Để có một đội quân sư tử là rất khó, do sư tử hung dữ không thể huấn luyện. Tuy nhiên trong lịch sử cũng từng có việc lấy hình tượng sư tử để dọa tượng binh, nhờ đó thắng trận.

Cuộc chiến giữa tượng binh và sư tử hiếm có trong lịch sử
(Tranh minh họa: NightCafe AI)

Vào thế kỷ thứ 2, cũng như Giao Chỉ, quận Nhật Nam nằm dưới sự đô hộ của nhà Hán, người dân bản địa liên tục nổi lên chống lại. Năm 190, một người là Khu Liên nổi lên chống lại ách đô hộ nhà Hán, tách một phần lãnh thổ ở huyện Tượng Lâm thuộc quận Nhật Nam làm vương quốc riêng bao gồm toàn bố thành phố Huế ngày nay, Hậu Đường thư gọi là Lâm Ấp.

Về lý do tên gọi Lâm Ấp, Thủy Kinh Chú có ghi chép rằng: “Lâm Ấp là huyện Tượng Lâm, sau bỏ chữ Tượng để chỉ còn chữ Lâm”.

Từ đó Lâm Ấp mở rộng lãnh thổ và ngày càng lớn mạnh, trong khi Giao Châu đang ở vào thời kỳ bắc thuộc thì Lâm Ấp do ở xa Trung Quốc nên ít bị các Triều đại ở Trung Quốc dòm ngó hơn. Đến thời nhà Tấn, Lâm Ấp đem quân cướp phá Giao Châu nên liên tục có các cuộc giao tranh giữa Lâm Ấp và nhà Tấn.

Năm 420, nhà Lưu Tống lật đổ nhà Đông Tấn. Năm 432 vua Lâm Ấp là Phạm Dương Mại II đưa quân theo đường biển tiến đánh quân Lưu Tống ở các quận Nhật Nam và Cửu Chân nhưng đều thất bại. Từ đó Lâm Ấp thường cướp phá các quận của Giao Châu.

Năm 443, Hoàng Đế nhà Lưu Tống sai Tông Xác đưa 5.000 quân chinh phạt Lâm Ấp. Tông Xác đưa quân đến thì gặp quân Lâm Ấp, hai bên dàn thế trận. Vau Lâm Ấp đích thâm cầm quân dóng trống, binh sĩ phất cờ hò hét vang trời.

Sau đó đội hình quân Lâm Ấp biến dổi, đội tượng binh lao lên tấn công quân Lưu Tống. Trước sức mạnh của tượng binh, quân Lưu Tống nhanh chóng hỗn loạn và tháo chạy, Tông Xác đưa quân chạy về bản doanh, hội họp các tướng bàn tính cách phá tượng binh Lâm Ấp.

Các tướng cho rằng voi ngán nhất là sư tử. Nhưng mà kiếm đâu ra sư tử, hơn nữa còn phải huấn luyện. Tông Xác nghe bàn thầm nghĩ ra một cách.

Sau trận thắng đầu, sĩ khí quân Lâm Ấp lên cao, quân Lâm Ấp lại đến khiêu khích. Tông Xác liền cho người gửi thư khiêu chiến. Trên vùng đất rộng hai bên lại lần nữa dàn quân cho trận quyết chiến.

Vua Lâm Ấp lại cho đội tượng binh dàn thành thế trận. Khi tiếng trống trận vang lên, đàn voi lẫm liệt tiến sang trận địa quân Lưu Tống.

Bấy giờ thế trận quân Lưu Tống có thay đổi, bất ngờ xuất hiện hàng trăm con sư tử. Tượng binh Lâm Ấp nhìn thấy sư tử thì hoang mang, vội vàng quay đầu voi chạy về, việc chạy về đột ngột này hỗn loạn, khiến voi mất kiểm soát, giày xéo cả lên quân Lâm Ấp.

Lúc này Tông Xác cho quân tấn công toàn diện, quân Lâm Ấp không thể chống trả liền tháo chạy toán loạn. Quân Lưu Tống truy kích đuổi theo rồi tiến vào Kinh đô Trà Kiệu, lấy được rất nhiều vàng bạc châu báu của cải.

Nguyên Tông Xác cho người biết làm mộc làm 500 hình nộm sư tử, rồi cho mặc vải, sơn vẽ trang trí y như sư tử thật rồi đem ra trận đánh quân Lâm Ấp. Sư tử giả đánh thắng voi thật là một trong những trận đánh hiếm gặp trong lịch sử.

Từ đó Lâm Ấp không còn lực để cướp phá Giao Châu nữa. Vua Lâm Ấp là Phạm Dương Mại II thua trận chạy xuống phía nam đánh chiếm các tiểu quốc. Năm 579, nhà Lưu Tống diệt vong, nhà Nam Tề lên thay, Lâm Ấp ở quá xa nên nhà Nam Tề không còn chú ý. Do vậy Lâm Ấp tìm cách lấy lại các vùng đất phía bắc của mình.

Năm 492, nhà Nam Tề phong cho vua Lâm Ấp Phạm Chư Nông tước vị An Nam Tướng quân Lâm Ấp vương.

Đến thời nhà Lương, Lý Bí đánh bại quân Lương, lập nước Vạn Xuân. Lợi dụng lúc Lý Bí đưa quân ra bắc chặn đánh viện binh quân Lương, Lâm Ấp đem quân tiến đánh Vạn Xuân ở phía nam. Vào năm 542, Lý Bí đưa danh tướng Phạm Tu đánh Lâm Ấp, nữ tướng Phạm Thị Toàn sau khi đánh tan viện binh quân Lương ở phía bắc cũng xuống nam cùng tướng Phạm Tu. Đây là cuộc chiến đầu tiên giữa Lâm Ấp và Giao Châu tự chủ.

Trần Hưng

Xem thêm:

Mời xem video: