Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sử dụng camera của hệ thống Skynet để theo dõi các học viên Pháp Luân Công, bắt cóc, giam giữ và kết án họ phi pháp.

Camera
Gần đây, có thông tin cho rằng Dahua Technology đã hợp tác với chính phủ để cung cấp công nghệ được thiết kế để ngăn người dân Trung Quốc biểu tình hoặc giăng biểu ngữ. (Ảnh: STR/AFP qua Getty Images)

“Skynet” là dự án công nghệ thông tin do Ban Chính trị – Pháp luật Trung ương ĐCSTQ chủ trì, Bộ Công an, Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin và các cơ quan liên quan cùng xây dựng.

Ủy ban Chính trị và Pháp luật của ĐCSTQ đã ban hành “Ý kiến ​​về việc tăng cường xây dựng an ninh” vào năm 2005. Bài viết này còn được Tổng Văn phòng Quốc vụ viện ĐCSTQ chia sẻ trên mạng internet. Nội dung “xây dựng an toàn” trong bài viết chủ yếu nói về “an ninh công cộng” “duy trì ổn định”.

Skynet có thể được sử dụng để xác định quần áo, giới tính, thậm chí cả độ tuổi của người đi bộ. Nó sử dụng camera hồng ngoại độ phân giải cao để ghi lại rõ nét đặc điểm khuôn mặt và quỹ đạo hoạt động của mọi người ngay cả vào ban đêm. Giới truyền thông chính phủ của ĐCSTQ gọi các camera này là “Thiên nhãn”“cảnh sát không ngủ”.

Theo báo cáo năm 2013 của mạng tin tức Tencent của Trung Quốc Đại Lục, nhiệm vụ đầu tiên của việc “xây dựng an toàn” là nhằm vào Pháp Luân Công, và đề xuất rằng các hoạt động của Pháp Luân Công nên “được phát hiện sớm, kiểm soát và xử lý tốt”...

Tháng 9/2017, CCTV đưa tin: “Trung Quốc đã xây dựng mạng lưới giám sát video lớn nhất thế giới – ‘China Skynet’, với hơn 20 triệu ống kính video, sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và big data (dữ liệu lớn) để tiến hành dự đoán cho cảnh sát. Nó không chỉ được phổ cập toàn diện ở Trung Quốc, mà mức độ còn đứng đầu thế giới.”

Theo báo cáo của Tencent của Trung Quốc Đại Lục ngày 2/1/2019, tính đến năm 2019, hệ thống Skynet có 200 triệu camera công cộng ở nước này, trong khi tại Hoa Kỳ chỉ có 50 triệu camera công cộng.

“Tại các thành phố hạng nhất, phạm vi phủ sóng của camera giám sát có thể đạt đến 100%.” “Dự kiến ​​số lượng camera được lắp đặt ở Trung Quốc sẽ tăng lên 626 triệu trong vòng 3 năm.”

Trên trang web Minghui.org (Minh Huệ Net), có thể thấy ĐCSTQ đã sử dụng camera để theo dõi các học viên Pháp Luân Công, khiến một lượng lớn học viên bị bắt cóc, bỏ tù, kết án phi pháp, thậm chí bị tra tấn đến chết. Sau đây chỉ là một số ví dụ:

Ngày 22/11, bà Chu Phượng Cần, học viên Pháp Luân Công gần 70 tuổi ở TP. Đại Khánh, tỉnh Hắc Long Giang, phát hiện có một camera trên ống sưởi đối diện với cửa nhà bà. Ngay hôm đó bà đã xác nhận rằng đó là nỗ lực chung giữa cảnh sát và khu dân cư mà bà sinh sống.

Ông Vương Lập Quần, học viên Pháp Luân Công ở huyện Khánh Thành, TP. Khánh Dương, tỉnh Cam Túc bị bắt vào cuối tháng 9/2022 và bị kết án oan 12 năm tù. Ông bị Phòng 610 (tổ chức phi pháp chuyên đàn áp Pháp Luân Công) truy nã bất hợp pháp trên mạng. Ảnh của ông được đưa vào cơ sở dữ liệu đám mây Skynet. Ông bị bắt vì camera ghi lại.

Tháng 8/2022, học viên Pháp Luân Công Mã Trường Thanh ở TP. Du Thụ, tỉnh Cát Lâm đi dán tài liệu nói rõ sự thật, thì bị camera ghi lại. Cảnh sát đã bắt cóc ông. Năm 2023, ông bị kết án oan 4 năm và bị giam tại Nhà tù TP. Cát Lâm. Ông chết vì bị bức hại vào ngày 18/9/2023.

Trước đó, vợ ông, người cũng tu luyện Pháp Luân Công, đã bị bức hại và qua đời vào ngày 29/3/2012.

Ngày 3/11/2023, ông Trương Tự Dân, học viên Pháp Luân Công hơn 60 tuổi, đến từ Phì Thành, tỉnh Sơn Đông, đã bị camera quay lại và bị bắt cóc khi đang phân phát tài liệu sự thật về Pháp Luân Công.

Một ngày tháng 7/2023, học viên Pháp Luân Công Trần Kiến Bình ở Ôn Tuyền, TP. Hàm Ninh, tỉnh Hồ Bắc, đã bị camera ghi lại khi đang phân phát tài liệu sự thật về Pháp Luân Công. Sau đó, cảnh sát đã phá khóa cửa, đột nhập vào nhà và bắt cóc ông.

Tháng 10/2022, học viên Pháp Luân Công Dương Chính Như ở quận Tinh Dương, TP. Đức Dương, tỉnh Tứ Xuyên đã bị cảnh sát bắt cóc và đưa đến trại tạm giam. Khi đang nói sự thật về Pháp Luân Công ngoài chợ, cô đã bị camera trên đường theo dõi.

Ngày 1/3/2022, học viên Pháp Luân Công Chu Hướng Dương từ Thiên Tân bị bức hại 7 năm trong tù. Sau khi ra tù, ông trở về nhà cha mẹ đẻ (làng Mã Đà, huyện Xương Lê, tỉnh Hà Bắc), nhưng vẫn bị giám sát, 12 camera đã được lắp đặt trong làng. Ông đã bị giam giữ bất hợp pháp tổng cộng 17 năm vì kiên định tu luyện Pháp Luân Công.

Tháng 3/2021, học viên Pháp Luân Công Lương Thục Trí 85 tuổi ở quận Hòa Bình, TP. Thẩm Dương, đã đặt tài liệu sự thật về Pháp Luân Công trên một chiếc ô tô ven đường. Bà bị camera theo dõi và bị cảnh sát bắt cóc, sau đó được tại ngoại chờ xét xử và trở về nhà.

Ngày 27/3/2018, học viên Pháp Luân Công Ngô Nhàn Ý ở TP. Hàm Ninh, tỉnh Hồ Bắc, bị Ủy ban Chính trị và Pháp luật, đồn cảnh sát và những người khác bắt cóc. Họ nói rằng trên camera, họ đã nhìn thấy bà dán các nhãn dán giảng rõ sự thật tại các giao lộ.

Ngày 8/4/2018, các học viên Pháp Luân Công Lưu Hân và Từ Trí Ngân ở quận Bạch Vân, TP. Quảng Châu đã bị bắt cóc và đưa đến Trại giam quận Bạch Vân, Quảng Châu. Cảnh sát cho biết, họ đã bị camera theo dõi khi đang phân phát tài liệu sự thật về Pháp Luân Công.

Ngày 3/9/2017, học viên Pháp Luân Công Vương Ngọc Thanh và vợ là Ngô Khánh Lan đã bị bắt cóc. Nhà của họ ở huyện Lợi Tân, TP. Bạc Châu, tỉnh An Huy cũng bị lục soát. Họ bị camera ghi lại khi đang phân phát tài liệu sự thật về Pháp Luân Công.

Nữ học viên Pháp Luân Công Lý Kỷ Nam ở TP. Côn Sơn, tỉnh Giang Tô, bị kết án bất hợp pháp 3,5 năm tù giam. Cô đã bị giám sát kể từ khi ra tù và phải bỏ nhà đi biệt xứ.

Sau khi cô trở về vào tháng 9/2009, cảnh sát địa phương đã lắp đặt thiết bị giám sát ở tòa nhà phía nam và phía bắc đối diện với nhà của cô, theo dõi cô chặt chẽ từ cửa sổ này sang cửa sổ khác. Họ cũng lắp đặt một camera đặc biệt bên cạnh tòa nhà dân cư của cô. Ngay khi đi ra ngoài, sẽ có người theo sát cô.

ĐCSTQ đã giám sát công dân trên quy mô lớn và vi phạm luật pháp của chính mình, chẳng hạn như:

Điều 109 Nguyên tắc chung của Bộ luật dân sự quy định: Quyền tự do cá nhân và nhân phẩm của cá nhân được pháp luật bảo vệ.

Điều 111 Nguyên tắc chung của Bộ luật Dân sự quy định: Thông tin cá nhân của thể nhân được pháp luật bảo vệ. Bất kỳ tổ chức, cá nhân nào có nhu cầu lấy thông tin cá nhân của người khác đều phải tuân thủ quy định của pháp luật, và đảm bảo an toàn thông tin, không được thu thập, sử dụng, xử lý hoặc truyền tải trái phép thông tin cá nhân của người khác, không được mua, bán trái phép, cung cấp hoặc tiết lộ thông tin cá nhân của người khác.

Cuộc đàn áp các học viên Pháp Luân Công của ĐCSTQ đã kéo dài 24 năm. Ông Tập Cận Bình nắm quyền được 11 năm và cuộc đàn áp Pháp Luân Công vẫn chưa dừng lại, thậm chí có thêm hơn 1.000 học viên Pháp Luân Công đã bị ĐCSTQ bức hại đến chết.

Pháp Luân Công, còn được gọi là “Pháp Luân Đại Pháp”, là một môn tu luyện Phật gia Thượng thừa, tu luyện tâm tính dựa trên nguyên lý “Chân, Thiện, Nhẫn”, với 5 bài công pháp có tác dụng đáng kinh ngạc trong việc chữa bệnh và rèn luyện sức khỏe.

Môn này đã được truyền ra ở Trung Quốc vào năm 1992 và được người dân đón nhận rộng rãi. Theo thống kê nội bộ của Bộ Công an ĐCSTQ, trước năm 1999, số lượng học viên Pháp Luân Công đã lên tới 70 triệu – 100 triệu người.

Tháng 7/1999, Giang Trạch Dân, cựu Tổng Bí thư ĐCSTQ, đã ra lệnh đàn áp đẫm máu Pháp Luân Công với quy mô chưa từng có, được Công an, Viện kiểm sát và các Sở Tư pháp phối hợp triển khai, và đã vượt xa phạm vi pháp luật.

Vô số học viên Pháp Luân Công đã bị bỏ tù, tra tấn đến mức tàn phế hoặc tử vong, và thậm chí họ còn bị mổ sống cướp nội tạng. Đến nay, Pháp Luân Công đã có mặt tại hơn 100 quốc gia và giành được hơn 3.000 giải thưởng quốc tế.

Bình Minh (t/h)