Chiều 27/3, lễ trao giải “Oscar Tự do và Nhân quyền Trung Quốc” lần thứ 9 được tổ chức trên Đại lộ Danh vọng Hollywood. Khác với giải “Oscars Kim Tượng” được tổ chức cùng ngày, hầu hết những người đoạt “Giải Tự do và Nhân quyền Trung Quốc” là những người bảo vệ nhân quyền đã bị Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đàn áp vì đấu tranh cho tự do và nhân quyền. Trong đó, một số người vẫn mất tích, một số khác bị bỏ tù hoặc thậm chí người mất nhà tan.

id13679524 1 5 e1648500762900
Chiều 27/3, lễ trao giải “Giải Oscar Tự do và Nhân quyền Trung Quốc” lần thứ 9 được tổ chức trên Đại lộ Danh vọng Hollywood. Những người đoạt giải năm nay vẫn đang bị Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bức hại và không thể có mặt để nhận giải. Vì vậy, những nhân sĩ Hoàng Kiệt Thụy, Giới Lập Kiến, Hướng Lị, Diêu Qua, Trình Tường đã thay mặt họ nhận giải thưởng. (Ảnh: Hàn Băng / Epoch Times)

Vào năm 2014, người Hoa ở nước ngoài, chủ yếu là nhà điêu khắc về sự kiện Lục Tứ (ngày 4/6), ông Trần Duy Minh đã thành lập “Giải Oscar Tự do và Nhân quyền Trung Quốc”, nhằm công nhận những cá nhân và nhóm có đóng góp xuất sắc cho sự nghiệp tự do và nhân quyền ở Trung Quốc.

id13679525 2 3 600x450 1
Những người đoạt “Giải Tự do và Nhân quyền Trung Quốc” lần thứ 9 gồm cô Lý Ngọc – nhà hoạt động nhân quyền đến từ Sơn Đông, ông Đường Cát Điền – luật sư nhân quyền nổi tiếng ở Cát Lâm, Phương Bân – nhà báo công dân đến từ Vũ Hán, và cô Nicole (Đàm Thu Diễm) – người nhập cư mới từ Hồng Kông tham gia cuộc biểu tình “chống dẫn độ” và gia đình nhà hoạt động nhân quyền cô Trương Duy Sở ở Hồ Bắc. (Ảnh: Hàn Băng / Epoch Times)

Tại lễ trao giải hôm Chủ nhật (27/3), ông Trần Duy Minh nói rằng nhiều nhà hoạt động nhân quyền trên thế giới rất nổi tiếng, và rất nhiều “người dân thường” đã đánh đổi cả tính mệnh của mình, để chiến đấu chống lại sự chuyên chế của ĐCSTQ, nhưng câu chuyện của họ thường ít được biết đến.

id13679554 3 1 600x450 1
Ông Trần Duy Minh (ở giữa) trao tặng gia đình cô Trương Duy Sở Giải thưởng Nhóm Tự do Nhân quyền, do nhà hoạt động dân chủ Diêu Qua (bên phải) nhận thay. (Ảnh: Hàn Băng / Epoch Times)

“Vì vậy, ngay từ đầu, giải thưởng của chúng tôi được trao cho những nhà hoạt động nhân quyền Trung Quốc đã đóng góp cho phong trào dân chủ, để công nhận họ, và để nhiều người hơn biết về những việc làm của họ. Bằng cách này, nó sẽ mang lại hiệu quả tích cực.” Ông nói, chính nhờ họ, thế giới mới biết đến thảm họa nhân quyền dưới sự cai trị của ĐCSTQ.

Những người đoạt giải năm nay gồm cô Lý Ngọc – nhà hoạt động nhân quyền ở Sơn Đông, ông Đường Cát Điền – luật sư nhân quyền nổi tiếng ở Cát Lâm, Phương Bân – nhà báo công dân ở Vũ Hán, và cô Nicole (Đàm Thu Diễm), một người nhập cư mới từ Hồng Kông đã tham gia cuộc biểu tình “chống dẫn độ”. Giải thưởng nhóm thuộc về gia đình cô Trương Duy Sở, nhà hoạt động nhân quyền đến từ Hồ Bắc. Đến nay, tất cả họ vẫn đang bị ĐCSTQ bức hại và không thể có mặt để nhận giải, chỉ có thể nhờ người nhận giúp.

Ông Trần Duy Minh nói: “Sự kiện này diễn ra trong một thời kỳ đầy biến động ở Trung Quốc, và thế giới cũng đã đi đến ngã tư đường. Đó là một cuộc cạnh tranh giữa dân chủ, tự do và độc tài, chuyên chế.”

Cô Betsy Davis, đại diện của tổ chức nhân quyền, cũng tham dự lễ trao giải. Cô nói rằng muốn có tự do và nhân quyền thì mỗi người đều phải đóng góp và nỗ lực, ít nhất là “truyền bá thông điệp”.

“Chân lý là bước đầu tiên để thức tỉnh”

Do chính quyền Trung Quốc cố tình che giấu, khiến đại dịch COVID-19 bùng phát ở Vũ Hán, Trung Quốc Đại Lục vào cuối năm 2019, nhanh chóng lây lan khắp thế giới và đến nay đã giết chết hơn 6 triệu người. Những người Đại Lục dám vạch trần sự thật về đại dịch này cũng lần lượt bị ĐCSTQ đàn áp. Nhà báo Phương Bân, công dân Vũ Hán là một trong số đó.

Từ ban đầu bị nghi ngờ “kích động lật đổ quyền lực nhà nước” cho đến tội “gây gổ và gây rối” sau đó, Phương Bân đã bị chính quyền ĐCSTQ giam giữ hơn 2 năm vì anh đã điều tra sự thật về đại dịch.

Nhà tổ chức cho biết Giải thưởng Tự do và Nhân quyền năm nay được trao cho Phương Bân để ghi nhận tất cả các nhà báo công dân có lương tâm dám theo đuổi sự thật, bảo vệ quyền tự do ngôn luận.

“Bước đầu tiên trong quá trình theo đuổi công lý là tìm kiếm sự thật. Nhiều người mà chúng ta khen ngợi ngày nay đã bị ĐCSTQ bức hại trong quá trình theo đuổi và truyền bá sự thật.” Ông Phương Chính, đại diện đơn vị tổ chức, người từng trải qua phong trào Lục Tứ ngày 4/6, nói: “ĐCSTQ rất sợ sự thật, bởi họ biết sự thật là bước đầu tiên để thức tỉnh. Vì vậy, điều mà ĐCSTQ sợ chính là việc mà chúng ta phải làm.”

Bằng cách trao Giải Tự do và Nhân quyền, ông cũng hy vọng sẽ thu hút sự chú ý của thế giới. “Điều này cũng sẽ cho ĐCSTQ biết rằng từng người mà họ bức hại, chúng ta đều có người ghi lại món nợ này. Đồng thời, để những người bị bức hại cảm thấy rằng họ không đơn độc,” ông Phương Chính nói.

Nhà bình luận Trình Tường: Cần tư duy độc lập để nhìn thấu những lời nói dối của ĐCSTQ

Trong “Phong trào chống dẫn độ” năm 2019, hàng triệu người Hồng Kông đã xuống đường để bảo vệ tự do. Tháng 6/2020, sau khi ĐCSTQ thông qua “Luật An ninh Quốc gia” ở Hồng Kông, quyền tự do của người dân Hồng Kông gần như biến mất. Nhưng ngay cả như vậy, nhiều người Hồng Kông vẫn chọn kiên định duy hộ tự do.

Cô Nicole, người đoạt giải Nhân quyền lần này, là một người nhập cư từ Đại Lục đến Hồng Kông. Vì quan tâm đến nhân quyền và bảo vệ tự do, cô đã mất liên lạc khi trở về Thâm Quyến thăm người thân vào tháng 3 năm ngoái, và hiện vẫn chưa rõ tung tích.

“Rất cảm ơn vì những cống hiến của cô ấy cho Hồng Kông”, ông Trình Tường, nhân sĩ truyền thông Hồng Kông cấp cao, kiêm nhà bình luận về các vấn đề thời sự, đã đại diện cho cô Nicole nhận Giải Tự do và Nhân quyền. Ông cho biết: “Sự việc của cô ấy cho thấy không có ranh giới giữa những người ở Trung Quốc Đại Lục và Hồng Kông đang đấu tranh cho tự do.”

Ông Trình Tường chỉ ra rằng trong phong trào chống dẫn độ, những tin đồn và sự vu khống của ĐCSTQ đối với người Hồng Kông đã khiến nhiều người Đại Lục không hiểu vì sao người Hồng Kông lại xuống đường kháng nghị. “Trên thực tế, sự tự do vốn có của chúng ta đang bị thu hẹp, và đây mới là nguyên nhân dẫn đến các cuộc biểu tình quy mô lớn trong 2 năm qua.”

Do đó, ông tin rằng chỉ bằng cách tự mình suy xét và quan sát độc lập như cô Nicole, sau khi hiểu được thông điệp của một xã hội tự do, mới có thể nhìn thấu những lời dối trá của ĐCSTQ.

Ông Trình Tường nói: “Những gì đã xảy ra ở Hồng Kông cũng gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh cho toàn thế giới,” chừng nào ĐCSTQ còn tồn tại, họ sẽ tiếp tục tiêu diệt thế giới tự do. Ông cũng kêu gọi nhiều người nhận thức rõ hơn về ĐCSTQ.

Người đoạt “Giải Oscar Tự do và Nhân quyền” lần thứ 9

Ngoài Phương Bân và Nicole, “Lễ trao giải Oscar Tự do và Nhân quyền” lần thứ 9 còn trao 2 giải cá nhân khác và 1 giải nhóm.

Ông Đường Cát Điền, người từng đoạt giải cá nhân, là luật sư nhân quyền nổi tiếng ở Trung Quốc Đại Lục. Ông đã tận tâm bảo vệ quyền lợi của các nạn nhân bị chiếm đoạt đất đai bất hợp pháp, các học viên Pháp Luân Công và các nhóm dễ bị tổn thương khác. Vì điều này, ông đã nhiều lần bị ĐCSTQ bức hại, như giam giữ bất hợp pháp, còng tay treo trái phép, bị đánh đập và thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư.

Cô Hướng Lị, nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng ở Bắc Kinh, đã thay mặt ông Đường Cát Điền nhận giải cá nhân. Cô cho biết, vào Ngày Nhân quyền Thế giới, ngày 10/12 năm ngoái, ông Đường Cát Điền lại mất liên lạc. Cô “hy vọng người dân thế giới sẽ quan tâm, khi ông ấy gặp khó khăn, hy vọng thế giới sẽ ủng hộ ông ấy.”

Một người từng đoạt giải thưởng cá nhân khác, Lê Ngọc, ban đầu cũng bước trên con đường bảo vệ nhân quyền vì nhà của cô bị ĐCSTQ cưỡng chế phá dỡ và đất canh tác bị phá hủy.

Trong thời gian thỉnh nguyện, cô đã bị chính quyền ĐCSTQ bắt giữ nhiều lần vì tham gia các hoạt động kỷ niệm ngày 4/6, và bị kết án tổng cộng 6 năm tù. Sau khi ra tù, cô lại bị bắt giam vì tội liên đới với những người bất đồng chính kiến.

Giới Lập Kiến, nhà hoạt động nhân quyền quen biết Lý Ngọc cho biết: “Lý Ngọc đi từ nhận thức cá nhân về bảo vệ nhân quyền đến cuộc đấu tranh quốc gia chống lại chế độ chuyên chế.”

“Con trai cô ấy vẫn đang bị ĐCSTQ bắt cóc bất hợp pháp làm con tin và con bài mặc cả để Lý Ngọc phải đầu hàng.” Giới Lập Kiến nói: “Lý Ngọc là một mô hình thu nhỏ của những người Đại Lục bị bức hại đến mức người mất nhà tan. Cô ấy cũng hy vọng mọi người sẽ cứu con trai cô ấy, vì ĐCSTQ vô cùng táng tận lương tâm.”

Giải nhóm duy nhất trong năm nay được ban tổ chức trao cho gia đình cô Trương Duy Sở.

Năm 2015, anh Trương Lục Mao, công dân thành phố Quảng Châu, chết bất thường trong trại giam. Kể từ đó, gia đình anh đã bước trên con đường bảo vệ nhân quyền, nhưng lại bị đàn áp. Chị gái của Trương Lục Mao là Trương Ngũ Châu đã bị kết án, và em gái Trương Duy Sở của anh cũng nhiều lần bị giam giữ và trục xuất khỏi Quảng Châu.

Diêu Qua, nhà hoạt động dân chủ, đã thay mặt gia đình cô Trương Duy Sở nhận giải thưởng của nhóm, cảnh báo những kẻ côn đồ của ĐCSTQ hãy ngừng ‘tiếp tay cho kẻ ác’, “nếu không, lịch sử sẽ ghi lại những tội ác chồng chất này và một ngày nào đó sẽ tính sổ với các người.”