Sau khi cựu Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường qua đời tại Thượng Hải vào sáng sớm ngày 27/10, thi thể của ông đã được đưa về Bắc Kinh ngay trong đêm cùng ngày và lễ tiễn biệt dự kiến ​​sẽ được tổ chức tại Nghĩa trang Babaoshan trong vòng một tuần. Có thông tin cho biết từ nay đến ngày 3/11, các sự kiện công cộng ở Trung Quốc đều bị cấm và mọi hoạt động của các câu lạc bộ đại học đều bị hủy bỏ. Tuy nhiên, nơi ở cũ của ông Lý Khắc Cường ở Hợp Phì, tỉnh An Huy vẫn có vô số người đến viếng thăm.

Ly Khac Cuong 2
Dòng người đổ về đặt hoa viếng ông Lý Khắc Cường tại nơi ở cũ của ông ở Hợp Phì, tỉnh An Huy sau khi thông tin ông qua đời được công bố. (Nguồn hình ảnh: Mạng xã hội X)

Hoa chất thành đống tưởng niệm ông Lý Khắc Cường

Theo những bức ảnh và video được lan truyền trên mạng xã hội Weibo và mạng xã hội X (trước đây là Twitter), bắt đầu từ ngày 27/10, rất đông người dân đã tự phát đến viếng và đặt hoa gần số 80 đường Hongxing, thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy. Đây là nơi ông Lý Khắc Cường từng sinh sống. Tính đến sáng ngày 28/10, người dân đã đặt hoa trải dài 200m, hoa tang chất thành đống trên bức tường ngoài của ngôi nhà, tạo thành bức tường hoa.

Có thể thấy từ những tấm thiệp đính kèm nhiều bó hoa, nhiều người đã viết những lời tưởng nhớ ông Lý Khắc Cường, trong đó phổ biến nhất là câu “Người đang làm, Trời đang nhìn” được đề cập trong bài phát biểu công khai cuối cùng của ông. Cũng có nhiều người khóc. “Mọi người đều rất đau lòng”, một người đến thăm nơi ở cũ của ông Lý Khắc Cường vào tối 27 cho biết. Cô thấy những bó hoa tươi được đặt dài tới hơn 100m. Nhưng đến chiều 28, con đường dẫn vào ngôi này nhà bị đóng, người dân xếp hàng dài hàng trăm mét.

p3408991a238014883
Mới đây, nơi ở cũ của ông Lý Khắc Cường ở Hợp Phì, tỉnh An Huy, xuất hiện dòng người liên tục đến tưởng niệm ông. (Nguồn hình ảnh: Mạng xã hội X)
Ly Khac Cuong 3
Mới đây, nơi ở cũ của ông Lý Khắc Cường ở Hợp Phì, tỉnh An Huy, xuất hiện dòng người liên tục đến tưởng niệm ông. (Nguồn hình ảnh: Mạng xã hội X)

Một số người dân địa phương cũng tiết lộ Hợp Phì đã bán hết hoa và đang gửi từ nơi khác đến; chủ một cửa hàng hoa khác chia sẻ đơn hàng đã nhận được trên weibo, khách hàng không nêu rõ người nhận mà chỉ yêu cầu giao hoa đến số 80 đường Hongxing.

Ngoài việc gửi hoa để bày tỏ lời chia buồn, ảnh chụp màn hình trực tuyến còn cho thấy có người đã phát sóng trực tiếp bên ngoài nơi ở cũ của ông Lý Khắc Cường. Tuy nhiên, vì nhiều cư dân mạng bình luận trên video phát sóng trực tiếp rằng “Chu Nguyên Chương quá quá tàn nhẫn” (câu chuyện về một người bị chém đầu trong đêm vì khuyên nhủ Chu Nguyên Chương, khiến Chu Nguyên Chương không thích) và “học sinh tiểu học quá độc ác”, nên video phát sóng trực tiếp ngay lập tức bị dừng.

Tuy nhiên, loạt tin tức nói trên chỉ được lan truyền trên Internet và chưa được truyền thông Trung Quốc Đại Lục đưa tin, còn về việc tưởng nhớ ông Lý Khắc Cường thì các kênh truyền thông chỉ theo nội dung chính thức. Trên cổng thông tin Baidu, tìm kiếm “Lý Khắc Cường” có thể chỉ thấy tin tức và bài viết từ truyền thông chính thức, những nội dung không chính thức đều “biến mất”.

Lo lắng tái hiện sự kiện Lục Tứ năm 1989?

Không chỉ vậy, sau khi thông tin ông Lý Khắc Cường qua đời được công bố, chính quyền ĐCSTQ cũng triển khai tăng cường duy trì ổn định, đề phòng và ngăn chặn nghiêm ngặt các những ngôn từ và hành động liên quan đến kháng nghị, biểu tình.

Theo ảnh chụp màn hình trực tuyến, từ ngày 28/10 đến ngày 3/11, Trung Quốc đã cấm các sự kiện công cộng, bao gồm cả Lễ hội âm nhạc LMF Lạc Cương dự kiến ​​​​ban đầu được tổ chức tại Hợp Phì từ ngày 28 đến ngày 29/10. Thông báo khẩn được đưa ra nói rằng “do sự cố nên sẽ hoãn lại thời gian tổ chức”, thời gian cụ thể sẽ có thông báo khác; tại Bắc Kinh, tất cả các buổi chiếu và các hoạt động khác của Câu lạc bộ Đại học Bắc Kinh từ ngày 28/10 đến ngày 3/11 sẽ bị hủy; mặc dù Giải Marathon Bắc Kinh và các sự kiện thể thao khác sẽ được tổ chức vào ngày 29, nhưng các chương trình khởi động liên quan đến các sự kiện cũng tạm thời bị hủy bỏ. 

Ngoài ra, ngay cả các điệu nhảy tập thể dục (khiêu vũ ở quảng trường) các những người trung niên hay nhảy hàng ngày và các hoạt động của trẻ em cũng bị hủy bỏ từ ngày 28 đến ngày 3/11.

Cựu nhân viên truyền thông Trung Quốc Đại Lục Triệu Lan Kiện cũng tiết lộ 3 bức ảnh chụp màn hình trên nền tảng xã hội X, và viết rằng chính quyền ĐCSTQ “đề phòng bạo động, các nơi kiểm soát nghiêm ngặt hoạt động tưởng niệm ông Lý Khắc Cường”. Ba bức ảnh chụp màn hình chủ yếu cho thấy nhiều trường đại học tổ chức họp bí mật theo chỉ thị của “cấp trên”, nhà trường nghiêm cấm mọi hoạt động kỷ niệm nhóm trực tuyến hoặc ngoại tuyến, cấm các cuộc mít tinh, diễu hành, gửi hoa và các hoạt động để tang khác, đồng thời hết sức chú ý đến quan điểm tư tưởng và dư luận của sinh viên. Thông báo được cho là đến từ Đại học Hải Nam.

Ngày 29/10, ông Triệu Lan Kiện cũng nói rằng cơ quan công an của ĐCSTQ đã triển khai các hoạt động giám sát các hoạt động để tưởng nhớ Lý Khắc Cường, bao gồm cả việc người dân đặt mua hoa, nến và các vật dụng khác.

p3409081a566268056
Gần đây, trên mạng rộ tin nhiều trường đại học Trung Quốc tổ chức họp bí mật theo chỉ đạo của “cấp trên”. (Ảnh chụp màn hình)

Theo ảnh chụp màn hình do ông Triệu Lan Kiện tiết lộ, thông báo mới nhất do hệ thống an ninh công cộng (công an) đưa ra, yêu cầu các cơ quan liên quan “hỗ trợ truy xuất các giao dịch mua trực tuyến các vật phẩm tưởng niệm như hoa, nến, v.v”, địa chỉ nhận bao gồm “Đại học Thanh Hoa, Đại học Bắc Kinh, Ủy ban Trung ương Đoàn Thanh niên, Thiên An Môn, Phố Phủ Hữu, Bát Bảo Sơn, Trường Đảng Trung ương, Liên đoàn Thanh niên Toàn Trung Quốc, Đại học Khoa học Chính trị Thanh niên Trung ương, v.v”. Dữ liệu đơn hàng liên quan phải được phản hồi mỗi giờ và các đơn hàng liên quan sẽ bị hạn chế và trì hoãn.

p3409311a53295000
Thông báo được cho là của cơ quan công an yêu cầu hạn chế các đơn đặt hàng trực tuyến các vật phẩm tưởng niệm như hoa, nến. (Ảnh chụp màn hình)

Ngày 28/10, Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) dẫn lời ông Dennis Wilder, trợ lý giáo sư nghiên cứu châu Á tại Đại học Georgetown, nói rằng: “Chính phủ Trung Quốc (ĐCSTQ) rõ ràng đang đối đãi một cách thận trọng đối với cái chết của ông Lý Khắc Cường.”

Ông Ian Johnson, một thành viên cấp cao về nghiên cứu Trung Quốc tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (CFR), một tổ chức tư vấn Mỹ và là cựu phóng viên về Trung Quốc của tờ New York Times, cũng phân tích rằng mặc dù cái chết của ông Lý Khắc Cường khó có thể lật đổ giới lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc, nhưng nó vẫn sẽ khiến ĐCSTQ lo lắng.

Mặc dù lệnh phong tỏa nghiêm ngặt khiến việc bàn luận về cái chết của ông Lý Khắc Cường ở Trung Quốc Đại Lục trở nên khó khăn, nhưng nhiều cư dân mạng Trung Quốc vẫn đăng bài, một trong những bài viết trên WeChat đề cập rằng cái chết của ông Lý cũng nhắc nhở rằng họ đang ở trong một thời đại khiến con người cảm thấy mệt mỏi và bất lực, “Ngày nay có bao nhiêu người thấy mình chật vật chèo chống suốt 10 năm, nhưng lại thất bại liên tiếp.” Bài đăng này gây ra tranh cãi và sau đó cũng ngay lập tức bị xóa.

Người Trung Quốc chán ngấy sự cai trị của ĐCSTQ

Báo cáo của Deutsche Welle dẫn lời ông Vương Quân Đào (Wang Juntao), cựu sinh viên Đại học Bắc Kinh và học giả Trung Quốc sống ở Mỹ, nói rằng ông Lý Khắc Cường và ông Tập Cận Bình hoàn toàn trái ngược nhau ở mọi nơi. Đối với ông Tập, thì ông Lý vẫn là nỗi đau của ông, “ông Lý Khắc Cường là ứng cử viên thay thế ông Tập Cận Bình tốt nhất, cho nên ông Tập Cận Bình cần phải cắt đứt suy nghĩ của mọi người, cần giết tất cả những ai có thể thay thế ông ta.” Nhưng ông Vương Quân Đào cũng tin rằng những người ủng hộ cải cách hoặc không hài lòng với ông Tập Cận Bình có thể thương tiếc ông Lý Khắc Cường, nhưng sẽ khó hình thành phong trào đường phố quy mô lớn như “ngày 4/6/1989” (sự kiện Thảm sát Thiên An Môn) như trong quá khứ.

Tờ South China Morning Post tại Hồng Kông dẫn lời giáo sư khoa học chính trị Andrew James Nathan của Đại học Columbia, nói rằng suy đoán của người dân về việc ông Lý Khắc Cường có thể bị “giết” làm nổi bật sự bất mãn của người dân Trung Quốc đối với chính quyền của ông Tập. “Mọi người dường như đã mệt mỏi với sự cai trị của ông Tập Cận Bình, và nhiều người đang tóm tắt những sai lầm chính sách của ông ấy, bao gồm cả việc nhất quyết thực hiện chính sách Zero-COVID rồi sau đó đột ngột từ bỏ chính sách này, cho đến cả việc khơi mào tranh chấp một cách không cần thiết với Mỹ.”

Tuy nhiên, nhiều cư dân mạng Trung Quốc đã thẳng thừng nói: “Nếu thể chế (ĐCSTQ) không thay đổi thì ai chết cũng vô ích. Một nhà độc tài chết, một nhà độc tài khác sẽ xuất hiện sau vài năm, và chu kỳ đó vẫn tiếp tục, việc chỉ mong đợi có một vị hoàng đế tốt thì không có tác dụng”.

Trí Đạt (t/h)