Mọi người đều mong muốn hạnh phúc, nhưng “hạnh phúc” là gì? Phải chăng chỉ là một cảm giác vô hình? Nguyên tắc sinh học của cảm giác này là gì?

shutterstock 1206781132
Khi một người cảm thấy rất hạnh phúc thì trong máu người đó có một lượng rất nhỏ heroin do cơ thể tự sinh ra. (Nguồn: Lucky Business/ Shutterstock)

Anh túc là một loại cây hoang dã tự nhiên có lịch sử lâu đời hơn nhiều so với lịch sử loài người. Người xưa đã biết cây anh túc có tác dụng giảm đau, trừ đờm, thanh nhiệt, khi bị bệnh ăn vài lá anh túc thường có thể khỏi bệnh.

Nhưng không chỉ con người biết mà ngay cả các loài động vật có vú như ngựa, chó sói cũng biết cách thoát bệnh bằng việc nhai một ít lá anh túc.

Với sự tiến bộ không ngừng của khoa học kỹ thuật, người ta có thể chiết xuất thuốc phiện (opium) từ cây anh túc.

Năm 1806, nhà hóa học người Đức F.Sertürner lần đầu tiên phân lập được morphin dạng bột màu trắng từ nha phiến. Năm 1874 nhà hóa học C.R Wright (Charles Romley Alder Wright) tại Bệnh viện St. Mary ở London lần đầu tiên tổng hợp được heroin từ morphine, và heroin tiêm tĩnh mạch đã trở thành loại ma túy được nhiều người lạm dụng.

Tất cả những người có tiền sử sử dụng ma túy đều nói rằng họ cảm thấy sung sướng khôn tả sau khi dùng ma túy, nhưng rất đau khổ khi thuốc hết tác dụng. Thực tế này khiến các nhà khoa học nghĩ về mối quan hệ giữa ma túy và hạnh phúc.

Vào đầu thế kỷ trước giới khoa học Đức đã làm một số thí nghiệm y học, họ tiến hành xét nghiệm máu trên những người có những cảm xúc khác nhau, qua đó phát hiện khi một người cảm thấy rất vui vẻ thì trong máu của người đó có một lượng rất nhỏ heroin, trong khi ở những người cảm xúc khác thì không có.

Vậy lượng herooin trong máu đó từ đâu ra? Nghiên cứu sâu hơn về não bộ phát hiện ra rằng có một phần não bộ con người được kích thích khi họ gặp phải những điều hạnh phúc, sau đó chỉ đạo cơ thể tự sản xuất một lượng nhỏ heroin.

Phát hiện nêu trên có đúng không?

Các nhà nghiên cứu đã kiểm định trên chuột. Một điện cực được cắm vào phần tương ứng của não chuột, kết quả sau khi được kích thích bởi một lượng nhỏ dòng điện thì con chuột tỏ ra rất thích thú, ngay lập tức tiến hành xét nghiệm máu khi đó đã tìm thấy một lượng nhỏ heroin trong máu chuột. Sau khi thuốc hết hiệu lực thì con chuột lại tỏ ra bồn chồn, thể hiện mong muốn được kích thích trở lại. Người thực hiện thí nghiệm đã đặt công tắc nguồn trong tầm với của bàn chân trước của chuột, vậy là con chuột tự kích hoạt công tắc để tự sướng, một lúc sau lại kích hoạt lại, sau đó tần suất kích hoạt ngày càng thường xuyên, quên ăn quên uống đến cuối cùng kiệt sức mà chết.

Thí nghiệm khoa học đó chỉ ra rằng một lượng nhỏ heroin trong máu là cơ sở sinh học để con người cảm nhận được hạnh phúc, là điều kiện cần và đủ để có cảm giác “hạnh phúc”. Tất nhiên, nếu heroin đến từ quá trình sản xuất bình thường của cơ thể người thì đó là hạnh phúc thực sự, và trong trường hợp này con người cũng chịu được bình thường nỗi đau do heroin hết hiệu lực.

Nhưng trên đời luôn có một số người không có ý chí/khôn lỏi, muốn hạnh phúc mà không muốn làm việc chăm chỉ mà chỉ muốn đi đường tắt. Giống như ma túy có thể khiến người ta dễ dàng cảm thấy vui vẻ, nhưng sau khi thuốc hết tác dụng thì đau đớn không chịu nổi, thế là phải dùng thuốc tiếp… và cuối cùng chết vì kiệt sức như con chuột đáng thương trong thí nghiệm nêu trên.

Embed from Getty Images

Tại New York ngày 25/9/1924, một kỹ thuật viên tiêm chất béo vào người để điều trị nghiện heroin và morphine. Phương pháp điều trị này được hoàn thiện bởi Tiến sĩ Alexander Horowitz, giáo sư tại Đại học King’s. (Ảnh: Getty)

Sau khi làm rõ những nguyên lý sinh học này, loài người ý thức rõ về nguy hiểm của thuốc phiện, morphin, heroin, các nước trên thế giới đều ban hành luật rất nghiêm khắc nghiêm cấm buôn bán, người vi phạm sẽ bị trừng trị nặng nề. Trong đó nghiêm khắc nhất là luật của Trung Quốc, Singapore và Việt Nam: Hình phạt tử hình.

Cuộc chiến giữa con người và ma túy đã diễn ra hàng trăm năm mà chưa thể triệt để ngăn chặn được. Khát vọng cơ bản “hạnh phúc” của con người cho chúng ta thấy vấn đề rằng cuộc chiến đầu độc con người là cuộc chiến trường kỳ và tàn khốc, liệu con người có thể chiến thắng được không?

Trương Hựu Phổ
(Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả, được đăng trên Vision Times.)