Hiệu quả không cao của vắc-xin Trung Quốc sản xuất kéo theo sức ép từ nhiều bên, khiến có thể trước tháng Bảy, nhà cầm quyền Bắc Kinh sẽ “bật đèn xanh” cho vắc-xin thuộc công ty công nghệ sinh học BioNTech của Đức.

shutterstock 1928581343
Vắc-xin CoronaVac của Trung Quốc (Ảnh: Jasni/ Shutterstock)

Trung Quốc cần thêm giải pháp

Tờ Wall Street Journal (WSJ) của Mỹ vào ngày 17/4 dẫn lời người quen thuộc tình hình tiết lộ, hiện nay giới khoa học trong nước Trung Quốc và các doanh nhân nước ngoài đang gia tăng áp lực đối với nhà cầm quyền Bắc Kinh nhằm phê duyệt thêm nhiều loại vắc-xin, nên có thể Bắc Kinh sẽ nhượng bộ cho phép dùng vắc-xin nước ngoài.

Thông tin cho biết, các quan chức Trung Quốc đã xem xét dữ liệu thử nghiệm lâm sàng của loại vắc-xin do công ty BioNTech SE (BNTX) của Đức sản xuất, dự kiến trong 10 tuần tới ​​sẽ bật đèn xanh cho dùng vắc-xin của BioNTech SE ở trong nước.

Vắc-xin đang được nhà cầm quyền Bắc Kinh xem xét là loại do BioNTech hợp tác với Pfizer phát triển, vì nhiều nước đã chấp thuận loại vắc-xin đó bao gồm Mỹ, Anh và Israel. Nếu được chấp thuận, đây sẽ là vắc-xin nước ngoài đầu tiên được phép dùng tại Trung Quốc.

Nhưng hiện vẫn chưa xác định rõ thời gian nào thì Trung Quốc phê chuẩn, việc này cũng có thể phụ thuộc vào xu hướng của vắc-xin Trung Quốc ở nước ngoài. WSJ chỉ ra rằng ở một mức độ nhất định thì điều đó cho thấy thời gian phê duyệt đã bị ảnh hưởng bởi các yếu tố chính trị.

Chỉ cách đây vài ngày đã có thông tin về lô vắc-xin Pfizer đầu tiên đến Trung Quốc. Sự kiện khiến nhiều người Trung Quốc bày tỏ ý muốn tiêm phòng dù có phải tự trả chi phí, nhưng như thông lệ, thông tin gây bất lợi này nhanh chóng bị cơ quan chức năng Trung Quốc phong tỏa.

Vắc-xin Trung Quốc không ngừa được virus

Đến nay, Trung Quốc chỉ cho phép dùng vắc-xin do nội địa Trung Quốc sản xuất, nhưng tỷ lệ bảo đảm thấp của vắc-xin nội đã là thực tế được thừa nhận.

Nghiên cứu mới nhất của Đại học Chile (University of Chile) cho thấy vắc-xin Biotech của Trung Quốc chỉ có 3% khả năng bảo vệ sau một liều tiêm. Bốn tuần sau khi tiêm liều vắc-xin đầu tiên đã không cho thấy bất kỳ tác dụng nào, nghĩa là khả năng có thể nhiễm virus của người tiêm liều vắc-xin đầu tiên không khác mấy người chưa được tiêm. Hai tuần sau khi tiêm liều thứ hai vắc-xin Biotech, khả năng bảo vệ chỉ tăng lên được 56,5%; nhưng khả năng bảo vệ trong hai tuần đầu tiên sau tiêm liều thứ hai đó chỉ là 27,7%.

Trong khi đó, tỷ lệ hiệu quả của vắc-xin Pfizer và Modena của Mỹ lần lượt đạt 95% và 94%. Ngay cả vắc-xin AstraZeneca của Anh, có thể gây ra các trường hợp huyết khối hiếm gặp, cũng có tỷ lệ hiệu quả là 79%.

Gần đây tờ Daily Mail (Anh) đã dẫn bình luận của nhà virus học Ian Jones tại Đại học Reading của Anh chỉ ra rằng: “Các loại vắc-xin (Trung Quốc) được sản xuất rất nhanh, nhưng các protein virus mà chúng chứa không có tác dụng bảo vệ, thực tế đó đã gây rất nhiều lãng phí trong hoạt động tiêm phòng”.

Ông cho biết vắc-xin được phát triển ở Trung Quốc là vắc-xin bất hoạt, loại vắc-xin này thiếu tính đặc hiệu, dù sau khi tiêm vào cơ thể sẽ khiến hệ miễn dịch tiết ra nhiều kháng thể, nhưng thực tế kháng thể đó lại không thể mang đến hiệu quả chống virus viêm phổi Vũ Hán.

Hôm thứ Sáu tuần trước (16/4) Đài VOA của Mỹ cũng dẫn lời một nhân viên y tế nói thẳng rằng vì vắc-xin của Trung Quốc quá yếu khiến ông rất lo lắng sau khi thực hiện tiêm chủng quy mô lớn có thể sinh ra một loại virus biến thể nguy hiểm, khiến hoạt động phòng chống dịch bệnh toàn cầu trong tương lai trở thành công cốc.

Mộc San, Vision Times

Xem thêm: