Biến cố thảm sát phong trào dân chủ Thiên An Môn ngày 4/6/1989 đã qua 32 năm, và tại Trung Quốc Đại Lục từ đó đến nay đã không còn phong trào chống độc tài nào tương tự. Ngược lại, con đường độc đoán của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ngày càng lún sâu biến họ thành kẻ thù của toàn thế giới, cho thấy “tính Đảng” ngày càng lấn át “tính người” sau tội ác Thiên An Môn 1989.

p2742791a628456973
Trần Quang Thành, luật sư nhân quyền nổi tiếng người Trung Quốc sống lưu vong tại Mỹ (Nguồn: Trần Quang Thành).

Về phong trào dân chủ tại Trung Quốc cách đây 32 năm, luật sư nhân quyền Trần Quang Thành cho rằng bản chất của chế độ chuyên quyền ĐCSTQ là phản tự do dân chủ, vì một nhóm nhỏ độc chiếm quyền lực kiểm soát người dân không do người dân bầu lên. Vì vậy, về vấn đề này, ĐCSTQ là kẻ thù không đội trời chung của nhân loại, đó là mối quan hệ giữa sói và cừu, không có chỗ cho sự thỏa hiệp hay thương lượng, chỉ có cá lớn nuốt cá bé.

Không bao giờ có chuyện ĐCSTQ tự ý thức từ bỏ quyền lợi và quyền lực cướp được, ngay cả khi ĐCSTQ có nhượng bộ nào đó thì đó cũng chỉ là mang tính tạm thời. Thể chế toàn trị được thiết lập bằng bạo lực và dối trá, đồng thời sử dụng bạo lực và dối trá để duy trì chế độ. Vì vậy, nhìn từ góc độ này cho thấy mọi người không thể thương lượng với ĐCSTQ một cách hợp lý và chính đáng được.

Ông Trần Quang Thành lấy ví dụ từ trường hợp Hồng Kông, nơi người dân đang sống trong không khí tự do và thượng tôn pháp luật, nhưng sau khi ĐCSTQ đến thì mọi thứ bị phá hủy. Hồng Kông bị thay đổi từ chính sách “một nước, hai chế độ” thành “một nước một chế độ”, trong khi trước đó, khi Hồng Kông được Anh trả về Trung Quốc thì ĐCSTQ tuyên bố chính sách tự trị dành cho Hồng Kông trong ít nhất 50 năm nữa sẽ không thay đổi. Vì vậy, không thể tin được những hứa hẹn của ĐCSTQ.

Năm nay, sự kiện tưởng niệm tội ác Thiên An Môn 1989 tại Hồng Kông đã bị cấm đoán, rõ ràng Hồng Kông đã dần bị ĐCSTQ biến thành một ngôi làng của Trung Quốc Đại Lục.

Sau khi tiếng súng thảm sát tại Thiên An Môn 1989 thì mọi hoạt động cướp bóc của ĐCSTQ đã được thực hiện công khai, từ cướp tài sản của người dân cho đến cưỡng gian ý dân. Tình cảnh Hồng Kông đã trở thành một thảm kịch Thiên An Môn 1989 thứ hai. Tự do và pháp quyền ở Hồng Kông đã bị ĐCSTQ phá hoại mà cộng đồng quốc tế không thể ngăn cản được.

Ông Trần Quang Thành chia sẻ rằng những người tiên phong trong phong trào Thiên An Môn 32 năm trước chính là những sinh viên chỉ ở độ tuổi đôi mươi, nếu theo cách nhìn hiện nay để đánh giá hoặc chỉ trích họ ngông cuồng thì thật không công bằng. Trong trường hợp đó, trách nhiệm về sự đổ máu và thảm kịch hoàn toàn thuộc về ĐCSTQ, không phải ở những bạn trẻ hồn nhiên. Vào thời điểm đó, nếu mọi người thực sự nhận ra bản chất xấu xa của ĐCSTQ và biết rằng họ đã chuẩn bị để trấn áp vũ lực, để từ đó thực hiện các biện pháp chuẩn bị tương ứng thì tình hình có thể đã không như vậy.

Tóm lại, điều quan trọng nhất bây giờ là rút ra kinh nghiệm, đó là muốn dân chủ hóa Trung Quốc hiện nay cần áp dụng thúc đẩy từ nhiều phương diện, tổng lực từ nhiều bên, nhiều hướng…

Về thảm họa đó, giờ đây không nên trách các sinh viên quá ngây thơ, vì bản chất xấu xa của ĐCSTQ nằm ngoài sức tưởng tượng của thế giới. Trước hết, muốn xóa bỏ chế độ chuyên quyền do ĐCSTQ gia cố, cần nhận thức sâu sắc rằng nhóm chóp bu ĐCSTQ sẽ không từ thủ đoạn để duy trì quyền lợi của chúng.

Ông Trần Quang Thành chỉ ra rằng bản chất của mọi chế độ độc tài là đối nghịch tự do dân chủ. Ngay từ đầu, ĐCSTQ đã không thực sự muốn hiện thực hóa dân chủ và tự do ở Trung Quốc, và cũng chưa bao giờ có ý định như vậy. Để duy trì quyền lực và quyền lợi, ĐCSTQ có thể giết người bất chấp thủ đoạn, vì vậy chớ mong chờ bất kỳ cải cách nào từ ĐCSTQ về dân chủ, chính sự kiện thảm sát Thiên An Môn năm 1989 là tấm gương cho chúng ta ngày nay.

ĐCSTQ có được quyền lực nhờ nòng súng, hãy xem từ khi có được quyền lực đã bao giờ họ tự giác thúc đẩy dân chủ hóa Trung Quốc và ghi vào Điều lệ Đảng quan điểm đó? Câu trả lời là không. Vì vậy, chúng ta phải nhận thức rằng nếu Trung Quốc muốn hiện thực hóa dân chủ thì phải lật đổ ĐCSTQ, đẩy vào thùng rác lịch sử, không có sự lựa chọn nào khác. Chừng nào còn đặt hy vọng vào ĐCSTQ thì chúng ta còn phải gánh chịu thảm họa do thế lực đó gây ra. Cần hiểu không thể có chuyện con sói biến chất thành con cừu.

Ông cho rằng xã hội phương Tây phải ý thức rõ ràng bản chất của ĐCSTQ không chỉ đe dọa người dân Trung Quốc mà đe dọa toàn thế giới; xã hội phương Tây cần một chất xúc tác để thực sự thức tỉnh, nghĩa là cần từ bỏ quan điểm hòa giải, chuyển qua hướng chủ động phản công ĐCSTQ, hoàn toàn không có lựa chọn khác. Chỉ có như vậy chúng ta mới có thể giành chiến thắng. Nói một cách đơn giản, nếu cộng đồng quốc tế có thể đối phó với ĐCSTQ như đã làm với Liên Xô trong quá khứ thì hoàn toàn có thể xóa sổ hoàn toàn thế lực toàn trị này.

Bất cứ ai có lương tâm, có tình người, thì không có chỗ tồn tại trong ĐCSTQ, điển hình như ông Chu Dung Cơ (Thủ tướng thứ 5 của ĐCSTQ), cuối cùng cũng phải ra khỏi. Khi trả lời câu hỏi của phóng viên, ông cho biết rất có thể báo cáo công tác Chính phủ khóa sau không do tôi phụ trách, và cuối cùng thì ông ấy thực sự không thể tái nhiệm. Ông Chu Dung Cơ phản đối dùng quân đội đàn áp phong trào dân chủ Thiên An Môn ngày 4/6/1989,  tương tự là những người khác trong Đảng có thiện cảm với phong trào sinh viên đều đã không có kết cục tốt, điều này cũng cho thấy “tính Đảng” trái với “tính người”.

Luật sư Trần Quang Thành phân tích, dù ĐCSTQ sử dụng nhiều phương pháp để ngăn chặn mọi người hiểu sự thật về thảm sát Thiên An Môn 4/6/1989, nhưng không đồng nghĩa ngăn được mọi người thức tỉnh. Nếu tường lửa mạng internet do ĐCSTQ dựng lên bị hóa giải, mọi người dân nhanh chóng thấy được sự thật thì số người Trung Quốc chống lại ĐCSTQ sẽ dâng cao nhanh chóng. Nếu chế độ độc tài của ĐCSTQ đi vào thùng rác lịch sử, khi đó muốn người dân Trung Quốc thấy được sự thực lịch sử là chuyện đơn giản, sẽ không còn phải lo lắng về thảm họa như Thiên An Môn 4/6/1989.

Tội ác Thiên An Môn 4/6/1989 đã qua 32 năm, trong khi thỉnh thoảng trong ĐCSTQ vẫn có tiếng nói truyền ra cho rằng đàn áp quân sự khi đó là đúng đắn. Về vấn đề này, luật sư Trần cho biết, khẳng định của ĐCSTQ về động thái dùng vũ lực khi đó để tự vệ là họ tìm lý do hợp lý hóa trong xả súng vào dân chủ, để chứng minh cái gọi là “tính ưu việt” của chế độ do họ dựng lên. Thế nhưng nếu nói vậy thì nhìn vào các nơi không có thể chế toàn trị như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản… xem xã hội đó tiến bộ như thế nào? ĐCSTQ mới có được chút thành tựu kinh tế, dựa vào đó để biện hộ đã giết người [tại Thiên An Môn] là đúng đắn, đó đơn giản là lời của ma quỷ.

Trong những năm qua, các công ty công nghệ cao ở phương Tây đã hợp tác với ma quỷ ĐCSTQ, họ bỏ qua vấn đề đạo lý để kiếm tiền, giúp ĐCSTQ xây dựng một hệ thống để giám sát người dân, kinh phí dùng cho duy trì ổn định chế độ của ĐCSTQ đã vượt quá chi tiêu quân sự. Các thủ đoạn bạo lực của ĐCSTQ thậm chí còn cứng rắn hơn, làm cho người dân ở Trung Quốc ngày khó thấy được tội ác do ĐCSTQ gây ra vào ngày 4/6/1989 ở Thiên An Môn. Nhưng không phải vì thế mà loại bỏ được nhu cầu tự do của người dân Trung Quốc, người ta vẫn đang dần thức tỉnh, và chắc chắn số người thức tỉnh ngày nay cao hơn nhiều những năm 1989.

Chân Du, Vision Times

Xem thêm: