Có người tung tin trên mạng rằng một nhà tang lễ ở quận Phong Nhuận, Đường Sơn được chia thành khu vực thu gom tro cốt “cao cấp và bình dân”. Mọi người đều bị hỏa táng thành tro bụi, sao còn phân biệt được cao thấp? Sau đó nhà tang lễ giải thích là vì lò hỏa táng có phân cao cấp và bình dân.

lo hoa tang
Ngày 20/12/2022, khi dịch bệnh COVID-19 hoành hành ở Bắc Kinh, một người dân Bắc Kinh bước ra khỏi nhà tang lễ cầm theo tro cốt của người thân. (Ảnh: Noel Celis /AFP qua Getty Images)

Theo giải thích, vì là lò hỏa táng cao cấp, sang trọng hơn lò bình dân và tất nhiên sẽ đắt tiền hơn, nên sau khi hỏa táng đương nhiên sẽ có những “nơi gom tro” cao cấp và bình dân khác nhau.

Theo báo cáo, người dân ngoài huyện muốn hỏa táng tại lò cao cấp phải trả 800 nhân dân tệ (khoảng 112 USD). Lò bình dân chỉ có giá 250 tệ (khoảng 35 USD) cho người ngoài và miễn phí cho người trong huyện.

p3431241a526979432
Lò hỏa táng trong nhà tang lễ được chia thành cao cấp và bình dân. (Ảnh: MXH)

Chẳng phải chỉ cần nhiệt độ cao thì lò nào cũng như nhau sao? Lẽ nào người chết có thể hưởng thụ những dịch vụ cao cấp này?

Trước hết, đây là việc kiếm tiền trên người chết. Với rất nhiều người thân và bạn bè có mặt, ai lại không sẵn sàng bỏ thêm vài trăm tệ làm cho chuyến tiễn biệt cha mẹ cuối cùng trở nên sang trọng hơn?

Giống như văn hóa tang lễ cổ xưa, phẩm giá, tôn ti giữa con người với nhau được phóng đại đến cùng cực.

Thứ hai, đây là sự phân loại con người trắng trợn, không hề ngụy trang. Hành vi này không chỉ xúc phạm nhân phẩm của người chết, mà còn vắt kiệt những đồng tiền cuối cùng của người sống.

Khi người dân phản ứng, nhân viên lò hỏa táng trả lời, đó là một tấm biển cũ đã được dựng lên từ nhiều năm trước. Ngay cả bản thân họ cũng không muốn thừa nhận điều này.

p3431242a506348930
Lò hỏa táng cũng phân cao thấp. (Ảnh: MXH)

Đó có thực sự chỉ là việc trong quá khứ, hiện giờ không còn nữa? Lời giải thích không thỏa đáng này chỉ có thể đánh lừa một số người. Bởi hiện tượng này vẫn tồn tại ở nhiều nơi.

Một số cư dân mạng cho rằng những lò hỏa táng cao cấp và bình dân như vậy có ảnh hưởng, nhưng không đáng kể. Nếu ngay cả người chết cũng có thể dùng tiền phân chia thành nhiều thứ hạng khác nhau, thì người sống càng khó tìm được sự bình đẳng hơn.

Ví dụ, ở một số bệnh viện hiện nay, có thể thấy các khu VIP, khu phổ thông, thậm chí cả khu dành riêng cho cán bộ, lãnh đạo…

Nếu ngay cả việc bị hỏa thiêu sau khi chết cũng có thể được phân thành đẳng cấp khác nhau, thì đương nhiên cũng sẽ có những thứ bậc khác nhau trong giáo dục, khám chữa bệnh và công việc.

Sự kiên cố hóa giai cấp này sẽ khiến những người ở dưới đáy xã hội luôn mất đi cơ hội vươn lên. Những người nắm quyền sẽ luôn nắm quyền, người giàu sẽ ngày càng giàu hơn, người nghèo lại hoàn nghèo.

Mọi người đều sinh ra bình đẳng, nhưng giá hỏa táng lại phân cao thấp. Đừng nói tương lai người dân không đủ khả năng chi trả sinh hoạt phí, có thể một ngày nào đó họ sẽ phát hiện ra rằng thậm chí họ còn không đủ tiền lo ma chay.

Trúc Bất Đảo
(Bài viết chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả, được đăng trên Vision Times.)