Cách đây vài ngày, ông Thái Lỗi, cựu phó chủ tịch của JD.com, xuất hiện trên tìm kiếm nóng Weibo, bất ngờ tuyên bố đang chuẩn bị lo liệu hậu sự cho chính mình vì mắc chứng xơ cứng teo cơ một bên (ALS): “Tôi đã hoàn toàn chấp nhận cái chết”.

p3381201a922100848
Cách đây vài ngày, ông Thái Lỗi, cựu Phó Chủ tịch JD.com, một lần nữa lại xuất hiện trên tìm kiếm nóng của weibo. (Ảnh: Weibo)

Gần đây, trong một chương trình trò chuyện trên truyền hình, ông Thái Lỗi nói rằng thực ra từ năm ngoái, ông đã chuẩn bị lo liệu chuyện hậu sự cho bản thân, bao gồm việc tìm người kế vị, lập quỹ từ thiện, hiến xác, viết sách, v.v. “Tôi biết mình sắp chết và đang chuẩn bị”, ông đã hoàn toàn chấp nhận cái chết.

Tính đến 11h đêm ngày 27/8, các chủ đề liên quan đã thu hút hơn 11 triệu lượt quan tâm và thảo luận của người dân.

Ông Thái Lỗi cũng đăng ảnh chụp màn hình các tìm kiếm nóng trên Weibo trong nhóm bạn bè. Ông nói: “Cảm ơn sự quan tâm của mọi người. Lát nữa, lúc 10h sáng, tôi sẽ thảo luận và hợp tác với nhóm các nhà khoa học của Đại học Harvard, trong đó có 2 học giả người Mỹ, để khám phá và hợp tác về khả năng đẩy nhanh quá trình chuyển đổi lâm sàng của các loại thuốc mới, điều trị bệnh thoái hóa thần kinh như bệnh xơ cứng teo cơ một bên (ALS) ở Trung Quốc.”

Theo báo cáo của truyền thông Đại Lục, mùa thu năm 2019, ông Thái Lỗi, 41 tuổi, được chẩn đoán mắc bệnh ALS. Tỷ lệ mắc căn bệnh hiếm gặp này là khoảng 1,6/100.000 người, và tỷ lệ chữa khỏi là 0.

Phần lớn bệnh nhân sẽ kết thúc cuộc đời trong vòng từ 2 – 5 năm. Tính đến thời điểm hiện tại, trong 200 năm qua, trong số hơn 10 triệu bệnh nhân trên thế giới, chưa một bệnh nhân nào mắc bệnh ALS thực sự được chữa khỏi.

Nhưng ông Thái Lỗi không chấp nhận điều này, và quyết định dùng chính bản thân mình làm vũ khí để chống lại ALS đến cùng. Tuy nhiên, theo tiết lộ của ông, ngay năm đầu tiên, ông đã bị lừa gần 10 triệu tệ. “Massage, tế bào gốc… Người ngoài hành tinh cũng đã đến, đổi tên, bói toán, tôi đều đã thử qua”.

Khi sức khỏe tiếp tục xấu đi, ông Thái Lỗi nói: “Tôi sẽ chiến đấu cho đến ngày cuối cùng, cho đến ngày tôi chết.” 

Tuy nhiên, Thái Lỗi cũng thừa nhận rằng ông đã lo liệu chuyện hậu sự và thành lập quỹ ủy thác cho bệnh ALS. Ông hy vọng có thể giúp công chúng quan tâm hơn đến chứng ALS trong khả năng của mình.

Một số cư dân mạng đã gửi lời chúc phúc: “Hy vọng sẽ có một phép màu”.

Một số cư dân mạng còn cho rằng: “Bệnh tình của ông ấy đang phát triển quá nhanh … Bây giờ cảm giác nói năng cũng không còn trôi chảy nữa.”

“Nhìn thấy sinh mệnh của mình đang được đếm ngược, quá trình này thật tàn khốc.”

“Trước đây, tôi đã từng xem báo cáo. Sự kinh hoàng của căn bệnh này là thân thể không cử động được, nhưng đầu óc lại minh mẫn, cuối cùng dần dần chết ngạt vì không thở được. Thật sự rất bất hạnh…”

Bệnh ALS đáng sợ đến mức nào?

Theo trang web chính thức của Bệnh viện Liên Hợp Thành phố Đài Bắc ở Đài Loan, bệnh thần kinh vận động thường được gọi là “bệnh người đóng băng dần dần”. Trong sách giáo khoa y khoa, bệnh lý thường được đặt tên theo vị trí tổn thương và được gọi là chứng xơ cứng teo cơ một bên (ALS).

Có rất nhiều người nổi tiếng mắc bệnh thần kinh vận động: Ông Lou Gehrig, ngôi sao bóng chày nổi tiếng người Mỹ của đội Yankees, được chẩn đoán mắc bệnh này vào năm 1939.

Ở tuổi 36, ông đã lập nhiều kỷ lục chưa từng có trong lịch sử của tổ chức Bóng chày chuyên nghiệp Mỹ Major League Baseball (MLB), và 4 lần là Cầu thủ xuất sắc nhất giải MVP của MLB. Tuy nhiên, dù các bác sĩ cố gắng điều trị thế nào đi chăng nữa, 4 năm sau ông vẫn phải chia tay người hâm mộ trên toàn nước Mỹ.

Trong số rất nhiều bệnh nhân ALS, ấn tượng nhất với thế giới là tiến sĩ Stephen Hawking, nhà vật lý lý thuyết nổi tiếng nhất thế giới sau Einstein.

Ông mắc bệnh ALS khi mới 21 tuổi và đang học năm thứ 3 tại Đại học Oxford, và toàn bộ cơ thể bị tê liệt chỉ sau vài năm. Hơn 40 năm sau đó, ông sống trong tình trạng tê liệt hoàn toàn và không thể nói được.

Ngoài ra, cựu Chủ tịch của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Mao Trạch Đông cũng qua đời vì bệnh ALS. Từ những cuốn sách do bác sĩ riêng của Mao viết, mới có thể hiểu được sự đau đớn của ông.

ALS là một trong những căn bệnh nan y khó điều trị nhất được Tổ chức Y tế Thế giới công bố trong thế kỷ 21. Điều đáng sợ nhất của căn bệnh này là các tế bào thần kinh vận động trong hệ thần kinh trung ương của bệnh nhân, sẽ trải qua quá trình apoptosis (chết tế bào theo chương trình) nhanh chóng.

Trong vòng 2 hoặc 3 năm, bệnh nhân sẽ dần dần phát triển bệnh lý teo cơ thần kinh, liệt tứ chi, không nói được, không nuốt được, thậm chí là suy hô hấp. Họ chỉ có thể kéo dài sự sống nhờ máy thở oxy trong thời gian dài, trông như người thực vật.

Tuy nhiên, ý thức của họ rất tỉnh táo, như một linh hồn sống bị giam cầm trong xác chết và hoàn toàn không thể giao tiếp được với thế giới bên ngoài. Nỗi đau của họ còn nặng nề hơn cả “người thực vật”.

Tiến sĩ Y khoa Harvard mắc bệnh ALS hồi phục một cách kỳ diệu

Căn bệnh được y học gọi là bệnh nan y này có thực sự không thể khỏi được?

Trên thực tế, một điều kỳ diệu đã xảy ra, đó là trường Y Harvard nổi tiếng thế giới có một học giả mắc bệnh ALS đã khỏi bệnh, mà không cần bất kỳ phương pháp y học hiện đại nào.

Ông Uông Chí Viễn, cựu bệnh nhân “người đông cứng” (ALS), tốt nghiệp Đại học Quân y số 4 Trung Quốc, từng là ủy viên Ủy ban Khoa học và Công nghệ Quân đội Trung Quốc, ủy viên ban biên tập tạp chí “Quân y Hàng không”. Ông còn là bác sĩ trưởng, từng hành nghề y hàng chục năm và chữa trị cho vô số bệnh nhân.

1704231553431973 600x400 1
Ông Uông Chí Viễn. (Nguồn: Đới Binh/ Epoch Times)

Dù là một bác sĩ, vào đầu những năm 1980, ông Uông Chí Viễn không may mắc chứng ALS. Sau khi bị bệnh, trong vòng chưa đầy 3 tháng, ông giảm từ 75 cân xuống còn 59 cân. Ông cảm thấy chóng mặt và mệt mỏi dù chỉ đi bộ từ tầng 1 lên tầng 2, đi lại cũng khó khăn, kèm theo chứng mất trí nhớ trầm trọng, đến mức thường xuyên quên cả địa chỉ nhà.

Với khát vọng sống, ông cũng đi chữa trị khắp nơi. Ông nhớ lại: “Ví dụ như Bệnh viện Đa khoa 301 ở Bắc Kinh, Đại học Y Tây Trung Quốc ở Tứ Xuyên, Đại học Y khoa số 3 và Đại học Y khoa số 4 trong quân đội, v.v. Bản thân tôi đã tốt nghiệp Đại học Y khoa 4. Hầu hết bạn bè, đồng nghiệp của tôi lúc đó đều đã trở thành giám đốc, phó giám đốc, giáo sư, phó giáo sư.

Lúc đó, vợ tôi là bác sĩ nội khoa Khoa Thần kinh, đang nghiên cứu lĩnh vực này. Phải nói rằng điều kiện y tế rất thuận tiện, nhưng cũng hết cách. Ngoài ra, tôi cũng tìm kiếm sự trợ giúp từ y học cổ truyền và khí công, nhưng đều không có kết quả.”

Trước sự phát triển của căn bệnh này, ông Uông Chí Viễn cảm nhận sâu sắc rằng bản thân đang đứng trước bờ vực giữa sự sống và cái chết.

Sau khi bình phục, ông xúc động nói: “Nếu không tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, có lẽ tôi đã qua đời từ lâu. Dù còn sống, chắc chắn cũng sống không bằng chết.”

Ông từng sang Mỹ làm việc tại trung tâm nghiên cứu tim mạch của Đại học Harvard vào năm 1995 vì chứng ALS ngày càng nặng, hy vọng tìm ra cách chữa trị nhưng không thành.

Năm 1998, ông biết đến Pháp Luân Công qua sự giới thiệu của bạn bè và bắt đầu tìm hiểu tường tận về pháp môn này.

Theo mô tả của ông Uông Chí Viễn: “Khi xem video bài giảng của Sư phụ Lý Hồng Chí vào ngày đầu tiên, tôi cảm thấy rất rõ ràng từng luồng nhiệt cuồn cuộn liên tục chạy khắp cơ thể. Trước khi nghe giảng, tôi rất mệt mỏi và choáng váng sau một ngày làm việc bận rộn, nên đầu óc cứ mơ mơ màng màng.

Có lúc tôi ngủ gật trong giờ học. Nhưng sau giờ học, trên đường về nhà, tôi mới nhận ra mắt mình rất sáng, đầu óc rất minh mẫn, toàn thân có cảm giác nhẹ nhõm, dễ chịu chưa từng gặp đã nhiều năm.”

Sau 4, 5 ngày nghe các bài giảng Pháp và tập những bài công pháp, ông Uông Chí Viễn nhận thấy các triệu chứng ở dạ dày cũng biến mất, không còn triệu chứng khó chịu nào khác trong cơ thể.

“Từ sáng đến tối, tôi luôn cảm thấy mình được bao quanh bởi một dòng khí nóng, ấm áp và rất dễ chịu. Sau khoảng 3 tháng, cơ thể tôi hoàn toàn bình phục. Không những các triệu chứng ALS đã biến mất, mà tôi còn tăng cân, tinh lực hồi phục trở lại. Trí nhớ của tôi được khôi phục về mọi mặt. Tinh lực và thể lực của tôi ở trạng thái tốt chưa từng thấy trong hơn 20 năm qua. Pháp Luân Đại Pháp đã mang lại cho tôi một cuộc đời mới.”

Hiện ông Uông Chí Viễn có sức khỏe tốt và tràn đầy năng lượng. Khi nhắc đến chứng ALS, ông nói một cách nghiêm túc rằng: “Y học hiện đại vẫn còn những hạn chế lớn, và vẫn bất lực trong việc đối phó với nhiều bệnh tật. Thật tuyệt vời nếu mọi người có thể có được một cơ thể khỏe mạnh và đạt đến một cảnh giới tinh thần cao thượng nhờ tu luyện Pháp Luân Công.”

Pháp Luân Công, còn được gọi là “Pháp Luân Đại Pháp”, là một môn tu luyện Phật gia Thượng thừa, tu luyện tâm tính dựa trên nguyên lý “Chân, Thiện, Nhẫn”, với 5 bài công pháp có tác dụng đáng kinh ngạc trong việc chữa bệnh và rèn luyện sức khỏe.

Môn này đã được truyền ra ở Trung Quốc vào năm 1992 và được người dân đón nhận rộng rãi. Theo thống kê nội bộ của Bộ Công an ĐCSTQ, trước năm 1999, số lượng học viên Pháp Luân Công đã lên tới 70 triệu – 100 triệu người.

Tháng 7/1999, Giang Trạch Dân, cựu Tổng Bí thư ĐCSTQ, đã ra lệnh đàn áp đẫm máu Pháp Luân Công với quy mô chưa từng có, được Công an, Viện kiểm sát và các Sở Tư pháp phối hợp triển khai, và đã vượt xa phạm vi pháp luật.

Vô số học viên Pháp Luân Công đã bị bỏ tù, tra tấn đến mức tàn phế hoặc tử vong, và thậm chí họ còn bị mổ sống cướp nội tạng. Đến nay, Pháp Luân Công đã có mặt tại hơn 100 quốc gia và giành được hơn 3.000 giải thưởng quốc tế.

Tử Hy / Vision Times