Ông Mike Gallagher, Chủ tịch Ủy ban Đặc biệt của Hạ viện Mỹ về Cạnh tranh Chiến lược với Trung Quốc, đã tuyên bố hôm 13/10 rằng, “Bành Lập Phát (Peng Lifa) sẽ được đề cử giải Nobel Hòa bình để kỷ niệm một năm hoạt động kháng nghị mang tính lịch sử của ông chống lại ông Tập Cận Bình và sự cai trị độc tài của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ)”.

e197c112e29c72a2fdf90505cee46d87
Ông Bành Lập Phát –  “Dũng sĩ cầu Tứ Thông” tại Bắc Kinh (Ảnh qua NTDTV).

Vào ngày 13/10/2022, trước thềm Đại hội toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ, các kênh truyền thông phương Tây và truyền thông tiếng Trung ở ngoài Trung Quốc đã đưa tin về cảnh tượng chấn động diễn ra trên cầu Tứ Thông ở Bắc Kinh. Có người đã giăng hai biểu ngữ trên cầu có nội dung  “Không muốn axit nucleic mà muốn lương thực, không muốn Cách mạng Văn hóa mà muốn cải cách”, “Không muốn phong tỏa mà muốn tự do, không muốn lãnh đạo mà muốn bầu cử”, “Không muốn dối trá mà muốn tôn nghiêm, không muốn làm nô tài mà muốn làm công dân”, “Bãi khóa bãi công để bãi quốc tặc Tập Cận Bình”, đồng thời dùng loa phát thanh và đốt lửa ở hiện trường để thu hút sự chú ý của người qua đường.

“Người đàn ông dũng cảm đơn độc” phát động cuộc kháng nghị này đã nhanh chóng bị cảnh sát bắt giữ và biến mất. Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã trả lời câu hỏi của phóng viên vào ngày hôm sau và tuyên bố rằng ông “không biết về tình hình liên quan”. Các video và thông tin liên quan cũng nhanh chóng bị chặn trên các nền tảng xã hội Trung Quốc.

id13898288 2023 01 02 214251 600
Vào ngày 13/10/2022, ông Bành Lập Phát (hay Bành Tái Chu) đốt khói trên cầu Tứ Thông ở Bắc Kinh và đăng “Thư gửi đồng bào cả nước”. (Ảnh chụp màn hình)

Tuy nhiên, tin tức này vẫn được lan truyền rộng rãi trên Internet. Cư dân mạng nhanh chóng phát hiện ra danh tính thực sự của ông Bành Lập Phát, cũng như “Thư gửi đồng bào khắp cả nước” và các bài bình luận chính trị khác mà ông đã viết trước đó. Chỉ hai tháng sau, “Phong trào Giấy trắng” phản đối lệnh phong tỏa chống dịch cưỡng bức của chính quyền ĐCSTQ đã nhanh chóng lan rộng khắp nhiều tỉnh thành nước này, tạo tiền lệ cho chính quyền lần đầu tiên thay đổi chính sách dưới áp lực của dư luận.

Một năm sau, các nguồn tin xác nhận ông Bành Lập Phát vẫn còn sống nhưng hiện tại chưa thể xác định được nơi giam giữ, vợ và con gái của ông bị giám sát chặt chẽ, họ hàng ruột thịt, vợ chồng và thậm chí cả hàng xóm đều bị kiểm soát chặt chẽ nhằm buộc phải im lặng. Cơ quan chức năng của ĐCSTQ chưa công bố bất kỳ thủ tục tố tụng tư pháp liên quan nào.

Banh Lap Phat
Ngày 13/10/2023, trùng với ngày kỷ niệm một năm ông Bành Lập Phát giăng biểu ngữ chống Tập tại cầu Tứ Thông (Sitong) ở Bắc Kinh. Người dân New York gốc Hoa đã tổ chức các buổi chiếu phim và biểu tình tại Quảng trường Thời đại để kỷ niệm vụ việc, yêu cầu chính quyền Bắc Kinh trả tự do cho ông Bành Lập Phát. (Lâm Nhất Quân/The Epoch Times)

Ông Chu Phong Tỏa (Chu Fengsuo), giám đốc điều hành của tổ chức “Nhân quyền Trung Quốc”, một tổ chức phi chính phủ ở Mỹ, nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) rằng việc ông Bành Lập Phát được đề cử cho giải Nobel là rất xứng đáng: “Tất nhiên đây là sự ủng hộ lớn nhất cho sức mạnh phản kháng ở Trung Quốc của cộng đồng quốc tế và đồng ý với tinh thần phản kháng dân sự mà ông Bành Lập Phát đại biểu.”

Nhìn lại hành động kháng nghị đơn độc của ông Bành Lập Phát một năm trước, ông Lâm Sinh Lượng (Lin Shengliang), điều phối viên của nhóm “theo dõi hành động của Bành Lập Phát”, hiện đang sống ở Hà Lan, nói với RFA: “Ý nghĩa lịch sử của nó vượt xa những gì chúng ta có thể tưởng tượng, bởi vì nó lần đầu tiên thúc đẩy thay đổi chính sách phong tỏa vì dịch bệnh lúc đó; Đồng thời, ông [Bành Lập Phát] đã đứng lên như một con người đứng ra và gây ảnh hưởng đến mọi người trên toàn thế giới… Dưới sự cai trị toàn trị của ĐCSTQ, trong chiếc lồng thép gai dày đặc. Vì sao ĐCSTQ lo sợ? Lo lắng sẽ có vô số Bành Lập Phát xuất hiện”.

Trước đó, ngày 13/4, tạp chí TIME của Mỹ đã công bố danh sách 100 người có ảnh hưởng nhất năm 2023. Ông Bành Lập Phát đã được chọn vào danh sách này.

Tạp chí TIME viết: “Cho đến hôm nay, ông Bành Lập Phát và nhiều người biểu tình đã bị giam giữ hoặc biến mất khỏi tầm nhìn của công chúng. Lòng dũng cảm và phản kháng của cá nhân họ dưới chế độ độc tài, đại diện cho một thời điểm quan trọng cần được lịch sử khắc ghi. Chỉ có sự phản kháng như vậy, mọi người mới có thể thắp lên ngọn lửa niềm tin vào chân lý và chính nghĩa cháy lên trong tim.”

TIME viết rằng trong thời đại ngày nay, đối mặt với cái giá phải trả, những phẩm chất của tự do ngôn luận và phản kháng là cực kỳ hiếm thấy. Thật không may, trong hầu hết các trường hợp, chúng ta nghĩ rằng những gì đang được biểu đạt là thiếu ý nghĩa. Chỉ khi một người như ông Bành Lập Phát sẵn sàng hy sinh và trả giá thì ý nghĩa thực sự của những gì ông ấy thể hiện mới được hiển lộ ra.

id14095107 169684 600x400 1
Biểu ngữ “Đất nước tôi không cần hoàng đế”. Ngày 13/10/2023, trùng với ngày kỷ niệm một năm ông Bành Lập Phát giăng biểu ngữ chống Tập tại cầu Tứ Thông (Sitong) ở Bắc Kinh. Người dân New York gốc Hoa đã tổ chức các buổi chiếu phim và biểu tình tại Quảng trường Thời đại để kỷ niệm vụ việc, yêu cầu chính quyền Bắc Kinh trả tự do cho ông Bành Lập Phát. (Lâm Nhất Quân/The Epoch Times)
id14095106 169682 600x400 1
Ngày 13/10/2023, trùng với ngày kỷ niệm một năm ông Bành Lập Phát giăng biểu ngữ chống Tập tại cầu Tứ Thông (Sitong) ở Bắc Kinh. Người dân New York gốc Hoa đã tổ chức các buổi chiếu phim và biểu tình tại Quảng trường Thời đại để kỷ niệm vụ việc, yêu cầu chính quyền Bắc Kinh trả tự do cho ông Bành Lập Phát. (Lâm Nhất Quân/The Epoch Times)
id14095104 169677 600x400 1
Ngày 13/10/2023, trùng với ngày kỷ niệm một năm ông Bành Lập Phát giăng biểu ngữ chống Tập tại cầu Tứ Thông (Sitong) ở Bắc Kinh. Người dân New York gốc Hoa đã tổ chức các buổi chiếu phim và biểu tình tại Quảng trường Thời đại để kỷ niệm vụ việc, yêu cầu chính quyền Bắc Kinh trả tự do cho ông Bành Lập Phát. (Lâm Nhất Quân/The Epoch Times)

Trí Đạt (t/h)