Với 1.573 ca nhiễm, hiện có thông tin thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc đã ra nhiệm vụ “làm sạch về 0”, yêu cầu phải đạt được mục tiêu “làm sạch ca nhiễm trong cộng đồng” trước ngày 4/1.

a6d1f4b7ab3899661b463b0678753f62
Sau khi thành phố Tây An tỉnh Thiểm Tây tuyên bố phong tỏa thành phố vào ngày 22/12, người dân đổ xô đi mua đồ dùng sinh hoạt trong đêm. (Ảnh cắt từ video).

Dịch bệnh khó kiểm soát, tin đồn bắt lập cam kết “0 ca nhiễm”

Theo thông báo của Ủy ban Y tế Sức khỏe Trung Quốc, vào ngày 1/1, Trung Quốc có 191 ca nhiễm, trong đó số ca nhiễm ở tỉnh Thiểm Tây là 123 ca, thành phố Tây An chiếm 122 ca. Ngoài ra, theo số liệu của Ủy ban Y tế Sức khỏe tỉnh Thiểm Tây, hiện tỉnh này còn 7 ca nhiễm không triệu chứng, đang được quan sát y tế.

Tại cuộc họp báo về công tác phòng chống dịch của thành phố Tây An hôm 2/1, chính quyền cho biết, từ ngày 9/12/2021 đến ngày 1/1/2022, thành phố Tây An có tổng cộng 1.573 ca xác nhận lây nhiễm. 

Tại cuộc họp báo còn cho biết, tình hình dịch bệnh tại Tây An đang ở giai đoạn quan trọng, hội tụ rủi ro lớn nhất của dịch bệnh hiện nay.

Về vấn đề này, ông Dương Nghị (Yang Yi), một chuyên gia điều trị y tế của Nhóm công tác Thiểm Tây, Cơ chế Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh liên ngành thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc, nhấn mạnh trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông nhà nước rằng nhóm công tác đã chuẩn bị hơn 40 đội y tế ở Thiểm Tây và Tây An, được phân bổ tại các bệnh viện được chỉ định; đồng thời, ba bệnh viện được chỉ định cũng đã được mở và bệnh viện được chỉ định thứ tư cũng đã sẵn sàng. Tổng số giường bệnh lên đến 3.000 cái.

Tuy nhiên, điều đáng nói là vào ngày 29/12/2021, sau khi bà Tôn Xuân Lan, Ủy viên Bộ Chính trị ĐCSTQ, Phó Thủ tướng Quốc vụ viện, đến Tây An để kêu gọi địa phương quán triệt chính sách chung “không ca nhiễm biến động” (dynamic zero-COVID), trên mạng lan truyền một tài liệu có tên “Tinh thần của hội nghị điều hành qua truyền hình của Ban chỉ huy Phòng chống và Kiểm soát Dịch bệnh thành phố vào ngày 1/1/2022”. Nội dung cho thấy, tối ngày 1/1/2022, ban chỉ huy phòng chống dịch thành phố Tây An đã triệu tập hội nghị điều hành qua truyền hình, để truyền đạt chỉ thị của Ủy viên Bộ Chính trị trung ương, Phó Thủ tướng Quốc vụ viện Tôn Xuân Lan. 

p3071881a198161822
Hiện tại có thông tin lan truyền cho thấy tỉnh Thiểm Tây truyền đạt nhiệm vụ “làm sạch ca nhiễm về 0”, yêu cầu cần phải thực hiện mục tiêu “làm sạch ca trong nhiễm cộng đồng” trước ngày 4/2. (Ảnh từ internet).

“Bí thư tỉnh ủy Lưu Quốc Trung, tỉnh trưởng Triệu Nhất Đức, Bí thư thị ủy Phương Hồng Vệ đã tham dự và phát biểu tại hội nghị”. Ông Lưu Quốc Trung nhấn mạnh, tình hình dịch bệnh ở Tây An đã vào “thời khắc quyết chiến toàn diện, trước ngày 4/1 cần phải thực hiện mục tiêu làm sạch ca nhiễm trong cộng đồng”. Chính quyền chưa có hồi đáp gì về các thông tin liên quan. 

Cũng có hình ảnh đăng tải trên mạng cho thấy, sau khi Tây An tổ chức cuộc họp khẩn, đã tiến hành thay thế Bí thư, quận trưởng quận Nhạn Tháp, đồng thời “yêu cầu các quận lập ‘quân lệnh trạng’ (cam kết thực hiện), trong 3 ngày các khu cộng đồng phải không có ca nhiễm”. 

Theo tờ Báo chiều Tây An đưa tin, tỉnh ủy Tây An xác thực đã miễn nhiệm chức vụ bí thư và phó bí thư quận Nhạn Tháp đối với 2 người là Vương Bân và Nhạn Thi Việt. Chức bí thư quận do Phó thị trưởng Tây An Dương Kiến Cường kiêm nhiệm. 

Một cư dân mạng nắm được tình hình viết rằng: “Vì sao lại đưa nhiều người như thế này ra ngoại ô đi cách ly trong đêm? Bởi vì ra khỏi quận Nhạn Tháp thì không phải là trách nhiệm của ông ta nữa, ông ta có quan tâm đến việc bạn bị nhiễm ở bên ngoài hay không?”

“Như thế này thì Tây An đã giành được thắng lợi toàn diện đầu tiên, không chỉ là nguyên nhân này, quan trọng nhất chính là vì chỉ cần lôi đi, thì có xảy ra bao nhiêu ca nhiễm thì đều là xác nhận lây nhiễm trong thời gian cách ly, không phải là lây truyền trong khu cộng đồng, trong khu cộng đồng có thể tuyên bố là 0 ca nhiễm. Có thông minh hay không?”

Nhưng hậu quả lại là “Do lây nhiễm chéo, nên có khả năng số người xác nhận lây nhiễm tăng gấp mấy lần, nhưng khi đối mặt với mũ ô sa thì những điều này không quan trọng.”

Đối với hàng loạt động thái nói trên của chính quyền, dư luận không khỏi nghi ngờ về số liệu ca nhiễm mà chính quyền công bố. 

Người dân bị kiểm soát nghiêm ngặt mọi hoạt động, mua đồ ăn, điều trị y tế cũng khó

Ngoài ra, do tình hình dịch bệnh tại Tây An ngày càng nghiêm trọng, ngày 22/12/2021, chính quyền địa phương đã tuyên bố thực thi phong tỏa thành phố 13 triệu người vào ngày 23/12. 

Sau đó có nhiều thông tin người dân phàn nàn trong nhà thiếu lương thực, không đủ 3 bữa cơm, còn có người “khó đi chữa bệnh” “khó đi mua thuốc”, v.v. 

Đối mặt với cảm giác suy sụp của ngày càng nhiều người dân và các video sợ hãi hỗn loạn tràn lan, ngày 2/1, ông Phương Tăng Văn, Ủy viên Thường ủy Quận ủy Diêm Lương của thành phố Tây An, đã phải thừa nhận với công chúng rằng khó khăn lớn nhất mà hiện nay quân Diêm Lương gặp phải, đó là vấn đề liên quan đến đời sống của người dân. Tỷ lệ mở siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng thực phẩm tươi sống, chợ rau quả, nhà thuốc, v.v, chưa đủ cao; việc chăm sóc các nhóm đặc biệt như người già, trẻ em, người tàn tật và những người mắc bệnh mãn tính, phụ nữ có thai sắp sinh, các khoa cấp cứu bệnh nhân,… cũng cần được tăng cường hơn nữa.

Tuy nhiên, một đoạn video lan truyền trên mạng cho thấy, một thanh niên ra ngoài mua bánh bao vì đói bụng, kết quả đã bị nhân viên phòng chống dịch tay đấm chân đá, bánh bao mà thanh niên này mua cũng bị rơi xuống đất. Cư dân mạng bình luận, “Anh ta chỉ là bị đói thôi, có gì sai.”

Hiện tại thành phố Tây An đã bố trí hơn 20.000 lực lượng cảnh sát để tăng cường kiểm soát người dân địa phương. 

Theo thông báo của chính quyền, từ ngày 9/12/2021 đến nay, Tây An đã có 58 vụ án hình sự liên quan đến phòng chống dịch, cái gọi là hành vi phạm tội của nghi phạm gồm tự ý ra ngoài, lan truyền tin giả về dịch bệnh trên mạng, tìm cớ gây rối, v.v. Tuy nhiên người dân nghi ngờ chính quyền đang kiểm soát nhất cử nhất động của người dân, mọi thông tin tiêu cực đều bị ngăn chặn. 

(Nội dung tweet: Phấn hồng Trung Quốc nói người trên mạng xã hội nước ngoài quan tâm đến dịch bệnh Tây An sao không quyên góp vật tư cho người Tây An …

Bởi vì người bình thường ở hải ngoại biết rằng chính sách phòng dịch phản nhân loại của Trung Quốc là sai lầm của chính phủ.

Người bình thường ở hải ngoại cũng biết rằng vật tư mà họ quyên góp sẽ bị lấy đi bán.)

(Nội dung tweet: Không rõ vì sao người dân tranh cãi với cảnh sát. Người dân hỏi cảnh sát làm việc vì ai, cảnh sát trả lời “làm việc cho đảng”. Lẽ nào cảnh sát không phải là phục vụ nhân dân sao?)

Lê Tiểu Quỳ, Vision Times

Xem thêm: