Nhân kỷ niệm 20 năm ngày Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Mỹ, Úc và nhiều nước khác đã chỉ trích tổ chức này trong đợt rà soát thương mại WTO vừa kết thúc. ĐCSTQ có phản hồi vào thứ Năm (28/10) rằng 20 năm qua họ đã tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc và thực hiện đầy đủ các cam kết “gia nhập WTO”, nhưng tuyên bố này đã bị bác bỏ.

WTO
Trụ sở của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tại Geneva, Thụy Sĩ (Ảnh: Shutterstock)

Theo Đài VOA Mỹ, trong nhiều năm qua, giới phê bình đã chỉ ra rằng mặc dù kể từ khi gia nhập WTO, ĐCSTQ đã thực hiện những thay đổi lớn, đã sửa đổi nhiều quy định, đã mở cửa thị trường rất nhiều và giảm nhiều loại thuế quan, nhưng còn nhiều lĩnh vực quan trọng đến nay chưa tuân thủ cam kết.

Trong nhiều năm qua, vấn đề ĐCSTQ có tuân thủ những cam kết hay không đã luôn là tâm điểm tranh luận của họ và cộng đồng quốc tế. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn của hơn 120 nền kinh tế trên thế giới, đợt rà soát lần này của WTO đối với Trung Quốc liên quan rất sâu rộng, trong đó đặc biệt chú ý các cam kết WTO.

Luật của Đảng đứng trên cam kết

Theo “Cam kết vào WTO của Trung Quốc (ĐCSTQ)” được công bố trên trang web của Bộ Thương mại ĐCSTQ, họ đã đưa ra một loạt cam kết cụ thể trong 6 lĩnh vực chính, bao gồm chính sách kinh tế và thương mại hàng hóa. Nhưng rõ ràng ĐCSTQ có vấn đề trong những cam kết liên quan đến quyền lãnh đạo doanh nghiệp. “Cam kết WTO của Trung Quốc (ĐCSTQ)” cho biết: “Chính phủ Trung Quốc sẽ không ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến các quyết định thương mại của các doanh nghiệp đầu tư thuộc sở hữu nhà nước hoặc có cổ phần nhà nước”, nhưng ĐCSTQ đã áp dụng một loạt chính sách và quy định bảo đảm lãnh đạo tuyệt đối của Đảng đối với doanh nghiệp.

ĐCSTQ quy định tại Điều 19 “Luật Doanh nghiệp”: “Trong các công ty, theo quy định của Hiến pháp ĐCSTQ, phải có tổ chức của ĐCSTQ để triển khai hoạt động của Đảng”.

Ngày 31/12 năm ngoái (2020), Ủy ban Giám sát và Quản lý Tài sản Nhà nước và Bộ Tài chính của ĐCSTQ đã ban hành “Chủ trương quản lý đối với doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước”, theo đó xác định doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước phải hoàn toàn theo chỉ đạo của Đảng.

Phó chủ tịch Stephen Ezer Quỹ Sáng tạo & Công nghệ Thông tin (Information Technology & Innovation Foundation) của Mỹ, cho rằng điều này cho thấy ĐCSTQ đã làm trái định hướng thị trường của WTO. Ông nói với VOA: “Điều này sẽ hệ thống hóa ảnh hưởng của ĐCSTQ đối với quản trị doanh nghiệp và khiến Trung Quốc rời xa việc đưa ra các quyết sách thương mại dựa trên thị trường”.

Trong một báo cáo nghiên cứu vào tháng Bảy năm nay, ông Ezer đã liệt kê 15 cam kết chưa được thực hiện. Báo cáo nghiên cứu mang tên “Khoảng cách duy trì giữa các cam kết và thực tiễn của Trung Quốc (ĐCSTQ) trong gia nhập WTO”, cho biết mô hình của Trung Quốc là duy nhất trên thế giới, đối với Trung Quốc rất khó để phân biệt giữa “thị trường và phi thị trường” cũng như vấn đề “tư nhân lãnh đạo hay nhà nước lãnh đạo”, “Về bản chất, Trung Quốc (ĐCSTQ) từ chối hệ thống định hướng thị trường”.

Ezer nói với VOA rằng số lượng các doanh nghiệp nhà nước lớn ở Trung Quốc đã thực sự tăng lên đáng kể trong 15 năm qua.

Ủy ban Giám sát và Quản lý Tài sản Nhà nước của ĐCSTQ đã đưa ra một báo cáo phân tích về 500 doanh nghiệp hàng đầu. Theo đó, danh sách này năm 2020 của Trung Quốc cho thấy doanh nghiệp nhà nước đã vượt qua doanh nghiệp tư nhân về doanh thu và tài sản với doanh thu chiếm 68,89% và tài sản chiếm 82,97%, cho thấy doanh nghiệp nhà nước bỏ xa doanh nghiệp tư nhân về quy mô.

Có thể so sánh với trước đây: Tổ chức Tài chính Quốc tế Ngân hàng Thế giới (International Finance Corporation, 2000) đã chia tổng sản phẩm quốc dân của Trung Quốc vào năm 1998 thành ba phần, trong đó kinh tế nhà nước chiếm 37%, kinh tế tập thể 12%, kinh tế tư nhân hộ nông dân chiếm tới 45%.

Trì hoãn và cản trở

“Cam kết gia nhập WTO của Trung Quốc (ĐCSTQ)” có tổng cộng 74 cam kết trong 6 lĩnh vực chính, ĐCSTQ tuyên bố rằng cho đến nay tất cả đã hoàn thành. Nhưng văn kiện của chính phủ cho thấy, tuy đã thực hiện một số cam kết nhưng chúng thường trễ hơn nhiều so với thời gian biểu ban đầu, hoặc bề ngoài tưởng như cởi mở nhưng lại có nhiều hạn chế mà thực tế khó thực hiện.

Ví như cam kết tổng thuế quan của sản phẩm công nghiệp đến năm 2005 sẽ giảm xuống khoảng 9,3%. Nhưng một báo cáo trên trang web của Chính phủ Trung ương ĐCSTQ cho thấy tổng thuế quan đối với sản phẩm công nghiệp sau đó 13 năm tức vào năm 2018 vẫn là 10,5%. Báo cáo cho biết từ ngày 1/11 năm đó, Trung Quốc sẽ giảm thuế nhập khẩu đối với 1585 mặt hàng chịu thuế, “bao gồm các sản phẩm công nghiệp như thiết bị cơ điện, phụ tùng và nguyên liệu thô, liên quan đến 1585 dòng thuế và mức thuế trung bình từ 10,5% xuống 7,8%”.

Một ví dụ khác là khi ĐCSTQ mới vào WTO từng cam kết sẽ tham gia “Hiệp định đa phương về Mua sắm của Chính phủ” (GPA) nhằm thúc đẩy mở cửa thị trường mua sắm đối với chính phủ các nước thành viên. Tính đến năm 2020, 41 nước và khu vực bao gồm Mỹ và Liên minh châu Âu đã tham gia hiệp định này. “Cam kết gia nhập WTO của Trung Quốc (ĐCSTQ)” cho hay, Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ “tranh thủ sớm khởi động đàm phán gia nhập”. Nhưng tài liệu của WTO cho thấy sau đó 6 năm tức cuối năm 2007, ĐCSTQ mới bắt đầu đàm phán gia nhập hiệp định này, và sau 6 lần đàm phán vẫn chưa gia nhập. Một báo cáo nghiên cứu của một học giả Trung Quốc cho biết vấn đề chủ yếu là do “hệ thống mua sắm chính phủ của ĐCSTQ rất khác GPA”.

Một vấn đề khác về “Cam kết gia nhập WTO của Trung Quốc (ĐCSTQ)” là tuy ĐCSTQ thể hiện rõ quan điểm thông thoáng nhưng lại hạn chế nghiêm ngặt, và thực tế rất khó thực hiện.

Ví dụ ĐCSTQ cho phép công ty luật nước ngoài thành lập văn phòng đại diện tại Trung Quốc, nhưng văn phòng đại diện nước ngoài không được phép tham gia các vấn đề pháp lý của Trung Quốc hoặc xin đăng ký luật sư. “Điều lệ quản lý đại diện văn phòng luật nước ngoài tại Trung Quốc” của ĐCSTQ quy định đại diện của văn phòng luật nước ngoài tại Trung Quốc không được tham gia vào các vấn đề pháp lý của Trung Quốc, nghĩa là văn phòng luật nước ngoài không thể đại diện cho khách hàng tại tòa án ở Trung Quốc, chỉ có thể đưa ra ý kiến ​​về luật pháp nước ngoài và môi trường pháp lý Trung Quốc..  

Gần đây, ĐCSTQ cho biết trong 20 năm qu, Trung Quốc không ngừng giảm danh sách tiêu cực trong tiếp cận đầu tư nước ngoài và toàn diện thực hiện đối xử bình đẳng, tổng thuế quan của Trung Quốc đã giảm từ 15,3% trước khi “gia nhập WTO” xuống dưới 7,5% hiện nay, thấp hơn mức trung bình của các thành viên là nước đang phát triển và gần với mức của các thành viên là nước đã phát triển. “Bảng thuế suất tối huệ quốc đối với một số sản phẩm công nghệ thông tin” do Chính phủ ĐCSTQ công bố cho thấy, kể từ năm 2016, trong số 484 sản phẩm thông tin được liệt kê có rất nhiều đã giảm thuế quan qua từng năm. Nhưng chuyên gia thương mại Ezer tại Quỹ Đổi mới và Công nghệ Thông tin (Information Technology & Innovation Foundation) của Mỹ cho rằng với tư cách là thành viên WTO, Trung Quốc (ĐCSTQ) không chỉ phải giảm thuế quan mà còn phải nỗ lực xóa bỏ các hàng rào phi thuế quan ở biên giới nhằm thúc đẩy thương mại hàng hóa và dịch vụ. Ông nói: “Vấn đề không ở Trung Quốc (ĐCSTQ) có hay không việc hạ thuế quan xuống dưới mức trung bình thế giới hay giảm một nửa, mà là liệu Trung Quốc (ĐCSTQ) có tuân thủ đầy đủ các quy tắc đã ký khi gia nhập WTO hay không”.

Cách làm còn mơ hồ hơn

Giới phê bình chỉ ra, trước xu thế không hài lòng quá mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế, một số hành vi của ĐCSTQ trái với quy chuẩn của WTO ngày càng trở nên mù mờ. Ezer của Quỹ Đổi mới và Công nghệ Thông tin Mỹ cho biết một ví dụ khác về điều này là cam kết chuyển giao công nghệ bắt buộc. ĐCSTQ cam kết các cơ quan có thẩm quyền trung ương và địa phương của họ sẽ không nêu điều kiện chuyển giao công nghệ khi cấp giấy phép nhập khẩu, hạn ngạch, hạn ngạch thuế quan hoặc thực hiện bất kỳ phương thức phê duyệt nào khác đối với hàng nhập khẩu, quyền nhập khẩu hoặc quyền đầu tư.

Ezer nói: “Vì những điều kiện này vi phạm cam kết của Trung Quốc (ĐCSTQ) với WTO nên giới chức Trung Quốc thận trong không đưa ra yêu cầu như vậy bằng văn bản, nhưng thường dùng cách nói miệng khi buộc công ty nước ngoài chuyển giao công nghệ”.

Ông cho hay trong báo cáo năm 2019 của Phòng Thương mại châu Âu đã chỉ ra trong năm 2017 số công ty buộc phải chuyển giao công nghệ ở Trung Quốc đã tăng hơn gấp đôi.

Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ cho biết trong “Báo cáo về việc Trung Quốc (ĐCSTQ) thực hiện các cam kết với WTO” được công bố năm nay, Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ đã xác định họ nên điều tra 4 dạng hành vi của Trung Quốc (ĐCSTQ), bao gồm cáo buộc chính phủ của ĐCSTQ yêu cầu hoặc gây áp lực kín kẽ đối với công ty nước ngoài buộc họ chuyển giao công nghệ và quyền sở hữu trí tuệ cho các công ty Trung Quốc.

Căn cứ vào Đạo luật Quan hệ Mỹ-Trung Quốc năm 2000 (U.S.-China Relations Act of 2000), hàng năm Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ phải đệ trình báo cáo lên Quốc hội về việc ĐCSTQ thực hiện các cam kết với WTO, theo đó trong nhiều năm trọng tâm chú ý trong báo cáo của Mỹ luôn nằm ở vấn đề tính minh bạch của ĐCSTQ.

Báo cáo thường niên năm 2020 chỉ ra ĐCSTQ đã bỏ qua nhiều nghĩa vụ minh bạch của WTO và che đậy các chính sách thương mại không công bằng. Ví dụ, dù hầu hết các khoản trợ cấp doanh nghiệp của ĐCSTQ đến từ các chính quyền địa phương, nhưng ĐCSTQ đã luôn che giấu WTO trong suốt 15 năm đầu gia nhập.

Hôm thứ Năm (28/10), ĐCSTQ tiết lộ rằng trong hoạt động xem xét chính sách thương mại của WTO đối với Trung Quốc, mỗi lần xem xét lại có mức cao mới về vấn đề mà các nước thành viên đưa ra, trong đợt xem xét thứ 8 vừa kết thúc thì ĐCSTQ đã nhận được 2562 kiến nghị từ ​​39 thành viên.

Bà Emily Kilcrease, một cựu quan chức thương mại Mỹ và là nhà nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm An ninh Mỹ mới (CNAS), nói rằng Trung Quốc (ĐCSTQ) đã không hoàn thành nghĩa vụ thông báo cho WTO, khiến cho Ban Thư ký WTO và Các nước thành viên WTO gặp khó khăn trong đánh giá vấn đề Trung Quốc tuân thủ các quy định của WTO. Trong “Quyết định về việc Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (ĐCSTQ) gia nhập WTO” vào ngày 10/11/2001 (ACCESSION OF THE PEOPLE’S REPUBLIC OF CHINA, Decision of 10 November 2001) có quy định rằng “Trung Quốc cần cung cấp cho thành viên WTO các vấn đề pháp lý và quy định khác liên quan đến hoặc ảnh hưởng đến thương mại hàng hóa và dịch vụ”.

Tuy nhiên, bà Kilcrease chia sẻ cùng VOA rằng trong quá trình xem xét chính sách thương mại, nhiều nước thành viên đã đưa ra nhiều câu hỏi, trong đó có vấn đề Chính phủ Trung Quốc (ĐCSTQ) trợ cấp doanh nghiệp. “Nhưng cuối cùng, báo cáo của Ban Thư ký lẽ ra cần trung lập thì đã buộc phải kết luận rằng họ không có đủ thông tin, bao gồm cả thông tin được cung cấp từ Trung Quốc (ĐCSTQ) để giải thích chính xác cách thức hoạt động của các chương trình trợ cấp này”.

Kilcrease từng là phó đại diện của Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ trong giai đoạn đầu của cuộc đàm phán hiệp định thương mại Mỹ-Trung, nói rằng Trung Quốc (ĐCSTQ) trợ cấp lớn và rộng khắp cho các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, đặc biệt là ngành công nghiệp bán dẫn và thép. Bà nói: “Điều này vượt quá mức hỗ trợ thông thường theo quy định của WTO mà các nước có thể cung cấp để hỗ trợ một số ngành công nghiệp, cũng vượt xa phạm vi cho phép trong quy định của WTO, khiến giới doanh nghiệp không phải của Trung Quốc đang tìm cách cạnh tranh trên toàn cầu thị trường phải nằm vào vị thế bất lợi”.

Lâm Nghiên/ Epoch Times

Xem thêm: