Gần đây, “mã y tế” đã xuất hiện ở nhiều nơi tại Trung Quốc, ít nhất 3 loại vắc-xin mới được đưa vào danh sách “sử dụng khẩn cấp”, làm dấy lên nghi ngờ rằng chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) một lần nữa che giấu sự thật về dịch bệnh.

dich benh o trung quoc 3
Gần đây, “mã y tế” đã xuất hiện ở nhiều nơi tại Trung Quốc, ít nhất 3 loại vắc-xin mới được đưa vào danh sách “sử dụng khẩn cấp”, làm dấy lên nghi ngờ rằng chính quyền một lần nữa che giấu sự thật về dịch bệnh. (Ảnh: Getty Images)

Gần đây, Trung Quốc đã chứng kiến ​​dịch viêm đường hô hấp đạt đến đỉnh điểm. Thậm chí tuần trước, Bắc Kinh còn phải thừa nhận đã xuất hiện 16 loại virus, với 72.475 ca lây nhiễm, trong đó cúm đứng đầu và COVID-19 đứng thứ hai ở Bắc Kinh.

Sau đó, có thông tin cho rằng “mã y tế” ban đầu được thiết kế để đối phó với dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) đã xuất hiện trở lại tại nhiều nơi ở Trung Quốc. Ít nhất 3 công ty vắc-xin COVID-19 đã được đưa vào danh sách “sử dụng khẩn cấp”. Điều này khiến ngoại giới nghi ngờ chính quyền ĐCSTQ lại một lần nữa che giấu sự thật về dịch bệnh.

Trên thực tế, quan chức ĐCSTQ đã bất ngờ dỡ bỏ lệnh phong tỏa mà không có sự chuẩn bị từ cuối năm ngoái, nhưng mã y tế vẫn tiếp tục được sử dụng ở nhiều nơi.

Theo báo cáo của “Southern Metropolis Daily” hồi tháng 3, khi kiểm tra cổng WeChat và Alipay cho thấy, hầu hết mã y tế tại 31 tỉnh của Trung Quốc (trừ Hồng Kông và Macao) vẫn có thể sử dụng bình thường.

Trong chủ đề “Mã xanh tái xuất hiện ở Tứ Xuyên và Quảng Đông” ngày 1/12, nhiều cư dân mạng trên mạng xã hội Twitter đã để lại tin nhắn, cho rằng có quá nhiều người bị bệnh và sốt, “viêm phổi không rõ nguồn gốc” đang lây lan nhanh chóng ở Trung Quốc, từ trẻ em đến người lớn đều mắc bệnh. Số lượng người ngày càng tăng nhanh, các bệnh viện khắp nơi đều chật kín bệnh nhân cả ngày lẫn đêm.

Ngày 30/11, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Bắc Kinh đã công bố báo cáo dịch bệnh hàng tuần trên trang web của mình, từ ngày 20/11/2023 – 26/11/2023, số ca mắc bệnh truyền nhiễm ở Bắc Kinh đã vượt quá 70.000 người, tăng gấp đôi. Con số này được nhiều người cho là đã được cơ quan chức năng che giấu một cách nghiêm trọng.

Ngoài ra, ĐCSTQ cũng chính thức tuyên bố có 16 bệnh truyền nhiễm đáng chú ý được báo cáo, trong đó 2 bệnh hàng đầu là cúm và COVID-19.

Theo báo cáo của VOA ngày 2/11, gần đây, các phòng khám nhi khoa của Trung Quốc phải chịu áp lực rất lớn. Ít nhất có 7 mầm bệnh lưu hành cùng lúc, gồm cúm, viêm phổi do mycoplasma, adenovirus, rhinovirus, COVID-19, virus viêm phổi kẽ ở người (metapneumovirus), và virus corona thông thường. Trong đó bệnh viêm phổi do mycoplasma là nghiêm trọng nhất.

Đáp lại, tuần trước, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã yêu cầu Chính phủ Trung Quốc cung cấp thông tin chi tiết về sự gia tăng các bệnh về đường hô hấp và viêm phổi chùm ở trẻ em.

Nhưng sau đó các quan chức ĐCSTQ cho biết, không tìm thấy mầm bệnh mới hoặc bất thường nào trong các ca bệnh gần đây. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia y tế công cộng quốc tế bày tỏ sự không tin tưởng vào câu trả lời của ĐCSTQ.

Trên nền tảng X, trước đây là Twitter, ông Gia Đinh Lượng (Eric Feigl-Ding), chuyên gia dịch tễ học và y tế công cộng nổi tiếng người gốc Hoa tại Hoa Kỳ, cho biết: “Tôi nghe nhiều người trong cuộc nói rằng chính quyền đã yêu cầu các bác sĩ Trung Quốc không báo cáo bất kỳ con số nào, không xét nghiệm cho bệnh nhân và không báo cáo bất kỳ xét nghiệm nào. Điều này nghe có vẻ quen thuộc một cách kỳ lạ.”

Ông William Schaffner, Giáo sư về bệnh truyền nhiễm tại Trường Y thuộc Đại học Vanderbilt ở Tennessee, Hoa Kỳ lo lắng rằng có thể có một bệnh truyền nhiễm mới ở Trung Quốc, một chủng virus mới, hoặc có thể là một biến thể mới của COVID-19. Ông tin rằng tình trạng lây nhiễm bệnh viêm phổi do mycoplasma quy mô lớn gần đây ở Trung Quốc rất bất thường.

Theo các quan chức Trung Quốc, hiện nay, trẻ em từ 1-4 tuổi chủ yếu nhiễm cúm và rhinovirus; trẻ từ 5-14 tuổi nhiễm chủ yếu cúm, mycoplasma, adenovirus; người từ 15-59 tuổi chủ yếu nhiễm cúm, rhinovirus và COVID-19. Người trên 60 tuổi chủ yếu nhiễm cúm, virus viêm phổi kẽ ở người và virus corona thông thường (không phải COVID-19).

Đến nay, ĐCSTQ vẫn chưa đưa tin chính thức về dịch COVID-19, nhưng trên Internet đã lan truyền rằng các xét nghiệm mầm bệnh do nhiều bệnh viện thực hiện trên bệnh nhân không bao gồm mục COVID-19. Ngoài ra còn có tin lãnh đạo ĐCSTQ đã ra lệnh che giấu dịch bệnh, và không được phép nhắc đến COVID-19.

Điều đáng nói là ngay khi ngoại giới đang nghi ngờ liệu làn sóng dịch bệnh mới ở Trung Quốc có thật hay không, thì ngày 1/12, chính quyền Nghĩa Ô tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc đã đưa ra sáng kiến “tiết kiệm ngũ cốc trong hơn 10 ngày”.

Ngoài ra, ngày 1/12, các cơ quan hữu quan của Trung Quốc đã phê duyệt đưa một số vắc-xin ngừa COVID-19 vào danh sách “sử dụng khẩn cấp”.

Theo báo cáo từ APP, Công ty TNHH Dược phẩm Sáng tạo CSPC thông báo, vắc-xin mRNA hóa trị hai cho COVID-19 do Công ty sinh học Jushi (Cự Thạch) phát triển, đã được Cục Quản lý Sản phẩm Y tế Quốc gia Trung Quốc phê duyệt được sử dụng khẩn cấp ở Trung Quốc, nhằm ngăn ngừa các bệnh do nhiễm COVID-19.

Shenzhou Cell (Tế bào Thần Châu) thông báo rằng vắc-xin protein S-Trimer biến thể COVID tái tổ hợp được phát triển độc lập của công ty này cũng được các cơ quan Trung Quốc hữu quan phê duyệt sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.