Ai cũng khao khát có một mái ấm hạnh phúc, mỹ mãn, nhưng dẫu mái nhà ấy ấm áp thế nào đi chăng nữa, cũng chẳng thể tránh khỏi những việc vụn vặt hàng ngày, lời ra tiếng vào, hay thậm chí là đôi bên lời qua tiếng lại, như câu “Ở trong chăn mới biết chăn có rận”. Vậy làm thế nào mới có thể biến những tranh cãi này trở thành lối tư duy chính diện, thậm chí chuyển biến thành nguồn năng lượng tích cực khiến gia đình hưng vượng?

giáo dục gia đình, Dạy con giúp đỡ vô tư
(Ảnh minh họa: A3pfamily, Shutterstock)

Điều đầu tiên một gia đình hưng vượng cần có là sự hòa thuận. Chữ “Hoà” (和) gồm chữ “Thiên” (千), bộ “Nhân” (人) và bộ “Khẩu” (口) hợp lại, ý rằng cả nghìn người chung đều một tiếng nói, một tấm lòng thì gọi là “Hoà” (hài hoà, hoà thuận).

Một gia đình tồn tại không phải vì tiền tài, mà là vì sự trân quý của mỗi thành viên đối với gia đình mình. Dẫu vàng dắt đầy lưng, nhưng không biết trân trọng, yêu mến, bảo vệ gia đình, sớm muộn cũng sẽ khiến gia đình ấy rơi vào cảnh đổ vỡ, phân ly. Cha mẹ con cái, anh chị em chung sống hoà hợp bên nhau mới là bản chất của một gia đình.

Một gia đình hoà thuận sẽ có tương lai tươi sáng, mãn nguyện, điều này tự nhiên cũng sẽ giúp ích cho sự nghiệp của mỗi người. Sự giúp đỡ của những thành viên trong một gia đình hoà hợp là nguồn khích lệ lớn lao nhất trong công việc, sự nghiệp của mỗi người.

Hiếu thuận cũng là một điều kiện tất yếu để một gia đình đời đời hưng vượng. Đạo hiếu từ xưa đến nay đều là chuẩn mực đạo đức của con người. Một người không hiếu thuận khi ra ngoài xã hội sẽ bị người khác coi thường. Bởi lẽ ngay cả cha mẹ mình mà họ còn không hiếu thuận thì sao có thể được người trong xã hội tín nhiệm đây?

Hiếu thuận chính là cái gốc cho sự phát triển của mỗi gia đình, những kẻ bất hiếu chẳng thể nào dưỡng thành những người con hiếu thuận. Những người con bất hiếu với cha mẹ, tự nhiên con cái họ cũng không hiếu thuận với họ. Dẫu sao cha mẹ mới là những người thầy đầu tiên của con cái, nhất cử nhất động của họ đều ảnh hưởng tới sự trưởng thành của con. Hiếu thuận là niềm mong mỏi của cha mẹ với những đứa con, cũng là yêu cầu tự thân dành cho mỗi người làm cha làm mẹ.

Ngoài ra, một gia đình còn phải tuân theo gia quy, gia huấn thì mới có thể hưng vượng được. 100 năm trước Tăng Quốc Phiên đã từng nói về điều này trong những lá thư ông gửi cho người thân. Có thể nói đó là trí huệ trị gia của ông.

Có câu rằng “Không ai giàu ba họ”, nhưng con cháu đời sau nhà họ Tăng lại hưng thịnh suốt hơn một trăm năm. Điều này có liên quan mật thiết tới những gia huấn nghiêm khắc,cẩn trọng của ông, ví như “Thận trọng lúc ở một mình thì trong tâm sẽ bình yên”, “Cung kính thì thân thể sẽ khỏe mạnh”, “Theo đuổi sự nhân từ thì trong người sẽ vui vẻ”, “Cần cù lao động sẽ được quỷ thần tôn trọng”… Tăng Quốc Phiên coi trọng gia huấn như vậy, một phần là vì ông là truyền nhân một đời của triết lý Đại Nho Gia, một nguyên nhân khác là ông vô cùng trân quý gia đình.

Vì sao cổ nhân vẫn luôn nhấn mạnh câu “Cần kiệm trì gia”, ý rằng “Lấy việc cần cù và tiết kiệm làm cái gốc giữ nhà”? Bởi lẽ chỉ khi cần cù, chăm chỉ (Chữ “Cần”), gia đình mới có tài nguyên; chỉ khi tiết kiệm (Chữ “Kiệm”), gia đình mới có thể tiết chế nguồn tài nguyên ấy. Hai điều trên hợp lại thì một gia tộc mới có thể đời đời hưng vượng, phú quý dài lâu.

Gia phong, gia huấn là thái độ sống, là giá trị quan mà các bậc tiền bối truyền lại, dẫu nó không nghiêm cấm rõ ràng như pháp luật, nhưng lại có thể ảnh hưởng tới thế hệ con cháu đời sau một cách vô thức. Mỗi gia đình đều nên có gia phong, gia huấn của riêng mình. Những bậc trưởng bối cần dẫn dắt, lấy mình làm gương, hình thành nên hiệu ứng trên làm sao, dưới làm vậy.

Gia phong, gia huấn tốt đẹp sẽ hun đúc nên hành vi của đời sau, giúp họ trở thành những người có ích cho sự phát triển của xã hội. Những gia đình tôn sùng những điều trên như cái gốc trị gia, thì gia tộc đó muốn không hưng vượng cũng thật khó lắm thay!

Theo Vision Times tiếng Trung
Thiên Cầm biên tập

Xem thêm:

Mời xem video: