vì ĐCSTQ hiểu rất rõ ràng chuyện rất khó thách thức các báo cáo nghiên cứu chất lượng cao, vì vậy chỉ có thể làm hoen ố công việc tỉ mỉ của người làm báo cáo theo nhiều thủ đoạn khác nhau.

Vicky Xu thề sẽ viết cho đến khi đóng cửa “trung tâm đào tạo”

Vicky Xu cũng nhắc lại trong một tweet vào ngày 1/4 rằng nghiên cứu của cô là về lao động cưỡng bức trong sản xuất: “Nhiều công ty quần áo, công ty thiết bị điện, công ty thiết bị y tế và thậm chí cả công ty thực phẩm đã tham gia vào cưỡng bức lao động ở Tân Cương…  Phía Trung Quốc đã cố gắng trộn vấn đề lao động cưỡng bức ở Tân Cương với vấn đề cạnh tranh Trung-Mỹ lại với nhau, hoàn toàn phớt lờ vấn đề người tiêu dùng Úc, Mỹ, châu Âu, Nhật Bản và thậm chí người Trung Quốc không muốn mua các sản phẩm lao động cưỡng bức”.

Ngoài ra, Vicky Xu chia sẻ khi mọi tầng lớp xã hội ngày càng chú ý thì an ninh ĐCSTQ cũng càng điên cuồng đe dọa cô và người thân của cô, tìm mọi cách khiến họ bị cô lập ở Trung Quốc, khiến cô gần như bị cắt đứt liên lạc với những người thân ở Trung Quốc. Điều ghê tởm hơn là an ninh ĐCSTQ còn cho đội quân dư luận viên mạng intenet để tung tin đồn làm nhục hình ảnh người phụ nữ Á Đông của cô khi mô tả cô là “con đĩ” thích quan hệ tình dục nhóm, chỉ yêu người da trắng…

Về vấn đề này, Vicky Xu nói rằng cô sẽ tiếp tục viết báo cáo liên quan đến cuộc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ, viết cho đến khi những cái gọi là “trung tâm đào tạo” phải đóng cửa, cho đến khi chấm dứt lao động cưỡng bức. Cô than thở rằng những gì đang xảy ra ở Tân Cương ngày nay có hơi hướng của “Cách mạng Văn hóa” cách đây 45 năm, nhưng tình hình ngày nay có lẽ còn tồi tệ hơn “Cách mạng Văn hóa”.

Giới “tiểu phấn hồng” càng làm nổi rõ bản chất của ĐCSTQ

Đáng chú ý là trong một cuộc phỏng vấn với ABC, Vicky Xu tiết lộ rằng cô vốn là một người “trung thành 100% với chủ nghĩa dân tộc”, ngay cả khi học ở Úc, cô cũng tranh luận với các giáo sư và thậm chí cả bạn trai của cô vì chuyện cô ủng hộ chính quyền ĐCSTQ. Sau này, vì phỏng vấn một giáo viên dạy toán đã bị bỏ tù vì dám chế nhạo các nhà lãnh đạo Trung Quốc trên Internet và sau đó phải chuyển đến Úc lánh nạn, khiến cô suy nghĩ lại về lập trường bản thân và bắt đầu thay đổi quan điểm trong đưa tin về chính quyền ĐCSTQ.

Thuật ngữ “chủ nghĩa dân tộc” xuất hiện lần đầu tiên trong chế độ độc tài phát xít vào cuối thế kỷ 19. Sau khi ĐCSTQ thiết lập quyền lực vào năm 1949 đã được sử dụng phổ biến hơn nhằm tẩy chay và giam cầm những người hoặc nhóm bất đồng chính kiến với nhà cầm quyền Bắc Kinh, quy kết họ “chống lại dân tộc”. Nhưng trong những năm gần đây, với sự phát triển như vũ bão của Internet, tại Trung Quốc đã xuất hiện một số lượng lớn các “tiểu phấn hồng”, hầu hết các nhóm này đều được sinh ra sau khi Trung Quốc cải cách và mở cửa, họ chưa trải qua “Cách mạng văn hóa” và ít hiểu biết về biến cố thảm sát ngày 4/6/1989 tại Thiên An Môn. Họ thường lấy danh nghĩa là người dân thường để đăng nội dung ủng hộ Chính phủ ĐCSTQ, đồng thời tấn công những tiếng nói trên Internet chỉ trích chính quyền; hoặc áp dụng các chiến lược truyền thông Internet khác để cố gắng qua Internet gây ảnh hưởng cũng như dẫn dắt dư luận.

Tử Hi, Vision Times

Xem thêm: