Người cha có trọng trách làm gương cho con cái
- Thiên Cầm
- •
Trong văn hóa truyền thống, người cha luôn là tiêu chuẩn và thước đo cho con cái. Mặc dù thời xưa, cha không phải lúc nào cũng ở bên con như mẹ, nhưng “không dạy con là lỗi của cha” (Tử bất giáo, phụ chi quá). Hơn thế nữa, cha còn là cầu nối quan trọng nhất để con cái hiểu và bước chân vào xã hội. Về phương diện này, những ông bố ngày nay thường đổ lỗi cho trào lưu, hoàn cảnh xã hội ảnh hưởng như thế nào tới trẻ nhỏ, mà quên đi mất trách nhiệm làm gương cho con, quên đi mất trách nhiệm giáo dục của bản thân đối với con cái.
Người xưa cho rằng làm cha không thể tuỳ tiện, không phải chu cấp nuôi con thì đã được coi là cha. Trẻ nhỏ không phải hễ sinh ra thì đã thành người, mà cần khiến ánh hào quang nhân tính của bản thân hiển lộ, mà điều quan trọng nhất là con học hỏi từ cha, cha làm gương cho con.
Trong “Hiếu Kinh” có viết: “Tư ư sự phụ dĩ sự mẫu, nhi ái đồng; tư dữ sự phụ dĩ sự quân, nhi kính đồng”. “Tư ư sự phụ dĩ sự mẫu, nhi ái đồng”, nghĩa là người con có hiếu cần lấy cha làm tiêu chuẩn, dùng việc phụng dưỡng, tôn kính cha mà cũng như vậy phụng dưỡng, tôn kính mẹ. “Tư dữ sự phụ dĩ sự quân, nhi kính đồng”, nghĩa là dùng việc phụng dưỡng cha làm tiêu chuẩn mà phụng sự quân vương. Đối đãi với những người quan trọng như vậy thì lấy cha làm tiêu chuẩn, đủ thấy trách nhiệm của người cha lớn như thế nào.
Sách “Đại học” viết: “Vi nhân phụ chỉ ư từ, vi nhân tử chỉ ư hiếu”, người là cha cuối cùng phải làm được từ ái, người làm con cuối cùng phải làm được hiếu thuận.
Cha đối với con thì có tình yêu như người mẹ yêu con. Ngoài ra cha còn là thành viên gia đình đứng ra đảm nhiệm nhiều công việc ngoài xã hội, nắm trọng trách, luôn mang sự tôn nghiêm và trách nhiệm. Vậy nên cha phải giáo dục con từ cả hai phương diện này, đặc biệt phải làm cầu nối cho con tới xã hội, bởi vì con người không thể chỉ ở nhà mà cần phải bước ra ngoài xã hội.
Một số người hiện đại còn mặc nhiên cho rằng giáo dục trẻ là trách nhiệm của xã hội, điều này quả thực là không thoả đáng. Thật ra muốn giáo dục con thì cách tốt nhất là “thân giáo”, nghĩa là lấy bản thân mình mà giáo dục con. Cha làm gương cho con là cách tốt nhất để giáo dục. Cha có hiếu thì con mới có hiếu, cha có lễ thì con mới lễ, cha có nghĩa thì con mới nghĩa…
Cổ ngữ có câu rằng “Cố mẫu thủ kỳ ái, quân thủ kỳ kính”, mẹ học được từ cha tình yêu thương, vua học được từ cha sự tôn kính. Cũng có câu “Khiêm chi giả phụ dã”, người kiêm việc giáo dục tình yêu thương và tôn kính là người cha.
Cho nên, “Cố dĩ hiếu sự quân tắc trung, dĩ kính sự trưởng tắc thuận”, dùng hiếu mà phụng sự quân vương thì gọi là trung, dùng tôn kính phụng sự bậc trưởng bối thì gọi là thuận. Cội nguồn của trọng trách xã hội là chữ hiếu, mà cội nguồn đối xử với bề trên là chữ kính. Chữ hiếu và kính ấy đều bắt nguồn từ gia đình, đều xuất phát từ người cha.
Người cha là trọng tâm của giáo dục gia đình, làm gương cho con cái. Giáo dục gia đình lại là nền tảng của những giá trị phổ quát duy trì sự ổn định trong xã hội.
Theo Vision Times tiếng Trung
Thiên Cầm
Xem thêm:
- Kỷ Hiểu Lam dạy con: Bốn điều cấm và bốn điều nên
- Tinh hoa giáo dục con trẻ trong các gia huấn cổ đại
Mời xem video: 4 điều cha mẹ làm gây tổn hại lòng tự tôn của trẻ |
Từ khóa Nho giáo làm gương cho con Làm cha mẹ Giáo dục con cái