Đã 32 năm kể từ khi phong trào dân chủ năm 1989 ảnh hưởng khắp đất nước Trung Quốc và gây chấn động toàn cầu. Người dân trong các khu vực chiếm đóng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vẫn đang giãy dụa dưới gót sắt của chế độ độc tài cộng sản này. Thảm sát Thiên An Môn (4/6/1989) đã đi qua 32 năm, đáng tiếc là những kẻ hành quyết cộng sản đó vẫn chưa phải chịu trách nhiệm giải trình. Trong hoàn cảnh này, làm sao công bằng và chính nghĩa mà xã hội bình thường hướng tới có thể xuất hiện được trên mảnh đất này?! Nói cách khác, kể từ khi tiếng súng nổ bắt đầu vào năm 1989, xã hội trong các khu vực bị ĐCSTQ chiếm cứ đã không ngừng trượt xuống vực sâu, chứ chưa nói đến nửa bước tiến tới công bằng và chính nghĩa của một xã hội bình thường, hãy một mình thực hiện công bằng cơ bản trong xã hội, ai ai cũng giữ gìn quy phạm đạo đức!

Bài viết của Luật sư khiếm thị Trần Quang Thành được đăng trên RFA.

i view32 2019 05 31 14 54 22
Sau cuộc đàn áp. (Nguồn: kho lưu trữ HRIC, do Gail Butler, Libby Schmalz cung cấp.)

Xã hội dưới sự chiếm cứ của ĐCSTQ, nếu muốn hướng về một xã hội “lấy thiện ác chính tà để bàn về trắng đen đúng sai”, “để xem liệu có hợp tình hợp lý, liệu có chính đáng hay không” và các tiêu chuẩn cơ bản thông thường để đo lường mọi thứ…, thì nhất định phải đợi cho đến khi thực hiện … hoặc bắt đầu thực hiện chuyển đổi sang chính nghĩa, thì mới có thể thực sự bắt đầu từ căn bản. Nếu không, sẽ giống như một công trình có nền móng không vững chắc, sẽ không có triển vọng phát triển lâu dài. Để đạt được chuyển đổi sang chính nghĩa, thì nhất định phải được thực hiện từ ngọn nguồn. “Chuyển đổi” không được tiến hành một cách căn bản, không những không hoàn thiện mà chắc chắn sẽ còn để lại những rắc rối, sớm muộn gì xã hội vẫn đi vào ngõ cụt và cuối cùng không thể tiến lên được nữa. Tuy nhiên, để thực hiện chuyển đổi chính nghĩa trong xã hội dưới sự chiếm cứ của ĐCSTQ, thực tế cần phải chấm dứt chế độ chuyên chế của ĐCSTQ là không thể tránh khỏi. Đối với vấn đề không thể không đối mặt này, chỉ có thể hỏi “làm như thế nào”, chứ không thể hỏi là “nên hay không” hoặc “có muốn làm hay không”.

Để có thể phá vỡ hệ thống chuyên chế, sự hỗ trợ của quốc tế là rất quan trọng, không thể thiếu và thậm chí đóng vai trò quyết định. Tuy nhiên, chúng ta cần cố gắng giải quyết vấn đề, làm sao để nhảy ra khỏi phạm vi của “đúng đắn chính trị”“hòa lý phi” (hòa bình, lý trí, phi bạo lực – Đây là thuật ngữ phổ biến được các nhà dân chủ Hồng Kông sử dụng) thì mới giải quyết được vấn đề. Điều này quả thực không dễ thực hiện. Vì vậy, con cháu Trung Hoa cần phải mở mang trí óc, cứu vãn sự trì trệ và tự tổ chức, từ việc bằng hành động để phá bỏ “bạo lực duy ổn” (dùng bạo lực để duy trì ổn định) ở trong nước của ĐCSTQ, giành lại quyền chủ động, để cộng đồng quốc tế có thể đối mặt với thực tế và công nhận rằng nhân dân chống lại bạo quyền là phù hợp với quyền cơ bản “phòng vệ chính đáng” trong luật pháp quốc tế.

Nhìn tổng quát toàn cầu, chừng nào các nền dân chủ dưới sự lãnh đạo của người dẫn đầu nhân quyền Hoa Kỳ vẫn ở mức độ “hợp tác với chế độ Cộng sản Trung Quốc để giải quyết vấn đề”, thì ngoài mấy lời nói đầu môi ra sẽ không có sự ủng hộ thực sự nào dành cho người dân Trung Quốc. Nói cách khác, chỉ khi đa số các đảng phái chính trị ở các quốc gia dân chủ từ trong nội tâm thực sự nhận ra rằng chế độ chuyên chế ĐCSTQ phải bị cuốn vào tro tàn của lịch sử, để thế giới được an toàn, thì đó mới là thời điểm thích hợp. Thật ra thì chỉ cần khiến họ thay đổi tâm lý “cháy nhà hàng xóm” (không liên quan đến nhà mình), bàng quan trước các sự việc, từ đó hiểu rằng tiêu diệt kẻ thù công khai của nhân loại không chỉ là giúp đỡ người khác, mà còn là cứu chính bản thân mình.

Để thúc đẩy ngày này đến càng sớm, trước tiên chúng ta sống ở nước ngoài phải phá bỏ xiềng xích của “đúng đắn chính trị” và đưa chiến lược dung nhập vào các yêu cầu chính trị, khiến các chính trị gia phương Tây không thể né tránh cuộc đàn áp nội bộ của ĐCSTQ đối với người dân của họ, sự tàn phá ra bên ngoài đối với nền văn minh quốc tế, và thực tế phá hủy trật tự dân sự quốc tế cũng như đe dọa cuộc sống tự do của người dân các nước phương Tây.

Thực tiễn đã chứng minh rằng tác động đến dân chúng dễ hơn nhiều so với tác động đến các chính trị gia; tác động đến các chính trị gia thông qua các chuyên gia (chẳng hạn như các chuyên gia Liên Xô) sẽ hiệu quả hơn nhiều so với những người bình thường. Khi người dân ở các nước phương Tây lên tiếng yêu cầu “các chính trị gia phải làm điều đúng đắn” đủ lớn, thì mọi thứ sẽ trở thành “nước chảy thành sông”. Tất nhiên, để đạt được tất cả những điều này, cần có một người tiếp tục hoạt động một cách có kế hoạch và theo từng bước một, đừng nên mong đợi thành công ngay lập tức. Thay vào đó, hãy tin tưởng vào vụ xuân gieo trồng và thu hoạch vụ thu, sau khi đã định hướng đúng, chăm chỉ và chuẩn bị tinh thần.

Tưởng niệm sự kiện Lục tứ (4/6) hàng năm và để tang các nạn nhân của vụ thảm sát, sẽ khiến thế giới nhớ đến sự thật lịch sử của ngày 4/6/1989 và không bao giờ quên tội ác của ĐCSTQ. Tuy nhiên, điều này là chưa đủ, mọi người cần khai phá thêm những cách thức khác để biến việc diệt trừ cái ác bằng hành động trở thành mục tiêu chung trong hành động chung của những người chính nghĩa trên toàn thế giới. Tôi tin rằng chỉ cần bạn và tôi cùng tất cả những người chính nghĩa ở các quốc gia bị ảnh hưởng bởi sự bạo tàn của chủ nghĩa cộng sản cùng hợp tâm hợp sức, không chỉ dừng lại ở lý luận mà hãy bắt tay vào làm, thì chắc chắn sẽ đạt được mục tiêu diệt trừ bạo quyền.

Trần Quang Thành, Nguồn: RFA
(Bài viết chỉ thể hiện quan điểm và quan điểm cá nhân của tác giả.)

Thảm sát Thiên An Môn hay còn gọi là sự kiện Lục Tứ, là một phong trào vận động dân chủ yêu nước chống tham nhũng hủ bại của học sinh, sinh viên năm 1989, đã bị Đảng Cộng sản Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của ông Đặng Tiểu Bình dùng vũ lực quân đội, xe tăng, súng ống và gậy gộc để đàn áp và tàn sát đẫm máu. Dưới đây là loạt bài những “Ghi chép về vụ thảm sát Thiên An Môn ngày 4/6” và các bài khác có liên quan đến sự kiện này:

Mời xem: Diễn biến vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989

Xem thêm: