Tại Trung Quốc, trong chiến dịch đặc biệt “chống tham nhũng” ở quan trường Hồ Nam gần đây liên tục có quan chức các cấp “ngã ngựa”; như thường lệ khi công khai nguyên nhân chết của quan chức, cơ quan tuyên giáo thường tuyên bố “do bệnh tật”.

Ngày 31/7, cơ quan chức năng Trung Quốc khám nhà ông Phó thị trưởng Bàng Ba (Pang Bo) địa cấp thị Thường Đức (tỉnh Hồ Nam) phát hiện hơn 100 triệu nhân dân tệ tiền mặt (hơn 324 tỷ VNĐ). Quan chức này nhảy sông tự tử đã thiệt mạng.

Hình ảnh được loan tải cho thấy một người mặc quần sẫm và áo sơ mi xanh nhạt nổi úp mặt trên sông, có ai đó đang dùng dây thừng kéo vào bờ, người đầu tiên phát hiện là một ngư dân.

Thông tin cho biết, hiện tại một số quan chức cấp phó ở huyện Đào Nguyên (thuộc địa cấp thị Thường Đức) đang bị Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc quản thúc, thông tin việc địa cấp thị Thường Đức sẽ bị điều tra nghiêm ngặt khiến toàn bộ quan lại vùng này đang vô cùng hoang mang.

Vào sáng ngày 31/7, có phóng viên đã liên hệ với Văn phòng Huyện ủy Đào Nguyên ở địa cấp thị Thường Đức, được trả lời rằng ông Bàng Ba đã qua đời ngày 30/7. Về nguyên nhân cái chết của Bàng Ba, nhân viên văn phòng cho biết đó là “do bệnh tật”.

Nhà tang lễ huyện Đào Nguyên cho biết lễ truy điệu ông Bàng Ba sẽ được tổ chức vào tối ngày 31/7. Về nguyên nhân cái chết, các nhân viên nói rằng họ không thể tùy tiện công khai, chỉ có thể nói rằng đó là “do bệnh tật”.

Nguyên nhân chết “do bệnh tật” vốn là ngôn từ biện hộ quen thuộc. Tại sao sự thật hình ảnh đã rõ nhưng Ban Tuyên giáo Trung Quốc vẫn trố mắt nói “do bệnh tật”? Vì công khai tự sát có thể làm ảnh hưởng hình ảnh “Vĩ đại – Vinh quang – Công chính” của quan trường Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), cho nên dù cái chết của quan chức là do xử lý tham nhũng, đấu đá nội bộ hay dịch bệnh, tính mạng của các quan chức luôn là bí mật của đảng, sao có thể tùy tiện nói ra?

Vì vậy người ta đã chứng kiến ​​quá nhiều trường hợp quan chức chết vì dịch bệnh nhưng được công khai là “do bệnh tật”, nhiều kẻ chết do thanh trừng nội bộ lẫn nhau cũng được khai “do bệnh tật”, nhiều kẻ tự sát cũng được khai “do bệnh tật”. Ví dụ cái chết của cựu Phó tư lệnh Ngô Quốc Hoa (Wu Guohua) của Quân đội Tên lửa, hay như cái chết của gần 30 quan chức Tổng cục Thể thao Trung Quốc trong vài năm qua, cái chết của 6 quan chức cấp cao Trung Quốc Unicom…

Dối trá có thể nói là một trong những tệ nạn tiêu biểu nhất của cái gọi là “[chủ nghĩa xã hội] đặc sắc Trung Quốc [của ĐCSTQ]”. Từ quan chức đến người dân, người Trung Quốc đã được huấn luyện thói quen coi dối trá là sự thật; đối với mọi thứ đạo đức giả, dối trá và tin đồn, không những người Trung Quốc ngày nay cảm thấy thoải mái mà còn hùa theo. Trung Quốc ngày nay nạn giả dối bao phủ từ các tập thể đến cá nhân, thậm chí dung mạo của một người và việc kết hôn của một cặp đôi cũng có thể là giả mạo.

Ngay cả tờ Nhân dân Nhật báo thì cũng chỉ có phần ngày tháng năm là sự thật, còn lại toàn là giả. Các quan chức và các phương tiện truyền thông đại chúng đều dối trá thì xã hội làm sao không bị băng hoại? Những quan điểm như “dựa vào núi núi cũng đổ” được người dân coi là chân lý, những người dám nói ra sự thật bị coi là người không bình thường, người ta không những không áy náy mà còn thấy vui thú khi nói dối.

Do nền giáo dục giả dối của ĐCSTQ cổ vũ quan điểm đấu tranh khiến ai nấy đều không muốn vạch áo cho người xem lưng, phải sống giả tạo để giữ mình, cho nên niềm tin giữa người với người không tồn tại, tâm lý đề phòng nhau bao phủ khắp xã hội, cảm giác thế gian đầy nguy hiểm cho nên tiêu chí để sống an toàn là làm sao người khác không biết mình như thế nào, lẽ ứng xử khôn ngoan thường thấy là “đi với bụt mang áo cà sa, đi với ma mang áo giấy”

Theo thông tin “Phản hồi của Đoàn kiểm tra thứ 6 của Tỉnh ủy Hồ Nam đối với Huyện ủy Thường Đức” được Ban Kiểm tra Kỷ luật tỉnh Hồ Nam công bố hôm 27/7 cho biết, đoàn kiểm tra thứ 6 của Tỉnh ủy đã thông báo tình hình kiểm tra với huyện ủy Thường Đức và phát hiện một số vấn đề: Có khoảng cách giữa việc thực hiện các chủ trương, quyết định lớn của Trung ương Đảng với yêu cầu công tác; việc thực hiện yêu cầu quản lý toàn diện, nghiêm minh chưa đủ chặt chẽ, vi phạm quy định của trung ương; việc thực hiện đường lối tổ chức của ĐCSTQ trong thời kỳ mới chưa đầy đủ, thực hiện quản lý cán bộ chưa nghiêm túc…

Gần đây đã có nhiều quan chức các nơi ở tỉnh Hồ Nam bị “ngã ngựa”: Cựu Phó chủ tịch Chính hiệp tỉnh là ông Dị Bằng Phi (Yi Pengfei) bị khai trừ Đảng và loại khỏi bộ máy công chức, Phó chủ tịch Chính hiệp thành phố Hành Dương là ông Tạ Túc (Xie Su) bị điều tra, cựu Phó Bí thư tổ Đảng của Chính hiệp thành phố Tương Đàm (Xiangtan) là và Lưu Thạc Khoa (Liu Shuoke) bị điều tra… Tỉnh Hồ Nam đưa tin có 7 trường hợp quan chức lợi dụng chức quyền để trục lợi, trong số đó có Phó thị trưởng Thường Đức là Từ Bích Ba (Tu Bibo) bị cáo buộc làm “bệ đỡ” cho doanh nghiệp người thân gia đình trục lợi…

Không biết liệu cái chết của ông Bàng Ba có liên quan gì đến họ hay không, nhưng trong mọi trường hợp thì việc công khai nguyên nhân cái chết của ông ta nhất định phải là “do bệnh tật”.