Ngày 2/2, tin tức “Cậu bé bị bắt nạt chết não hiến tạng để cứu 7 người” đã trở thành chủ đề tìm kiếm nóng trên mạng xã hội weibo ở Trung Quốc.

 

p3448471a832017022
Cậu bé 13 tuổi ở Quảng Đông đã hiến tạng sau khi bị chết não vì bị bắt nạt ở trường. (Ảnh chụp màn hình weibo)

Học sinh 13 tuổi chết não ở Quảng Đông hiến nội tạng cứu 7 người

Theo tài khoản weibo chính thức của “Tuần báo Tin tức Trung Quốc” (China News Weekly), tạp chí duy nhất ở Trung Quốc Đại Lục được đưa vào hội trường của Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc và Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc, khoảng 8h sáng ngày 1/2, tại Bệnh viện liên kết số 1 của Đại học Y Quảng Châu, hoạt động hiến tạng của Liêu Cương Hán (Liao Ganghan), cậu bé 13 tuổi bị bắt nạt tại trường trung học cơ sở Bát Giáp ở thành phố Dương Xuân, đã bắt đầu. Sinh mạng của cậu bé nhỏ tuổi này chính thức được đặt dấu chấm hết. Theo các bác sĩ, sau ca phẫu thuật, nội tạng và mô của Liêu Cương Hán đã giúp ít nhất 7 người sống lại.

Theo báo cáo, vào tháng 12 năm ngoái, một số cư dân mạng cho biết, một học sinh trường trung học cơ sở Bát Giáp ở thành phố (cấp huyện) Dương Xuân, Dương Giang, tỉnh Quảng Đông đã bị bạn cùng lớp đánh đập và trở thành “thực vật”. Phòng Giáo dục thành phố Dương Xuân đã đưa ra thông báo cho biết vào khoảng 9h sáng ngày 4/12/2023, học sinh lớp 8 họ Giang đã tranh cãi với bạn học họ Liêu, sau đó Giang đã đẩy Liêu lên bục giảng lớp học. Với sự hỗ trợ của bạn cùng lớp họ Hoàng, Giang đã dùng chổi đánh vào sau đầu của Liêu, sau đó còn đấm nhiều cái vào đầu Liêu. Giáo viên đã thông báo cho bác sĩ của trường và gọi đường dây nóng khẩn cấp. Liêu đã được điều trị tại một số bệnh viện.

Thông tin “Cậu bé chết não bị bắt nạt hiến nội tạng cứu 7 người” khiến cư dân mạng phẫn nộ

Nhiều cư dân mạng Weibo tỏ ra không hài lòng về tin tức này, chỉ trích nói rằng:

“Hãy tập trung máy ảnh vào kẻ bắt nạt! Đứa trẻ này lẽ ra có một tương lai tươi sáng chứ không phải trở thành ngân hàng nội tạng.”

“Đăng tin này này chi bằng hãy đăng tin trừng phạt nghiêm khắc hung thủ ra sao.”

“Làm sai trọng điểm của vấn đề rồi.”

“Có phải để tuyên truyền rằng cậu bé ‘chết kịp thời, chết có ích không?’”

“Đây không phải trọng điểm, mấu chốt là cậu bé đã bị bắt nạt như thế nào và chuyện gì đã xảy ra với hung thủ…” 

“Kẻ bắt nạt đâu? Hắn đã đi đâu? Xử lý thế nào? Đọc xong vẫn không có tin tức gì?”

Một số cư dân mạng còn đặt câu hỏi: 

“Cần sự thiện lương này làm gì? Nếu có thể, xin hãy để cậu bé sống một cuộc sống khỏe mạnh, bình an, vui vẻ. Nếu không, xin hãy để kẻ bắt nạt phải bị pháp luật trừng phạt. Tuổi tác không phải là cái cớ để phạm tội.”

“Cậu bé đã cứu được 7 người, nhưng có ai đã cứu cậu bé ấy?”

“Tin tức này có gì đáng để thành tìm kiếm nóng? Còn việc trừng phạt kẻ bắt nạt thì sao? Vì sao không trở thành tìm kiếm nóng?”

Tin đồn có bệnh viện điều trị bệnh nhân bệnh nhẹ thành “bệnh nặng”, sau đó bác sĩ đã khuyên hiến tạng

Tài khoản mạng xã hội @zhihui999 đã đăng tải ảnh chụp màn hình và video vào ngày 30/1, nói rằng đó là điều “kinh khủng”, vì để thu cướp lấy nội tạng, “ĐCSTQ đang tạo ra những cái chết”. Người bệnh vốn là bệnh rất nhẹ, “họ lại dám tiêm thuốc mê cho cậu bé, khiến cậu bé ngủ không tỉnh dậy, tạo thành giả tượng bệnh tình nghiêm trọng, rồi lại cố gắng thuyết phục cha mẹ từ bỏ việc điều trị và hiến nội tạng.” Ngoại trừ một số cha mẹ biết sự thật, “có bao nhiêu người bị họ lừa gạt? Những kẻ đang tạo ra những bi kịch tại nhân gian”, vì tiền và lợi ích họ đang làm những việc vô nhân đạo.

Ảnh chụp màn hình chat trực tuyến cho thấy có người cho biết họ đã có trải nghiệm cá nhân: “Con gái anh cả của tôi bị ngã trên giường xuống, phải nhập viện nửa tháng vì sốt. Bác sĩ cũng khuyên họ nên từ bỏ việc điều trị và hiến tạng để có được một khoản tiền. Anh tôi nhất quyết không đồng ý. Sau vài ngày, cơn sốt giảm dần và dần dần thuyên giảm. Hiện tại mọi chuyện đã bình thường.”

Một người khác cho biết, có một người mà anh biết bị tắc ruột: “Bác sĩ khuyên anh nên hiến nội tạng nhưng gia đình anh không đồng ý hiến bất kỳ nội tạng nào. Cuối cùng, anh đã được xuất viện và hiện đang sống khỏe mạnh!”

Đoạn video hiển thị “Jinri Tou Tiao” trên Kuaishou News cho biết, trong vòng vài ngày của năm 2024, “đã có rất nhiều cuộc tìm kiếm [người mất tích], và bây giờ ngày càng nhiều, còn có ai quản hay không?” Sự giám sát của cảnh sát thực sự kỳ lạ, lái xe nào vi phạm pháp luật “thì chụp ảnh rất rõ ràng”, đến khi thực sự cần tìm người thì lại ém đi. “Chúng tôi mỗi ngày giống như ở chiến trường, phải luôn giữ cảnh giác, thực sự quá mệt mỏi!” Đoạn video cho thấy mới vài ngày của năm 2024, ít nhất 17 người mất tích, chủ yếu là trẻ em khoảng 16 tuổi, người trẻ nhất là bé gái 3 tuổi Ma Xueqian đến từ Long Nam, tỉnh Cam Túc, và người lớn nhất là một phụ nữ 30 tuổi.