Không ít người đặt câu hỏi rằng sự kiện thảm sát sinh viên trên Quảng trường Thiên An Môn (hay còn gọi là Lục Tứ) ngày 4/6/1989 thuộc về nội tình của Trung Quốc, tại sao người Hồng Kông 32 năm nay vẫn kiên trì tưởng niệm ngày này? Nhà tư bản công nghiệp Hồng Kông Viên Cung Di nói rằng toàn bộ nhân loại đều có chung một giá trị phổ quát, và việc duy trì giá trị phổ quát này không phân biệt chủng tộc hay ranh giới quốc gia. Phó Chủ tịch Giáo khu Hồng Kông Trâu Hạnh Đồng (Zou Xingtong) tin rằng người dân nơi đây đã kiên trì trong nhiều năm cho một sự kiện không có quan hệ trực tiếp với họ, bởi vì người Hồng Kông lựa chọn sự ngoan cường, tốt bụng, kiên trì theo đuổi chính nghĩa.

p2943412a711671843
Vào ngày 4/6/2020, cảnh sát đã từ chối tổ chức buổi tưởng niệm sự kiện Lục Tứ của Liên hợp hội Chi viện Phong trào Dân chủ Yêu nước Hồng Kông với lý do có dịch, nhưng đến tối, nhiều người dân vẫn đến Công viên Victoria để thắp nến. (Nguồn: Pang Dawei / See China)

Các giá trị phổ quát không biên giới, phi chủng tộc

Ông Viên Cung Di chỉ ra, “Bất cứ ai làm tổn thương đến giá trị phổ quát này đều là kẻ thù của chúng ta, và tất cả những ai tôn trọng giá trị phổ quát này đều là đồng minh của chúng ta, chúng ta cần phải bảo vệ lẫn nhau”. Ông tiếp tục, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) hiện đang phá hoại các giá trị phổ quát. “Nếu chúng ta chỉ tự lo cho bản thân, chúng ta sẽ bị ĐCSTQ đánh bại từng người một.” Đối mặt với ĐCSTQ, chúng ta rất yếu nhược, vì vậy chúng ta cần phải đoàn kết và bảo vệ lẫn nhau. “Hồng Kông nhỏ bé và yếu ớt, không thể tự mình đánh bại ĐCSTQ. Nếu không có sự hỗ trợ của Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu và các quốc gia khác thì không có cơ hội chiến thắng.”

Về cuộc biểu tình ngày 4/6, ông Viên Cung Di nói rằng người dân Hồng Kông tưởng niệm sự kiện Lục Tứ là không liên quan gì đến chủng tộc, quốc tịch và các vấn đề khác. “Khi bạn nhìn thấy ai đó ngã xuống đường, bạn sẽ bước lên để giúp đỡ, bất chấp màu da hoặc quốc tịch của mình. Đây là bản chất cơ bản nhất của con người”, không chỉ là giá trị của phương Tây mà còn phù hợp với văn hóa truyền thống của Trung Quốc, “giúp đỡ người khác là nền tảng của hạnh phúc”.

Ông nhấn mạnh rằng nếu ai làm tổn hại đến giá trị phổ quát này, mọi người cần phải đoàn kết để chống lại. “Thực ra, đây chính là vấn đề giá trị quan và đạo đức nhân sinh.”, không có liên quan gì đến vấn đề dân tộc. Dân tộc Hồng Kông cũng bao gồm những người từ khắp nơi trên đất nước và thậm chí từ khắp nơi trên thế giới, bao gồm cả người Quảng Đông, người Phúc Kiến, người Nam Á, cũng như người Anh và người Mỹ. Miễn là họ có cùng lý tưởng thì họ là bạn đồng hành.

p2943411a173310202
Vào ngày 4/6/2020, công dân Hồng Kông đã tự phát đến Công viên Victoria để tưởng niệm sự kiện Lục Tứ. Một số người đã giơ cao áp phích để bày tỏ thông điệp. (Nguồn: Pang Dawei / See China)

Ngoài ra, với tư cách là một thành phố quốc tế, sự thịnh vượng và phát triển của Hồng Kông còn nhờ vào sự chung sức của người dân địa phương và cộng đồng quốc tế để có được những kỳ tích kinh tế hiện đại. Ông Viên cho biết Hồng Kông cũng đã nhận được sự ủng hộ của nhiều người yêu tự do Trung Quốc Đại Lục, họ đã ở lại Hồng Kông một thời gian trước khi đến sống ở phương Tây. Người dân Hồng Kông không chỉ tưởng niệm sự kiện Lục Tứ và ủng hộ phong trào dân chủ ở Đại Lục, mà còn ủng hộ người Duy Ngô Nhĩ Tân Cương và người Tây Tạng bị ĐCSTQ đàn áp. Đồng thời, người dân Hồng Kông cũng ủng hộ Đài Loan đang chiến đấu chống lại sự xâm nhập của ĐCSTQ và sự phiền toái của quân đội. Ngược lại, họ cũng sẽ hỗ trợ Hồng Kông.

Ông cũng chỉ ra rằng nhiều dân biểu ở Hoa Kỳ và Châu Âu đã lên tiếng bênh vực Hồng Kông, “Giúp đỡ Hồng Kông bằng cách chế tài ĐCSTQ, là vì sao?” Cũng là để duy trì giá trị phổ quát này.

Theo chủ nghĩa toàn trị, Hồng Kông và Đại Lục là một cộng đồng có chung vận mệnh

Phó Chủ tịch Giáo khu Hồng Kông Trâu Hạnh Đồng tin rằng người Hồng Kông đã kiên trì tưởng niệm ngày 4/ 6 trong hơn 30 năm, điều này đã phản ánh lòng tốt, sự ngoan cường của người Hồng Kông và quyết tâm bảo vệ chính nghĩa của họ. Ngoài ra, việc tham gia lễ tưởng niệm ngày 4/6 cũng là sự đồng thuận lớn nhất của người dân Hồng Kông trong việc chống lại chủ nghĩa toàn trị. Cô cho rằng nếu sự việc xảy ra là đúng đắn và chính đáng thì mọi người với bất kỳ thân phận nào cũng cần phải cùng nhau thực hiện để tiếp tục duy trì phong trào này.

p2943413a972061309
Vào ngày 4/6/2020, người dân Hồng Kông tổ chức thắp nến xuống đường công viên Victoria để tưởng niệm sự kiện Lục Tứ. (Nguồn: Pang Dawei / See China)

Cô cũng chỉ ra rằng sau 32 năm ở Hồng Kông, tưởng niệm sự kiện Lục Tứ đã trở thành phong trào thường niên địa khu, đồng thời cũng thể hiện nét đặc trưng của người Hồng Kông. “Ngoài việc kiếm tiền ra, chúng tôi cũng có mặt kiên trì trong lựa chọn thiện lương. Chúng tôi đã kiên cường trong 32 năm, vì một sự kiện không trực tiếp liên quan đến mình, đã kiên trì như vậy rất nhiều năm rồi.”

Trong 30 năm qua, cuộc biểu tình ngày 4/6 ở Hồng Kông là lớn nhất thế giới, với hàng chục ngàn, thậm chí hàng trăm ngàn người tham dự, thu hút đông đảo sự chú ý. Ánh nến trên tay của mỗi người tham gia hòa thành một biển ánh sáng, làm sáng rực cả bầu trời đêm. Cô chỉ ra rằng lý do tại sao những cuộc biểu tình tưởng niệm sự kiện Lục Tứ ở Hồng Kông có thể tiếp tục cho đến ngày nay cũng có bối cảnh lịch sử của nó. Nhiều người Đại Lục đến Hồng Kông để thoát khỏi sự độc tài của ĐCSTQ, những người này có tình cảm mạnh mẽ đối với Đại Lục và hy vọng rằng người thân và bạn bè của họ ở Trung Quốc Đại Lục cũng được tự do.

Ngoài ra, khi Hồng Kông bị trả về Trung Quốc. Nhiều người lo ngại và muốn tìm hiểu thêm về chính quyền Bắc Kinh. Hồng Kông là nơi duy nhất có thể công khai tưởng niệm sự kiện Lục Tứ trên đất Trung Quốc. Điều này cũng làm cho Hồng Kông trở nên khác biệt và khiến người dân Hồng Kông cảm thấy rằng phải có trách nhiệm lên tiếng cho các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ ở Đại Lục và các nạn nhân ngày 4/6.

Cô Trâu Hạnh Đồng tiết lộ rằng nhiều nhà hoạt động ủng hộ dân chủ ở Đại Lục rất biết ơn người dân Hồng Kông, một trong những lý do là vì buổi thắp nến ngày 4/6 hàng năm ở Hồng Kông. Cô nói rằng dân chủ ở Hồng Kông và dân chủ ở Trung Quốc đều là một, vì vậy, dù là người Hồng Kông hay người Hoa ở Đại Lục, tất cả mọi người đều phải đoàn kết đấu tranh chống lại chủ nghĩa toàn trị.

Lý Hoài Quất, Vision Times

Xem thêm: