Tháng 9/1889, Phan Đình Phùng từ bắc trở về, nghĩa quân Hương Khê được Cao Thắng dẫn dắt đã có được căn cứ vững chắc cùng 1.000 quân, 500 khẩu súng trường tự tạo cùng nhiều súng hỏa mai khác để chống quân Pháp.

Nghĩa quân thành lập xưởng cơ khí, mời thợ giỏi các nơi đến hợp sức chế tạo vũ khí, việc phụ trách xưởng cơ khí làm súng được giao cho Lê Quyên (hay gọi là Đội Quyên).

Đánh bại các cuộc càn quét khiến quân Pháp thiệt hại nặng nề

Quân Pháp tổ chức tấn công càn quét nghĩa quân Hương Khê. Nhưng nghĩa quân đã đánh bại các cuộc càn quyết này, giữ vững căn cứ. Cao Thắng trở thành trợ thủ đắc lực của Phan Đình Phùng, một thủ lĩnh gan dạ và dũng cảm, người hoạch định các sách lược cho nghĩa quân Hương Khê.

Có được vũ khí hiện đại hơn, Phan Đình Phùng và Cao Thắng tính đến chuyện mở rộng địa bàn hoạt động đến các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình.

Thấy nghĩa quân Hương Khê ngày một lớn mạnh, địa bàn hoạt động ngày càng rộng. Quân Pháp huy động một lực lượng lớn đến tấn công, bao vây nghĩa quân, cắt đứt liện lạc với người dân nhằm cô lập nghĩa quân.

Theo “Việt sử Tân biên” thì giai đoạn này nghĩa quân đã có 28 trận đánh chống càn quét, nhờ tự chủ về vũ khí, quân Hương Khê hầu hết đều giành chiến thắng oanh liệt, khiến quân Pháp chịu thiệt hại nặng nề.

Cao Thắng: Người học chế tạo súng trường chống quân Pháp
Súng trường Fusil Gras M80 1874 của Pháp. (Ảnh: PHGCOM, Wikipedia, CC BY-SA 3.0)

Sau nhiều trận thua, quân Pháp tập trung thêm quân tăng cường càn quét. Một khi quân Pháp tiến sâu vào, thì Phan Đình Phùng cho một cánh quân phòng thủ chặn lại, cánh quân khác thì vòng phía sau đánh vào phía lưng quân Pháp, khiến quân Pháp phải lui về để tránh bị đánh tập hậu.

Nghĩa quân có được nhiều trận thắng lớn, đặc biệt là trận đánh thẳng vào tỉnh lỵ Hà Tĩnh, phá nhà tù giải cứu được nhiều người.

Tiến đánh Nghệ An

Để phá thế bao vây và mở rộng địa bàn hoạt động, tháng 11/1893 Cao Thắng cùng Cao Nữu và Nguyễn Niên dẫn 1.000 quân tiến đánh thẳng vào Nghệ An.

Dưới sự chỉ huy của Cao Thắng, nghĩa quân Hương Khê đánh đâu thắng đó, chiếm nhiều đồn trại, khiến quân Pháp thệt hại nặng nề. Trên đà thắng trận, nghĩa quân tiến đánh vào huyện Thanh Chương.

Chỉ huy đồn Nu (hay Nỏ) trấn giữ Thanh Chương là thiếu úy người Việt tên là Phiến. Lúc này tin tức thất thủ liên tục báo về đồn Nu, Phiến liền nghĩ kế cho một nửa quân trấn giữ trong đồn, còn một nữa mang vũ khí ra ngoài, đợi quân Hương Khê kéo đến trong ngoài cùng đánh.

Cao Thắng dẫn quân tiến đánh đồn Nu, bị rơi vào cái bẫy chuẩn bị sẵn, hỏa lực quân Pháp từ hai phía bắn tới rất mạnh. Cao Thắng bị trúng đạn ngã xuống khi mới chỉ 29 tuổi.

Cao Thắng mất là một tổn thất rất lớn cho nghĩa quân Hương Khê và không biết đến bao giờ mới xuất hiện được một vị tướng tài như thế.

Phan Bội Châu trong sách Việt Nam vong quốc sử viết về Cao Thắng như sau : “Ở hạt Hà Tĩnh, trong khoảng 11 năm, nhiều người đã liều mạng đánh nhau với Pháp, vất vả trăm trận đánh trở thành danh tướng một thời, trong số ấy nổi bật có Chưởng doanh nghĩa binh là Cao Thắng.”

Hiện nay tên Cao Thắng được đặt cho nhiều trường học cũng như đườngphố khắp nơi ở Việt Nam. Ở Khê Thượng (Hương Khê) và thôn Cao Thắng (Sơn Lễ, Hương Sơn) đều có đền thờ Cao Thắng.

Tháng 3/1894, Lãnh Lợi đã tổ chức trận phục kích tại Vạn Sơn (Nam Đồng), trong trận đánh này nghĩa quân thắng lớn, Đốc binh Nguyễn Bảo đã diệt được thiếu úy Phiến.

Những trận đánh cuối cùng của nghĩa quân Hương Khê

Quân Pháp nghe tin Cao Thắng mất thì rất mừng, tăng cường thêm binh lực, siết chặt vòng vây đánh nghĩa quân Hương Khê. Nghĩa quân chống trả ác liệt, nhưng càng về sau lực càng yếu dần.

Năm 1895, quân Pháp điều thêm nhiều quân mạnh đến trấn áp, đặc biệt có viên sĩ quan ngụy quân là Nguyễn Thân chỉ huy, nhiều quân Pháp và ngụy quân cùng tấn công. Nghĩa quân Hương Khê bị bịt kín đường tiếp vận khiến lương thực thiếu thốn. Mỗi lần bị tấn công, nghĩa quân chỉ di chuyển chống trả từ núi Quạt đến núi Vụ Quang.

Tháng 10/1894, quân Pháp cùng ngụy quân tiến đến căn cứ núi Vụ Quang của nghĩa quân. Phan Đình Phùng cho quân lên thượng nguồn làm kè ngăn nước lại, đồng thời chuẩn bị nhiều khúc gỗ lớn.

Quân Pháp đến giữa sông thì Phan Đình Phùng cho phá kè, nước từ thượng nguồn đổ ào xuống cuốn theo những thân cây lớn khiến quân Pháp tử trận rất nhiều, trong đó có 3 viên sĩ quan.

Tuy nhiên 3.000 quân do Nguyễn Thân cầm đầu siết chặt vòng vây, nghĩa quân kiên cường cầm cự, đến tháng 12/1895 thì Phan Đình Phùng bị thương nặng rồi mất. 12 ngày sau quân Pháp vào được căn cứ Vụ Quang.

Người hồi sinh cho những khẩu súng của Cao Thắng

Người được giao phụ trách xưởng cơ khí làm súng là Đội Quyên liền cho chôn dấu vật liệu rồi đốt xưởng, dẫn số quân còn lại chạy ra Đông Thành (Nghệ An) hợp với quân của Lãnh Ngợi tiếp tục chống Pháp.

Sau đó trong một trận đánh, Lãnh Ngợi hy sinh. Đội Quyên phiêu bạt các nơi tham gia một số tổ chức chống Pháp. Năm 1912, ông tham gia Việt Nam Quang phục hội của Phan Bội Châu.

Bằng kinh nghiệm tạo súng của mình khi còn ở trong hàng ngũ nghĩa quân Hương Khê, Đội Quyên đã lập xưởng chế tạo súng, trang bị cho đội quân của Quang phục hội chống Pháp. Và những cây súng của Cao Thắng ngày nào lại được hồi sinh.

Tại hội nghị của tổ chức Việt Nam Quang phục Hội ở Nghệ An – Hà Tĩnh, Đội Quyên được cử làm Tổng chỉ huy Quang phục quân ở địa bàn này. Ông xây dựng căn cứ ở Bố Lư (thuộc huyện Thanh Chương).

Thời gia này Quang Phục hội hoạt động mạnh, những cây súng của Cao Thắng ngày nào, dưới bàn tay của Đội Quyên tiếp tục cùng Quang phục quân gây khó khăn thiệt hại cho quân Pháp.

Năm 1917 trong một chuyến công tác, Đội Quyên bị bệnh phải nằm lại ở nhà bạn. Ông bị mật báo, quân Pháp kéo đến bao vây, dù bị thương nhưng Đội Quyên vẫn chống cự quyết liệt. Biết không thể thoát được liền tự sát để không sa vào tay quân Pháp.

Trần Hưng

Xem thêm:

Mời xem video: