Một số nhật báo Pháp ngày 6/3 đã đưa tin liên quan đến chủ đề Trung Quốc, chủ yếu tập trung vào hai vấn đề chính: Hội nghị Nhân đại (Quốc hội) của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang diễn ra, và sự tái xuất hiện của “Lực lượng Vũ trang Nhân dân” – một tổ chức dân quân từ thời Mao Trạch Đông ở Trung Quốc.

Embed from Getty Images

Một nhóm phụ nữ thuộc dân quân Trung Quốc tham gia diễn tập tuần hành với nam giới trong buổi diễn tập cho lễ duyệt binh mừng Quốc khánh ở Bắc Kinh (Ảnh: Getty Images).

Mục tiêu năm 2024

Tại Hội nghị Nhân đại của ĐCSTQ đang được tổ chức tại Bắc Kinh, Thủ tướng Lý Cường đã tiết lộ mục tiêu tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc năm nay là 5% và chi tiêu quân sự là 7,2%. Về vấn đề này, nhiều tờ báo Pháp đã đưa tin và phân tích từ nhiều góc độ khác nhau.

Tờ Le Figaro chỉ ra không dễ để Trung Quốc đạt được mục tiêu tăng trưởng 5% trong năm nay. Ông Tập Cận Bình phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng trong nhiệm kỳ thứ ba của mình, “khế ước” giữa ĐCSTQ và giới tinh hoa kinh tế đang sụp đổ, ngày càng nhiều người giàu Trung Quốc chuyển tài sản của họ ra nước ngoài. Giới “thái tử Đảng” tham lam muốn kiểm soát mọi thứ phải tìm cách khiến lớp trung lưu an tâm. Trước áp lực ngày càng nặng nề, ông Tập Cận Bình và ĐCSTQ nhận ra rằng phải có động thái xoa dịu tâm trạng bất bình trong nước để đảm bảo tiếp tục nhận được sự ủng hộ của người dân.

“Lưỡng hội” được các “chiến lược gia” ĐCSTQ thiết kế kỹ lưỡng sẽ kéo dài đến thứ Hai tuần sau (11/3). Các nhà phân tích ở các bên đang theo dõi chặt chẽ có thể xảy ra bất kỳ dấu hiệu bất hòa nào. Trên thực tế, nhà lãnh đạo cao nhất đã từ bỏ “lãnh đạo tập thể” do những người tiền nhiệm thực hiện, tiếp tục độc tài kiểm soát hệ tư tưởng xã hội, thậm chí tái kích hoạt lại hệ thống “dân quân” ​​thời Mao Trạch Đông.

Chi tiêu quân sự thực tế của ĐCSTQ có thể cao hơn nhiều

Tờ Libération đã có bài với tiêu đề “Quân đội Trung Quốc bất chấp khủng hoảng của kinh tế Trung Quốc”, nêu bật mức tăng chi tiêu quân sự 7,2% hiện nay.

Tờ báo chỉ ra rằng chi tiêu quân sự thực tế của Bắc Kinh có thể cao hơn nhiều. Số liệu hiện tại có thể không bao gồm kinh phí phát triển vũ khí.

Sau khi lên nắm quyền cách đây 11 năm, ông Tập Cận Bình đã ra tín hiệu cải cách cơ cấu và chiến lược của Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) nhằm tăng cường tương tác giữa ba quân chủng (lục quân, không quân, hải quân). Sau khi đảm bảo an ninh biên giới và xác nhận thấy trong phạm vi đất liền có ít nguy hiểm hơn, PLA đã thực hiện sứ mệnh phát triển trên không và chinh phục các đại dương và Thái Bình Dương, đặc biệt theo ý chí của ông Tập và thành lập lực lượng tên lửa chịu trách nhiệm về vũ khí chiến lược. Ngày nay, số lượng tàu hải quân Trung Quốc đứng đầu thế giới. Về không quân, PLA có thể giống như Nga và Mỹ, triển khai các máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm mà họ có khả năng sản xuất.

Nhưng thông tin chỉ ra tham vọng của ĐCSTQ vẫn bị cản trở bởi một loạt trở ngại, chẳng hạn như tham nhũng. Nhiều quan chức cấp cao lần lượt biến mất ngay sau khi nhậm chức, đặt ra câu hỏi về sự ổn định quyền lực của ĐCSTQ.

Trong khi đó tờ Les Echos cho hay dù khai mạc Nhân đại ĐCSTQ là một trong những khoảnh khắc hiếm hoi trong đời sống chính trị Trung Quốc không đề cao vai trò của Tổng Bí thư, nhưng tên ông Tập Cận Bình đã xuất hiện 18 lần trong báo cáo của thủ tướng nước này. Trước đó một năm, ông Tập Cận Bình đã tái đắc cử nhiệm kỳ lãnh đạo thứ ba chưa từng có tiền lệ, thắt chặt hơn nữa kiểm soát của ông đối với Trung Quốc và ĐCSTQ, đưa những người trung thành với ông vào các cơ quan quyền lực cao nhất.

Trong thập kỷ qua, nhà lãnh đạo quyền lực nhất kể từ Mao Trạch Đông này đã trực tiếp nắm quyền kiểm soát các cơ quan mà vốn dĩ do Chính phủ phụ trách, theo đó gạt cựu Thủ tướng Lý Khắc Cường và các tổ chức nhà nước ra ngoài lề. Sau khi khai mạc Nhân đại lần này lại xảy ra diễn biến ngoài thông lệ: Hủy bỏ hoạt động họp báo của thủ tướng sau “lưỡng hội” – hoạt động đã được duy trì truyền thống 30 năm. Động thái này cho thấy thủ tướng một lần nữa bị gạt ra ngoài lề, càng làm nổi bật thống trị độc tài của ông Tập Cận Bình.

Kích hoạt lại hệ thống dân quân ​​thời Mao Trạch Đông

Ngoài ra, phóng viên châu Á của Le Figaro đã đăng một bài báo tiết lộ rằng trong những tháng gần đây, lực lượng vũ trang nhân dân đã xuất hiện ở nhiều vùng khác nhau của Trung Quốc, trong các doanh nghiệp nhà nước và trong các cộng đồng.

Bài viết ví dụ về hoạt động huấn luyện quy mô lớn kéo dài 3 ngày của dân quân Thâm Quyến, qua đó tiết lộ sự trỗi dậy của lực lượng vũ trang nhân dân ở nhiều nơi, nhấn mạnh xu thế phục hồi ý thức hệ của xã hội Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của ĐCSTQ đã bước vào một giai đoạn mới.

Bài viết chỉ ra trong bối cảnh Trung Quốc suy thoái kinh tế và tình hình căng thẳng địa chính trị quốc tế nghiêm trọng, các tổ chức “dân quân” ​​ ở Trung Quốc tồn tại từ thời Mao Trạch Đông đã trải qua cuộc hồi sinh lớn dưới thời Tập Cận Bình, tuyển dụng người dân thường để đối phó với những xung đột có thể xảy ra.

Phân tích cho rằng sự trỗi dậy của các tổ chức dân quân phản ánh lo ngại của ông Tập đối với “an ninh quốc gia” dưới sự “bao vây” của Mỹ, cũng như lo ngại về sự bất mãn xã hội có thể do suy thoái kinh tế gây ra. Có thể suy đoán trọng tâm chiến lược của ĐCSTQ đã chuyển từ kinh tế sang an ninh.

Nhiệm vụ của Bộ Lực lượng vũ trang nhân dân là “duy trì trật tự” xã hội trong thời bình, chống “gián điệp” và những kẻ gây rối khác; trong thời chiến là động viên nhân dân và phục vụ bộ máy sản xuất. Thông qua các chức năng kép đó, tiếp tục kiểm soát chặt chẽ xã hội và chuẩn bị cho những xung đột tiềm tàng có thể xảy ra.

Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2023 được biết đến là thấp nhất trong 30 năm qua, ngành bất động sản tiếp tục khủng hoảng và tỷ lệ thất nghiệp trong giới trẻ cao khiến tâm trạng bất mãn trong xã hội Trung Quốc ngày càng trầm trọng. Thêm nữa là căng thẳng trong vấn đề Đài Loan, đặc biệt là trong tổng tuyển cử Đài Loan ngày 13/1 một lần nữa cho thấy tình hình người Đài Loan quay lưng lại với ý chí của ĐCSTQ, ứng cử viên Đảng Dân chủ Tiến bộ ủng hộ độc lập cho Đài Loan là ông Lại Thanh Đức lên làm tổng thống, sự kiện khiến thế giới lo ngại ĐCSTQ sẽ dùng vũ lực quân sự để tấn công Đài Loan.

Tuy nhiên, có vẻ như giới phân tích phổ biến cho rằng sự trỗi dậy của lực lượng dân quân Trung Quốc chủ yếu là do nhu cầu trong nước, nhằm phục vụ các nhà lãnh đạo bị ám ảnh bởi quyền lực kiểm soát, chứ không phải là dấu hiệu báo trước về hành động quân sự ở eo biển Đài Loan.

Lưu Phương
(Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả, được đăng trên RFI.)