“Nằm ngửa” “Thế hệ cuối cùng” đã trở thành từ thông dụng trong giới trẻ Trung Quốc. Dân số già hóa ở nước này ngày càng trầm trọng, vậy đâu là lối thoát?

Embed from Getty Images

Ngày 11/12/2022, tại Thượng Hải, Trung Quốc, một nhóm người già tụ tập ở một góc phố. (Ảnh: Hu Chengwei / Getty Images)

Mới đây, tờ Nikkei News đã đăng một phóng sự phỏng vấn tại chỗ, tiết lộ bức tranh thực tế về xã hội người cao tuổi ở Trung Quốc, và một vấn đề lớn đối với sự phát triển xã hội này. Một số chuyên gia chỉ ra rằng do Trung Quốc chưa thiết lập một hệ thống hưu trí hoàn chỉnh nên sẽ khó giải quyết vấn đề tuổi già.

Dưới sự cai trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), chính sách một con hàng chục năm đã khiến người dân Trung Quốc không còn nói về chuyện “sinh nở”. Sau khi chính sách 3 con được đưa ra, dân số Trung Quốc vẫn tăng trưởng âm.

Xã hội người cao tuổi

shutterstock 2147649195
Ảnh chụp người cao tuổi ở Thượng Hải, Trung Quốc tháng 4/2020. (Nguồn: janusz.kolondra okonato/ Shutterstock)

Theo dữ liệu điều tra dân số lần thứ 7 của ĐCSTQ vào năm 2021, 11 thành phố ở Trung Quốc đã bước vào xã hội già hóa sâu sắc, như Nam Thông, Trùng Khánh, Đại Liên, Thượng Hải, Thẩm Dương, Thiên Tân, Cáp Nhĩ Tân, v.v.

Tại Nam Thông, dân số trên 65 tuổi chiếm tỷ lệ tổng dân số 22,67%, đứng đầu cả nước, do tỷ lệ này vượt quá 20% nên Trung Quốc đã bước vào xã hội siêu lão hóa.

Một báo cáo do Nikkei công bố ghi lại sự xuất hiện gần đây của xã hội già hóa này ở Nam Thông: Tại đây, những người già canh cổng nhà máy, kinh doanh các cửa hàng nhỏ, dọn dẹp nhà hàng, tiếp đãi khách và làm việc đồng áng tại nhà, v.v. Quá khứ và hiện tại của Nam Thông cho phép mọi người nhìn thấy tương lai của cả Trung Quốc.

Ngay cả theo dự đoán chính thức của ĐCSTQ, nếu tình hình này vẫn tiếp tục, thì đến năm 2035, toàn bộ Trung Quốc sẽ có tình trạng dân số tương tự như Nam Thông. Nhiều trường học sẽ đóng cửa hoặc sáp nhập, các hiệu thuốc sẽ bán nhiều tã người lớn hơn tã trẻ em.

Theo phân tích của báo cáo, xu hướng giảm của dân số Trung Quốc vào năm 2022 sẽ tiếp tục và không thể đảo ngược. Nguyên nhân là do từ năm 1980 – 2016, ĐCSTQ đã thực hiện chính sách một con bắt buộc, ngăn chặn truyền thống sinh sản giúp cuộc sống tiếp diễn vô tận.

Từ chính sách 1 con đến 3 con, người trẻ chọn là “thế hệ cuối cùng”

Cuối năm 2021, Tiến sĩ Antonio Graceffo, nhà báo của chuyên mục Epoch Times, đã viết bài chỉ ra rằng dân số già đòi hỏi chính phủ phải cung cấp các cơ sở chăm sóc thể chất và tinh thần cho người già. Nhưng ở Trung Quốc, Chính phủ ĐCSTQ không có kế hoạch như vậy, nên trách nhiệm đổ lên vai con cái.

Nhưng sau nhiều thập kỷ áp dụng chính sách một con bắt buộc, hầu hết các cặp vợ chồng chỉ có một đứa con để chăm sóc họ.

Nikkei báo cáo rằng chính sách một con đã phá hủy vô số gia đình, gồm cả việc giết trẻ sơ sinh. Nhưng bi kịch thực sự là chính sách này đã hoàn toàn không cần thiết, bởi vì tỷ lệ sinh của Trung Quốc đang giảm. Lý do tương tự như ở các nền dân chủ khác, đây là tác dụng phụ của tăng trưởng kinh tế.

Nhưng Trung Quốc vẫn có sự khác biệt, bởi kế hoạch hóa gia đình là quốc sách của ĐCSTQ. Khi dân số Trung Quốc tiếp tục giảm, ĐCSTQ đã cho phép sinh 2 con vào năm 2016. Các cặp vợ chồng tiếp tục được phép sinh 3 con sau khi cuộc điều tra dân số năm 2020 gióng lên hồi chuông cảnh báo.

Nhưng hầu hết các cặp vợ chồng vẫn chọn sinh một con và tỷ lệ tăng dân số tự nhiên vẫn tiếp tục giảm. Tuổi sinh con trung bình của Trung Quốc cũng đã tăng gần 3 tuổi, từ 26,1 tuổi năm 2000 lên 28,8 tuổi vào năm 2021.

Ngoài ra, ngày càng có nhiều người chọn không kết hôn do chi phí lập gia đình tăng lên, khiến dân số sinh mới sụt giảm. Trong 2 năm kiểm soát dịch bệnh gắt gao vừa qua, ngày càng nhiều thanh niên Trung Quốc chọn cách “nằm ngửa”.

Trong thời gian Thượng Hải bị phong tỏa vào tháng 5 năm ngoái, “thế hệ cuối cùng” đã trở thành một từ thông dụng, phản ánh sự vô vọng và bất lực của những người trẻ tuổi, điều này khiến tỷ lệ sinh giảm hơn nữa.

Tăng dân số âm, tương lai ảm đạm

ĐCSTQ từng tuyên truyền rằng: Chỉ sinh 1 con là tốt, và chính phủ sẽ chăm sóc người già. Ngày nay, mặc dù chính phủ đã cho phép sinh con thứ 3, nhưng những người trẻ tuổi ở Trung Quốc vẫn không muốn sinh con thứ 2, hoặc thậm chí không muốn cả kết hôn và sinh con.

Vào năm 2022, tỷ lệ sinh của Trung Quốc sẽ thấp hơn 1,1 và tỷ lệ sinh phát triển bền vững sẽ là 2,1. Học viện Khoa học Xã hội Thượng Hải dự đoán rằng dân số Trung Quốc sẽ giảm xuống còn 587 triệu người vào năm 2100, chưa bằng một nửa dân số hiện tại.

Tỷ lệ sinh giảm và dân số tăng trưởng âm sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng già hóa dân số, kéo theo hàng loạt vấn đề lớn.

Ông Randall Jones, chuyên gia tại Trung tâm Kinh tế và Kinh doanh Nhật Bản của Đại học Columbia, cho biết sẽ rất khó khăn cho một quốc gia nếu không có mạng lưới hưu trí xã hội an toàn phát triển tốt. “Tôi lo lắng hơn về tình trạng nghèo đói của người già. Tình trạng nghèo ngày càng tăng của người già cần được giải quyết như thế nào?”, ông nói với Nikkei.

Một báo cáo năm 2019 của Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cảnh báo rằng quỹ hưu trí của nước này sẽ cạn kiệt hoàn toàn vào năm 2035.

Lương hưu cạn kiệt đã trở thành một vấn đề. Tháng 2 năm nay, hàng chục nghìn người già ở Vũ Hán đã xuống đường phản đối việc chính phủ cắt 2/3 quỹ bảo hiểm y tế. Cư dân mạng gọi đó là “cuộc cách mạng tóc trắng”. Một số người đã hô vang khẩu hiệu “Đả đảo chính quyền phản động”.

Gần đây, nhiều nơi ở Trung Quốc Đại Lục bắt đầu thúc đẩy và tuyên truyền về cải cách bảo hiểm y tế, và làn sóng cải cách này bắt đầu từ chính sách của Quốc vụ viện Trung Quốc vào năm 2021, tức là khoảng 70% tiền trợ cấp y tế hàng tháng cho cá nhân sẽ được phân bổ vào “quỹ bảo hiểm y tế chung”.

Đối với người bình thường mà nói, việc này khiến họ không chỉ không mua được thuốc, nếu muốn sử dụng bảo hiểm thì phải đến bệnh viện khám và phải chi một số tiền nhất định thì mới có thể thanh toán bảo hiểm.

Trong những năm qua, ĐCSTQ đã sử dụng lao động giá rẻ của Trung Quốc để biến Trung Quốc thành công xưởng và cường quốc kinh tế của thế giới, nhưng tiền đề này hiện đã không còn tồn tại.

Bà Tô Nguyệt (Su Yue), nhà kinh tế Trung Quốc tại Economist Intelligence Unit, cho biết những thay đổi về nhân khẩu học sẽ tác động đến các công ty. Quyết định của các công ty cũng sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng và tình trạng kinh tế của Trung Quốc trong tương lai, cũng như vai trò của nước này trong chuỗi cung ứng của thế giới.

Bà Lauren Johnston, phó giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc tại Đại học Sydney, cho biết: “Trung Quốc phải tìm cách cho phép lao động chất lượng phát huy hết tiềm năng của mình, nhưng điều này rất khó. Điều này không giống với việc xây dựng các nhà máy và đưa nông dân vào đó, để những người có học thức phát triển sẽ rủi ro hơn”.

Quay trở lại quận Như Đông, thành phố Nam Thông, Nikkei đã phỏng vấn một ông bố có tên Lý Quốc Quân (Li Guojun) đang đợi đón con gái về nhà ở cổng trường, về việc sau này liệu con gái ông có phải nuôi 4 người già như ông hay không. Ông nói: “Truyền thống nuôi con dưỡng già của Trung Quốc đã bị cắt đứt. Từ học hành đến sự nghiệp, mọi thứ đều đầy cạnh tranh. Liệu con bé có thể thành công và tìm được bạn đời hay không đã là một vấn đề. Nhìn vào xu hướng không kết hôn của giới trẻ hiện nay, tôi không có bất cứ kỳ vọng nào.”

Mới đây, tại một hội chợ việc làm do Đại học Kinh tế Luật Hà Nam Trung Quốc, được mệnh danh là “trường Đại học Kinh tế Luật tốt nhất Hà Nam”, tổ chức đã đăng tuyển các vị trí bồi bàn, đầu bếp, lễ tân, rửa bát đĩa với mức lương thấp nhất chỉ 2.000 nhân dân tệ (khoảng 287 USD).

Trên cộng đồng mạng, giới trẻ Trung Quốc hiện đang rộ lên phong trào “Nhân vật văn học Khổng Ất Kỷ”. Họ bắt chước những câu danh ngôn của Khổng Ất Kỷ do Lỗ Tấn viết, để cười nhạo bản thân vì nhiều năm khổ học nhưng lại không thể tìm được một công việc tốt. Đây là một cách nhằm bày tỏ sự bất mãn với thực trạng xã hội.

Bình Minh (t/h)