Sau khi tới Đài Loan không lâu, Tưởng Giới Thạch viếng thăm Philippines. Tại buổi yến tiệc trong thời gian viếng thăm tổng thống Philippines, Tưởng Giới Thạch nói rằng sở thích của ông chính là “âm nhạc” và “sơn thuỷ”.

Trên thực tế, từ khi Tưởng Giới Thạch nhậm chức, những lúc tiếp đãi nguyên thủ các quốc gia, ông đều mời đoàn nhạc quốc gia diễn tấu. Trước khi đoàn nhạc biểu diễn, Tưởng Giới Thạch đều giải thích về sự thanh cao, trang nhã, ưu mỹ của âm nhạc Trung Hoa. Sau khi buổi tiệc kết thúc, ông còn cùng khách quý tới sau cánh gà tham quan các loại nhạc cụ mà đoàn nhạc sử dụng. Điều này được giáo sư âm nhạc Hà Minh Chung ghi lại trong cuốn “Văn hoá Trung Hoa và Nhạc giáo Trung Quốc”.

Vì muốn truyền bá âm nhạc truyền thống Trung Hoa, Tưởng Giới Thạch còn đích thân hiệu đính cuốn “Hai bài bổ sung về giáo dục âm nhạc trong chủ nghĩa dân sinh”. Ông chủ trương giáo dục âm nhạc phải chiếm vị thế quan trọng trong việc giáo dục quốc dân, và quy hoạch việc sáng lập khoa âm nhạc trong các trường tiểu học, trung học và đại học. Ông còn nhiều lần tham quan buổi lễ nhã nhạc tế tự Khổng Tử, và cùng chụp ảnh lưu niệm với các sinh viên âm nhạc và vũ đạo.

Đa số mọi người đều cho rằng Tưởng Giới Thạch là một vị quân nhân mạnh mẽ, nhưng theo các tài liệu lịch sử và chỉnh lý nhật ký, lại có thể phát hiện ra Tưởng Giới Thạch có kiến giải độc đáo về âm nhạc.

Tưởng Giới Thạch và kiến giải độc đáo về lễ nhạc
Tưởng Giới Thạch mặc lễ phục quân trang (1940). (Ảnh: Wikipedia, Public Domain)

Vào năm 10 tuổi mẹ Tưởng Giới Thạch đã dạy ông về việc tế tự và lễ tiết, bất cứ động tác nào trong buổi tế đều phải tương ứng hoà hợp với tiết tấu của âm nhạc: “Phàm là lên xuống quỳ lạy, khấu bái đều phải tương ứng, hài hoà với tiết tấu âm nhạc, con không được quên điều này” (Trích “Tưởng Giới Thạch tiên sinh trước năm dân quốc thứ 15”).

Năm 1968, Tưởng Giới Thạch tới miếu Khổng Tử tại Đài Bắc thưởng lãm nhã nhạc tế tự Khổng Tử. Sau khi buổi lễ kết thúc, ông chụp ảnh chung với những người hành lễ, chơi nhạc và múa hát. Ông nói rằng: Sau khi thấy buổi lễ tế tự Khổng Tử, lại càng cảm thấy sâu sắc rằng lễ nhạc có thể cảm hoá con người. Lễ nhạc có thể tu thân, tốt đời đẹp đạo, cung kính nghiêm trang. Chỉ cần nhìn thấy những động tác hài hoà, nghe được âm tiết trang trọng thoát tục, cũng đủ để cổ vũ sĩ khí, giúp nhân tâm hướng thiện. Cho nên các cấp học trong trường, sau này phải đặc biệt coi trọng việc giáo dục chuyên sâu cho học sinh về lễ nhạc.

Tưởng Giới Thạch còn chỉ ra công dụng của âm nhạc trong các phương diện khác nhau như sau:

Đối với nền chính trị và xã hội của quốc gia

“Âm nhạc thuần chính cao thượng có thể hun đúc tính cách, làm thuần hậu phong tục tập quán, an ủi, vỗ về những nỗi bi ai, khích lệ sĩ khí, khiến tinh thần của một người bình thường có thể tìm được nơi nương tựa, được điều tiết, mà tiêu trừ rất nhiều họa loạn vô hình, có thể khiến toàn xã hội trở nên giàu sức sống, dần dần hướng lên. Âm nhạc hỗ trợ sự tiến triển của việc thực thi giáo dục chính trị và tiến trình của cách mạng, hiệu quả vô cùng rõ rệt. Cổ nhân dẫu là trị quốc hay giáo dục con người, thì lễ nhạc chính là hai việc quan trọng hàng đầu.”

(Trích “Nhân viên hành chính hiện đại cần biết”).

Công dụng giáo dục của âm nhạc

“Đặc biệt là những người đảm nhiệm chức trách giáo dục hành chính, lại càng phải đặc biệt chú trọng tới việc giáo dục âm nhạc. Khổng Tử đã đặt định ‘Nhạc’ là một trong sáu môn nghệ thuật. Triết học phương Tây cũng có câu danh ngôn rằng: ‘Không có âm nhạc không thành trường học’. Hiện nay chúng ta nhất định phải đề xướng việc phổ cập âm nhạc theo ý tưởng này.”

(Trích “Nhân viên hành chính hiện đại cần biết”).

“Nhạc ở đây chính là âm nhạc. Âm nhạc tốt có thể hun đúc tính cách, khích lệ tinh thần, vỗ về sức nhẫn nại cần cù, chịu khổ và tâm chí yên vui, khiến cuộc sống thư thái, hài hoà, tình cảm tươi đẹp, vô hình sẽ dưỡng thành nhân cách cao thượng cho cá nhân và phong tục thuần chính cho xã hội. Điều này có can hệ đặc biệt tới việc tu dưỡng đức tính của cá nhân, hơn nữa có thể ảnh hưởng tới sự hưng vong của xã hội, quốc gia. Một người nếu không có sự tu dưỡng về âm nhạc, cuộc sống của họ dễ trở nên khô khan, thường quá khích mà tâm bất an, biến loạn có thể sinh ra từ đây.”

“Ngược lại, nếu chúng ta có sự tu dưỡng về âm nhạc, thì khi phiền muộn có thể được vỗ về, an ủi, khi bồn chồn, lo lắng thì có thể trở nên an định tĩnh tại. Người bi thương có thể trở nên vui vẻ, kẻ cuồng bạo có thể trở nên nhu hoà, người trầm mặc có thể đột nhiên phấn chấn! Do đó có thể thấy được công dụng của âm nhạc là vô cùng trọng đại!”

“Nếu một người không hiểu về âm nhạc, sẽ không biết tiết chế hỷ nộ ai lạc, không thể có được một kiếp nhân sinh hoàn mỹ. Nếu một ngôi trường, một quân đội hay một xã hội, quốc gia không có âm nhạc thì đó là ngôi trường, quân đội hoặc xã hội quốc gia không hoàn thiện. Đặc biệt âm nhạc là quan trọng nhất đối với quân đội. Bình thường chúng ta phải có lòng quân hoà hợp, đội ngũ chỉnh tề, tinh thần đoàn kết, khi chiến đấu phải vỗ về những khi mệt mỏi, khích lệ sỹ khí, chấn chỉnh uy nghiêm, đều phải dựa vào quân nhạc.”

“Nhân loại chúng ta ai nấy đều là những thiên tài về âm nhạc, ngay khi còn là một đứa trẻ ba tuổi, chúng ta đã được dạy ca hát, trẻ liền biết hát, nên bất kỳ ai cũng đều biết ca hát và lắng nghe. Hiện nay xã hội chúng ta không coi trọng âm nhạc lắm, trong trường học ngoài chuyên khoa âm nhạc ra, thì những giáo viên và học sinh bình thường đều không chú ý tới. Hiện nay chúng ta đã minh bạch được mối quan hệ trọng đại như vậy của âm nhạc đối với lòng người, phong tục tập quán và xã hội quốc gia, từ nay về sau không thể không dốc sức đề xướng giáo dục âm nhạc!”

(Trích “Cứu quốc cần thực thi giáo dục văn võ hợp nhất, thuật đức kiêm tu”)

“Về phương diện âm nhạc cần giáo dục bằng lễ tiết, sự hài hoà trong âm nhạc, tôn kính và yêu mến nhau. Hồng dương, khuyến khích âm nhạc ái quốc để thay thế thứ âm nhạc uỷ mị ướt át. Đồng thời phải nghe người khác hát mà có thể lập tức hoà thanh hợp xướng, nhằm khích lệ tinh thần tiền hô hậu ủng, đồng tâm nhất đức. (Người nước ngoài thường nói chúng ta không hiểu hợp xướng hoà thanh, kỳ thực ‘Bạn và người hát mà hay, tất sẽ dội ngược trở lại, sau đó hoà quyện với nhau’, và ‘Người hát hay sẽ khiến mọi người tiếp nối âm thanh đó’, chính là nhạc giáo ‘giáo hoá nhân dân’ mà chúng ta đã có)”.

(Trích “Chỉ thị về giáo trình Giáo dục quốc dân về ‘cuộc sống và luân lý’
tại bậc tiểu học, ‘công dân và đạo đức’ tại bậc trung học”)

“Nhạc là gì? Nhạc là tiết tấu, chỉ khi tiết tấu hài hoà mới có thể trở thành âm nhạc cao đẹp. Tiết tấu của nhạc và tiết độ của lễ, chính là ý nghĩa và tác dụng của nó, kỳ thực là cùng nói về một thứ. Cho nên chúng ta muốn hiểu lễ nhất định phải biết nhạc, muốn sùng lễ nhất định phải coi trọng âm nhạc!”

(Trích “Chuẩn tắc trung tâm về vận động trong cuộc sống”)

“Lễ nhạc đứng đầu trong văn nghệ, cũng là cánh cửa nhập đức của giáo dục, chính là thứ mà ‘Nhạc Ký’ gọi là ‘Cho nên đồng lòng dân, từ đó mới có thể trị đạo’. Nhưng nội dung của chữ Lễ không chỉ là lễ nghi khom lưng tiến thoái thông thường. Điểm tối cao của ‘Lễ’ là mỗi thành viên trong gia đình và xã hội đều có thể coi trọng trật tự, làm tròn bổn phận, giữ nghiêm kỷ cương. Còn nội dung của chữ ‘Nhạc’ không chỉ là giải trí cho vui tai hay mắt. Điểm tối cao của ‘Nhạc’ là giúp thân tâm của một người bình thường đều đạt được trạng thái hài hoà, lạc quan, cân bằng. Vậy nên mới nói: ‘Thanh âm chi đạo, dữ chính thông hỹ’, đạo của thanh âm có thể thông với chính sự.”

(Trích “Bài phát biểu của giáo viên xuất sắc lâu năm
các trường đại học, trung học, tiểu học trên toàn quốc”)

Công dụng của âm nhạc đối với quân đội

“Phía trên nói về tầm quan trọng của Lễ, ngoài Lễ ra thì chính là Nhạc, sau đó là một số cuốn ngự thư khác, tổng cộng 6 kiện, đều là những cuốn mà mọi người ai nấy đều nên hiểu, đều nên biết. Đạo lý này lần trước tôi đã giảng rất kỹ trước các vị quan chức và quân nhân, hôm nay chỉ là nhắc lại một chút tầm quan trọng của lục nghệ (Lục nghệ bao gồm: lễ (lễ nghĩa), nhạc (âm nhạc), xạ (bắn cung), ngự (cưỡi ngựa) thư (thư pháp) và số (Toán học)). Hy vọng mỗi người các bạn đều chú tâm, người người đều có thể học được, nhằm thâm nhập vào quần chúng mà thực tâm giáo hoá, để có thể khôi phục tài năng, đức tính vốn có của dân tộc ta, đặt định nền tảng phục hưng dân tộc. Trước kia đảng cộng sản dạy chúng ta không cần lễ, vì vậy đạo đức bị huỷ hoại, một số thứ như âm nhạc rất không được coi trọng. Chúng dạy chúng ta nhất loạt không cần tới những thứ này, phàm là những thứ liên quan tới nghệ thuật, luân lý và văn hoá dân tộc, toàn bộ đều bị huỷ hoại. Cho nên người Nhật Bản xâm lược bốn tỉnh phía Đông của chúng ta, cố nhiên là kẻ thù lớn nhất của chúng ta. Đảng cộng sản phá hoại quốc gia, dân tộc chúng ta, huỷ hoại đức tính, tài năng mà nước ta có, cũng là một kẻ thù lớn nhất và gần nhất của chúng ta!”

(Trích “Trách nhiệm cách mạng của nhân viên hợp tác”)

“Lễ quan trọng như vậy, cho nên tất cả những bài học đầu tiên trong giáo dục chính là chữ ‘Lễ’. Thứ hai là ‘Nhạc’. Nhạc là âm nhạc, ca khúc, trong chương trình giáo dục thời xưa, nhạc và vũ (múa) tương hợp với nhau, coi trọng sự đồng nhất về tiết tấu, hun đúc tiết tháo, khiến tâm ý thư thái. Đặc biệt là quân nhạc, quân đội hoàn toàn có thể mượn âm nhạc để khích lệ tinh thần, khơi dậy sỹ khí. Trong sự hài hoà và phấn khích có thể dưỡng thành dũng khí sủng võ nhất trí và khí thế đoàn kết tiến thủ.”

(Trích “Giáo dục quân sự hoá”)

Theo Minghui.org
Thiên Cầm biên dịch

Xem thêm:

Mời xem video: