Việc chính quyền Trung Quốc lạm dụng công nghệ cao để giám sát người dân trong nước đã gặp phải nhiều chỉ trích, tuy nhiên các hệ thống giám sát này của Trung Quốc đến nay đã xuất khẩu sang ít nhất 18 nước.

Embed from Getty Images

(Ảnh minh họa từ Getty Images)

Theo New York Times đưa tin hôm 25/4, cảnh sát tại Thủ đô Quito của Ecuador cả ngày đều chăm chú theo dõi màn hình máy tính, để xem các video được truyền tải từ 4300 camera ở khắp nơi trên toàn quốc. Những camera có tính năng cao cấp này sẽ ghi lại hình ảnh rồi gửi về 16 trung tâm giám sát của Ecuador.

Hệ thống giám sát này có tên ECU-911, được chính quyền của cựu tổng thống Ecuador Rafael Correa nhập khẩu từ Trung Quốc năm 2011.

Theo bài báo, khi ECU-911 được nhập khẩu về nước này, chính quyền khi đó giải thích rằng để kiểm soát tỉ lệ mưu sát đang tăng cao và những tội phạm liên quan đến ma túy ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên, hệ thống này đồng thời cũng để phục vụ cho sự độc tài của ông Rafael Correa, hỗ trợ công nghệ cho Ban tình báo Quốc gia (National Intelligence Secretariat). Ông Rafael Correa đã dùng nó để giám sát, theo dõi, dọa nạt và công kích đối thủ chính trị của mình.

Hệ thống giám sát ECU-911 cũng khiến các nước láng giềng của Ecuador phải chú ý. Quan chức Venezuela từng đến khảo sát hệ thống này. Dưới sự lãnh đạo của người đứng đầu bộ phận tình báo của chính quyền Hugo Chávez, Venezuela sau đó đã mua phiên bản lớn hơn của hệ thống này, mục tiêu là tăng thêm 30.000 camera. Bolivia sau đó cũng học theo.

Bài báo còn trích dẫn một bản báo cáo vào tháng 10 năm ngoái của Freedom House nói, hiện nay hệ thống giám sát bị chính quyền Trung Quốc lạm dụng, đã được xuất khẩu đến 18 nước trong đó có Zimbabwe, Uzbekistan, Pakistan, Kenya, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, v.v, 36 nước được huấn luyện về phương diện “dẫn hướng dư luận”.

Thủ đoạn giám sát của Trung Quốc có mặt khắp thành phố và nông thôn

Trung Quốc được coi là nước có số lượng camera giám sát tăng nhanh nhất. Tại các thành phố lớn cấp 1 của Trung Quốc đã thực hiện độ phủ 100% camera giám sát, thông qua các camera giám sát này, chính quyền đã bố trí “thiên la địa võng” để nắm rõ tung tích của người dân và xe cộ trong thành phố.

Theo số liệu năm 2016 của công ty IHS Markit, tại nhiều nơi như sân bay, ga tàu và đường phố của Trung Quốc, tổng cộng có khoảng 176 triệu camera giám sát.

Hiện tại, Trung Quốc đang có mạng lưới giám sát lớn nhất thế giới có tên “Thiên võng” (Sky Net), dùng để giám sát người dân thành phố. Năm ngoái Trung Quốc cũng đã khởi động một dự án giám sát khác mà đối tượng là người dân vùng nông thôn, dựa án này được gọi là “Công trình Tuyết sáng” (Sharp Eyes).

Trung bình mỗi một người Trung Quốc sẽ bị 2 camera giám sát

Theo dự báo được đưa ra vào tháng 1 vừa qua của công ty nghiên cứu thị trường IDC, dự tính đến năm 2022, tổng số camera giám sát mà Trung Quốc lắp đặt sẽ lên đến con số 2,76 tỉ. Số lượng này dường như gấp đôi so với khoảng 1,4 tỉ người dân Trung Quốc, bình quân mỗi một người Trung Quốc sẽ bị 2 camera giám sát.

Dùng công nghệ nhận dạng khuôn mặt để bắt người

Trung Quốc ngày càng sử dụng nhiều thủ đoạn để giám sát công dân, ví dụ như dữ liệu lớn (Big Data), nhận diện khuôn mặt, Sky Net, Sharp Eyes, v.v. Trong đó, Trung Quốc đã lợi dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt để giám sát người Tân Cương. Trong các trại tập trung tại Tân Cương, hiện có có hàng triệu người Duy Ngô Nhĩ bị giam giữ, hành vi này của Trung Quốc đã và đang bị cộng đồng quốc tế lên án mạnh mẽ.

Tại khu vực phía Tây Tân Cương, chính quyền Trung Quốc đã xây dựng mạng lưới giám sát khổng lồ, trong đó có cả việc theo dõi DNA của người Duy Ngô Nhĩ. Hiện tại, Trung Quốc đã ứng dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt để giám sát khoảng 11 triệu người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.

Bắt đầu từ năm 2018, có gần 24 cục cảnh sát tại 16 tỉnh của Trung Quốc bắt đầu sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt. Hiện tại đã có mặt ở Hàng Châu, Ôn Châu và tỉnh Phúc Kiến. Cơ quan chức năng của Thị trấn Tam Môn Hiệp (tỉnh Hà Nam) đầu năm nay đã sử dụng công nghệ này, trong một tháng đã tiến hành kiểm tra 500 nghìn lượt để nhận biết xem trong cộng đồng cư dân có người Duy Ngô Nhĩ hay không.

Huệ Anh

Xem thêm: