Nền kinh tế Trung Quốc gần đây đã phải chịu một loạt trở ngại, đẩy nước này tụt xa hơn so với Mỹ trong bảng xếp hạng kinh tế toàn cầu và gây ra làn sóng bán tháo lớn trên thị trường chứng khoán.

David Li Daokui Annual Meeting of the New Champions Dalian 2009
Ông Lý Đạo Quỳ, một trong những nhà kinh tế hàng đầu của Trung Quốc và cố vấn thường vụ cho chính phủ (Ảnh: World Economic Forum from Cologny, Switzerland, CC BY-SA 2.0, via Wikimedia Commons)

Theo Bloomberg, ông Lý Đạo Quỳ (Li Daokui), một trong những nhà kinh tế hàng đầu của Trung Quốc và là cố vấn thường trực của chính phủ, cho biết quy mô kinh tế của Trung Quốc dự kiến ​​vẫn sẽ vượt qua Mỹ trong 10 năm tới. Đây là một trong nhiều thông điệp mà ông hy vọng có thể truyền tải đến công chúng Mỹ trong cuốn sách tiếng Anh đầu tiên được xuất bản gần đây dành cho độc giả phổ thông, “Thế giới quan của Trung Quốc” (China’s World View). Thông điệp quan trọng khác của ông Lý Đạo Quỳ là các nhà lãnh đạo Trung Quốc thiếu niềm tin vào vị thế của đất nước trên thế giới.

Ông Lý Đạo Quỳ cho biết động lực hoàn thành cuốn sách của ông là sự suy giảm mạnh mẽ trong quan hệ Mỹ – Trung vào cuối thời chính quyền Donald Trump. Trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg New Economic, ông nói rằng ông “rất lo lắng” về quỹ đạo phát triển của quan hệ Trung – Mỹ, điều mà ông tin là do nhận thức sai lầm về hệ thống chính trị và kinh tế của Trung Quốc.

Khi được hỏi liệu nhiều nhà quan sát có nghi ngờ rằng ‘nền kinh tế Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ’ hay không, ông Lý Đạo Quỳ nói: “Dân số Trung Quốc lớn hơn nhiều so với Mỹ. Vì vậy, không cần phải có phép lạ để Trung Quốc trở nên lớn mạnh hơn. Nếu Trung Quốc có thể đạt được thành công kinh tế tương tự như nhiều nước Mỹ Latinh xét về thu nhập bình quân đầu người thì nền kinh tế của Trung Quốc này sẽ có quy mô tương đương với Mỹ. Tôi vẫn rất chắc chắn khi dự đoán điều này, tôi có thể nói bất cứ lúc nào trong khoảng thời gian từ 2032 đến 2035.”

Trước tình trạng dân số Trung Quốc suy giảm, ông Lý Đạo Quỳ nói: “Tôi không lo lắng chút nào. Chất lượng giáo dục tiếp tục được cải thiện, tuổi thọ cũng như vậy đồng nghĩa với việc nguồn cung lao động của nền kinh tế sẽ vẫn tăng. Nhưng điều tôi lo lắng là nhu cầu trong nước không đủ. Chính sách của Trung Quốc nên tìm cách chi nhiều tiền hơn cho người dân – tìm cách thúc đẩy phúc lợi công cộng. Loại bỏ các hạn chế chi tiêu. Lấy xe máy làm ví dụ: Trung Quốc có những hạn chế rất lớn đối với xe máy, tại sao không nới lỏng?”

Khi được hỏi người dân nên nghĩ gì về các nhà lãnh đạo Trung Quốc? Ông Lý cho biết: “Các nhà lãnh đạo Trung Quốc thực sự lo lắng, không có cảm giác an toàn và cố chấp hơn người Mỹ. Mạnh Tử nói: ‘Nước có thể đẩy thuyền, nước cũng có thể lật thuyền’. Tâm lý này đã ăn sâu vào tâm trí của tất cả các nhà lãnh đạo Trung Quốc và tất cả các quan chức cấp cao của Chính phủ Trung Quốc: Chúng ta phải cẩn thận để không trượt kỳ thi quản trị đất nước. Nếu chúng ta thất bại, chúng ta sẽ giống như một chiếc bị thuyền chìm.”

Theo báo cáo của tờ Liberty Times tại Đài Loan, ông Lý Đạo Quỳ , 61 tuổi, từng làm cố vấn cho Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc và hiện là Giáo sư chủ tịch Mansfield Freeman (Mansfield Freeman Chair Professor) của Trường Kinh tế và Quản lý tại Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh. Ông nhà kinh tế “ngự dụng” nổi tiếng nhất và có danh hiệu “Quốc sư kinh tế”. Ông cũng là nhà kinh tế đến thăm Trung Nam Hải nhiều nhất kể từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền.

Ông Lý Đạo Quỳ từng công khai tiết lộ rằng Ant Group bị thanh trừng vì ảnh hưởng chính trị của ông Jack Ma khiến các lãnh đạo cấp cao sợ hãi, nhưng giờ đây ảnh hưởng chính trị của ông Jack Ma đã trở về con số 0. Và ông Jack Ma đã trở về Trung Quốc một cách kín tiếng, điều này đủ để chứng minh nguồn tin tức của ông Lý Đạo Quỳ trực tiếp đến từ Trung Nam Hải. Ngoài ra, ông còn công khai tuyên bố vào tháng 5 năm ngoái rằng “cuộc chiến chống lại dịch bệnh trong hai năm qua đã kéo dài thêm 10 ngày tuổi thọ của mỗi người dân Trung Quốc”. Những ngôn luận này được cho là tâng bốc chính sách Zero-COVID của Tập Cận Bình.

Nhưng điều khó tin là Lý Đạo Quỳ đột ngột thay đổi giọng điệu trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg.

Nhà bình luận thời sự Thái Thận Khôn (Cai Shenkun) cho rằng ông Lý Đạo Quỳ dùng từ “cố chấp” để mô tả ông Tập Cận Bình, đây rõ ràng là một từ rất tiêu cực đối với ông Tập. Hầu như không có nhà kinh tế nào dám dùng nhận xét như vậy để mô tả ông Tập Cận Bình, chỉ có một số khả năng. Ông Lý Đạo Quỳ say rượu, và ông ấy đã nói sự thật trong lúc say! Cũng có thể phóng viên Bloomberg đã nghe nhầm hoặc hiểu sai, nếu không, kết cục của ông ấy có thể còn tệ hơn cả Giáo sư Hứa Chương Nhuận (Xu Zhangrun) của Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh! Đây là cuộc phỏng vấn của truyền thông nước ngoài mà Ban Tuyên giáo Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, Bộ Công an và Bộ An ninh Quốc gia sẽ coi là “phạm thượng”.