“Lữ đoàn Izz al-Din al-Qassam”, chi nhánh quân sự của tổ chức cấp tiến Hamas, đã phát động một chiến dịch quân sự có mật danh là “Lũ lụt Al-Aqsa” (Al-Aqsa Flood) nhắm vào Israel vào ngày 7/10. Các phần tử vũ trang đã sử dụng dù lượn có động cơ để xâm nhập vào Israel từ biển và đất liền, đồng thời bắn hàng ngàn quả tên lửa vào Israel từ Gaza, khiến 1.400 người thiệt mạng và hơn 200 người bị bắt làm con tin. Đáp lại, Israel chính thức tuyên chiến với Hamas và bao vây toàn diện Dải Gaza.

Gaza Palestine 2
Israel tấn công Dải Gaza hôm 27/10/2023. (Ảnh của MENAHEM KAHANA/AFP qua Getty Images)

Bài phân tích của Tiến sĩ Tạ Điền, được viết sau hơn 1 tuần kể từ ngày Hamas đột kích Israel, khi mà tình hình bấy giờ thay đổi một cách nhanh chóng.

Thái độ và lập trường của các quốc gia ngoài Palestine và Israel hoặc rõ ràng, mơ hồ hoặc có nhiều biến đổi, tuy nhiên, do có quá nhiều quốc gia liên quan và lợi ích cũng như thù hận của họ đan xen nên có thể sẽ trở thành cuộc chiến tranh Ả Rập – Israel lần thứ 6. Khía cạnh độc đáo và nguy hiểm của cuộc xung đột Ả Rập – Israel mới nhất, khác với 5 cuộc chiến tranh Ả Rập – Israel trước đó, là hiện nay Trung Quốc đã trở thành cường quốc ở thế đối đầu với Mỹ. Chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc đạt con số kỷ lục cỡ 1/3. Cho nên một khi chiến tranh Ả Rập-Israel lan rộng, thì Trung Quốc rất khó có thể đứng ngoài.

Nếu Chiến tranh Ả Rập – Israel lần thứ 6 không may trở thành hiện thực, bối cảnh lịch sử của cuộc chiến này xác định rằng nó sẽ rất độc đáo và nguy hiểm. Bởi vì xã hội loài người đang ở giữa cuộc chiến giữa chính và tà, cuộc chiến giữa thiện và ác, cuộc chiến lựa chọn giữa sự hủy diệt hay sự sống còn của loài người, con người. Các quốc gia trên toàn thế giới đang cân nhắc xem mình sẽ đi về đâu, cộng thêm lợi ích hiện thực trước mắt, làm thế nào để chọn bên để đứng cùng.

Điều gì đã xảy ra và còn điều gì có thể xảy ra?

Điều gì đang xảy ra trong cuộc xung đột giữa Israel và Palestine? Đây lẽ ra phải là một quá trình khám phá những điều rõ ràng và sự thật. Tuy nhiên, do sự thiên vị, thậm chí cố tình gây hiểu lầm của các phương tiện truyền thông chính thống, cũng như chiến tranh thông tin, chiến tranh tâm lý của các chính phủ tham chiến, nên người dân khó có thể hiểu chính xác sự thật. Bởi vì tất cả chúng ta đều có quan điểm khác nhau về chính xác những gì đã xảy ra, về những gì có thể tiếp tục xảy ra và chiến tranh sẽ được giải quyết như thế nào thì lại càng có nhiều ý kiến khác nhau.

Một số sự thật cơ bản có thể xác định là từ Dải Gaza nơi người Palestine sinh sống, Hamas đã phát động một cuộc tấn công bằng tên lửa bất ngờ và quy mô lớn vào sáng sớm ngày 7/10, phóng 3.000-5.000 tên lửa cùng với lực lượng vũ trang trên mặt đất. Vượt qua biên giới Palestine-Israel, họ tấn công và chiếm đóng một trại quân sự của Israel, bắt hơn 200 con tin cùng hàng chục xe tăng và xe bọc thép rồi đưa các con tin trở về Gaza.

Hamas truoc Israel tank
Phiến quân Hamas đứng trước xe tăng bị phá hủy của Israel. (Ảnh chụp màn hình video)

Sau khi Israel gặp phải một cuộc tấn công bất ngờ, hệ thống Mái vòm Sắt (Iron Dome) của nước này đã không thể đối phó với cuộc tấn công bão hòa và bắn trượt nhiều rocket, tên lửa đang lao tới, đồng thời do bị tấn công bất ngờ nên không thể tổ chức phản công nhanh. Đến khi Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên chiến và tổ chức một cuộc phản công quy mô lớn, Israel đã phải hứng chịu hậu quả hơn một ngàn dân thường và quân nhân tử vong, cũng như hàng trăm người bị bắt làm con tin. Đánh giá quy mô của các cuộc xung đột và thương vong quy mô nhỏ hơn giữa Israel và Ả Rập trong 4 thập kỷ qua kể từ Chiến tranh Ả Rập – Israel lần thứ năm, thương vong của Israel lần này vượt xa quy mô của các cuộc xung đột thông thường.

Sau khi Thủ tướng Israel Netanyahu tuyên chiến và bắt đầu phản công quy mô lớn, Không quân Israel với lợi thế rất lớn đã nhanh chóng tổ chức các cuộc ném bom quy mô lớn, san bằng hàng trăm mục tiêu quân sự và phi quân sự ở Gaza. Hiện tại không có báo cáo chi tiết và đáng tin cậy nào về số thương vong của người Palestine, nhưng xét từ đống đổ nát của sự tàn phá quy mô lớn và triệt để ở Gaza, số thương vong, cả quân sự và dân sự, có thể lên tới hàng nghìn người.

Israel Hamas Palestine
Một tên lửa phát nổ ở Thành phố Gaza trong cuộc không kích của Israel vào ngày 8/ 10/2023 trả đũa cho hành động tấn công của phiến quân Hamas vào Israel. (Ảnh của MAHMUD HAMS/AFP qua Getty Images)

Tính đến giữa tháng 10, chiến dịch trên bộ quy mô lớn mà Israel tuyên bố vẫn chưa bắt đầu. Tuy nhiên, các quan chức chính phủ và tướng lĩnh quân sự Israel đã nói rõ rằng họ sẽ xóa bỏ sạch sẽ Hamas. Các tuyên bố của Israel nói rằng sẽ giải quyết vấn đề mâu thuẫn cho ít nhất 75 năm tới. Lực lượng chính của Hamas được cho là đã dùng hệ thống đường hầm dưới lòng đất cực kỳ to lớn, trải khắp trên khắp Gaza, để trú ẩn và bảo toàn lực lượng. Trong cuộc giao chiến giữa có thể xảy giữa Hamas và lực lượng mặt đất của Israel, kết quả việc đọ súng và chiến tranh đường hầm vẫn là điều chưa biết.

Phản ứng của các nước láng giềng Israel và Palestine cũng như toàn bộ cộng đồng quốc tế về cơ bản là như mong đợi và nhìn chung là sự tiếp nối lập trường chính trị quốc tế ban đầu. Các nước Ả Rập gần như nhất trí ủng hộ Palestine và thậm chí ủng hộ Hamas một cách gián tiếp hoặc trực tiếp; các nước phương Tây về cơ bản cũng nhất trí ủng hộ Israel và lên án Hamas; các nước khác như Nga, Trung Quốc và các nước thuộc thế giới thứ ba hầu hết đều mơ hồ và chỉ yêu cầu ngừng bắn và kêu gọi sử dụng đàm phán để giải quyết vấn đề.

Abdullah II của Jordan đã nói rõ rằng ông ủng hộ nhân dân Palestine và ủng hộ người Palestine giành lại mọi quyền và lợi ích của mình, người Palestine phải giành được các quyền chủ quyền trong phạm vi biên giới được xác lập từ năm 1967. Qatar thậm chí còn đe dọa sẽ ngừng cung cấp dầu và khí đốt cho các nước phương Tây nếu việc ném bom Gaza không dừng lại. Qatar có căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ ở vùng Vịnh và luôn là đồng minh trung thành của Mỹ. Nhưng khi những người Ả Rập cùng chủng tộc, văn hóa và đức tin đang đối mặt với thảm họa, họ cũng đưa ra lời đe dọa chấm dứt xuất khẩu năng lượng sang phương Tây.

Israel tan cong Gaza
Hôm 8/10/2023, Israel pháo kích vào Gaza sau khi bị phiến quân Hamas bất ngờ tấn công vào hôm trước. (Ảnh chụp màn hình video)

Trong các cuộc thảo luận và phân tích khác nhau, có nhiều ý kiến ​​thảo luận về việc liệu Israel có đang sử dụng sự cố cờ giả (false flag) để lấy cớ cho một cuộc tấn công toàn diện và chiếm đóng hoàn toàn Dải Gaza hay không. Những lập luận của hai bên tranh luận đều có tính thuyết phục riêng. Những người cho rằng đó có thể là một “chiến dịch cờ giả”, xét từ năng lực vượt trội trước đây của cơ quan tình báo Mossad của Israel, cùng với việc Israel phong tỏa lâu dài đất, biển và không phận của Gaza cũng như việc thu thập thông tin tình báo tỉ mỉ, không thể không phát hiện ra một cuộc tấn công từ Gaza, một cuộc tấn công lớn liên quan đến hàng nghìn lực lượng quân sự và hàng nghìn tên lửa, và phải có kế hoạch từ sớm và tập luyện từ lâu. Chính phủ Israel cũng có động cơ theo đuổi chiến thắng và lợi dụng những sự kiện để  đó để khi đã xâm lấn thành công Dải Gaza và các khu định cư ở Bờ Tây, thừa thắng truy kích và lợi dụng sự kiện này để đưa Gaza vào sự quản lý của mình.

Những người cho rằng đó không phải là chiến dịch cờ giả thì lập luận rằng Israel có thể đã không xảy ra chiến tranh trong 40 năm qua và các cơ quan tình báo, trinh sát quân sự của nước này có thể không mạnh bằng Mossad hồi đó, do đó Hamas tấn công lén thành công hoàn toàn có khả năng. Hơn nữa, nếu Thủ tướng Israel Netanyahu thực sự tạo ra một chiến dịch cờ giả dẫn đến cái chết của hàng ngàn người Israel, sự nghiệp lãnh đạo và chính trị của ông sẽ ngay lập tức bị chấm dứt, thậm chí ông có thể bị bỏ tù vì những tội ác chống lại loài người và tội phản quốc.

Nhưng dù phân tích theo hướng nào thì điều chắc chắn là cuộc chiến tranh Israel – Hamas Palestine sẽ không bao giờ chỉ giới hạn ở cuộc giao tranh hạn chế giữa hai bên. Hamas và những người ủng hộ họ, chẳng hạn như lực lượng vũ trang Hezbollah ở Iran và Lebanon (Li-Băng), chắc chắn biết rằng Hamas có thể gục ngã ngay cú đánh đầu tiên trước quân đội chính quy vượt trội của Israel. Nhưng khi Hamas dám ra tay khi có sự chênh lệch về sức mạnh như vậy thì rất có thể họ đã chuẩn bị sẵn các biện pháp tiếp theo.

Israel tan cong Gaza 2
Hôm 8/10/2023, Israel pháo kích vào Gaza sau khi bị phiến quân Hamas bất ngờ tấn công vào hôm trước. (Ảnh chụp màn hình video)

Các biện pháp tiếp theo bao gồm từ chiến tranh trên bộ, chiến tranh đường hầm như đường hầm ở Dải Gaza, đến cuộc xâm lược của Hezbollah từ phía bắc và các cuộc tấn công gọng kìm bắc-nam, đến việc Hezbollah sử dụng tên lửa đất đối hạm do Iran và, không loại trừ khả năng, Đảng Cộng sản Trung Quốc cung cấp để tấn công Hải quân Mỹ đang chờ sẵn ở bờ biển phía đông Địa Trung Hải, thậm chí sử dụng vũ khí hạt nhân, đều có thể nằm trong kế hoạch. Nếu ĐCSTQ thật sự tham gia vào, bộ tham mưu quân sự của ĐCSTQ cũng sẽ đưa ra bố cục chiến lược toàn diện và chuẩn bị rất nhiều, sau khi Israel tiến hành cuộc tấn công tàn khốc vào Hamas, các nước Ả Rập phẫn nộ sẽ vào cuộc và tấn công từ trong đất liền, đồng thời chặn sự hỗ trợ trên biển của nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ ở phía đông Địa Trung Hải, từ đó gây ra cuộc chiến toàn diện ở Trung Đông lần thứ 6.

Từ góc độ của Israel, bất kể đó có phải là sự cố cờ giả hay không thì ý đồ chiến tranh của nội các của ông Netanyahu là rất rõ ràng.

Ông Netanyahu đã chủ động mời hai thủ lĩnh chính trị đối lập tham gia nội các chiến tranh lâm thời, tập hợp tinh thần chiến đấu và sức mạnh của toàn thể người Israel, đồng thời huy động ngay lập tức lực lượng quân dự bị gồm 350.000 người. Tổng cộng có thể lên 400.000 đến 470.000 quân. Lực lượng quân sự nếu chỉ để đối phó với Hamas thì hiển nhiên không cần đến lực lượng quân sự mạnh như vậy. Chỉ có trường hợp cần xâm chiếm toàn diện và chiến lược xuyên suốt Gaza mới cần lực lượng khổng lồ như vậy. Bởi Israel phải đồng thời chuẩn bị đối phó với lực lượng Hezbollah từ phía bắc mạnh gấp hàng chục lần Hamas, lực lượng từ Syria và Iraq, lực lượng vũ trang Ả Rập từ Jordan ở phía đông. Tóm lại, việc triển khai số lượng lớn lực lượng ở biên giới phía nam Gaza, cho thấy mục tiêu của họ có lẽ không chỉ là “tự vệ” và tiêu diệt Hamas như tuyên bố, mà còn có mục đích lớn hơn.

Còn có một tình huống trên thực tế, quân đội Mỹ sau đó xác nhận rằng Ai Cập đã đưa ra cảnh báo cho Israel 3 ngày trước cuộc tấn công của Hamas. Nghị sĩ Mỹ Michael McCaul nói: “Chúng tôi biết rằng Ai Cập đã cảnh báo người Israel 3 ngày trước rằng một sự cố như vậy có thể xảy ra.” Vậy tại sao hệ thống Mái vòm Sắt cùng các lực lượng phòng thủ của Israel lại bị tê liệt?

Một cách giải thích có thể là nếu xét xem Hamas sẽ được gì sau cuộc tấn công như vậy, họ sẽ hứng chịu thảm họa thảm khốc; Israel được gì, họ sẽ có cơ hội có được lý do để phát động chiến tranh chiếm đóng hoàn toàn Dải Gaza, thậm chí các sự kiện lá cờ giả do các lực lượng đứng sau Israel và Hamas chỉ đạo còn càng thuyết phục hơn nữa. Mọi người biết rằng ma quỷ đang cai trị thế giới của chúng ta, chúng đang làm giảm dân số thế giới, dùng chiến tranh ở Trung Đông để gây ra một cuộc chiến tranh thế giới, khiến cho Iran, Nga và Trung Quốc bị cuốn vào trong đó. Đây phải là một cách khả thi để các lực lượng toàn cầu cải tổ và khởi động một trật tự thế giới mới.

Vì vậy, xét theo mục tiêu chiến tranh của cả Israel và Hamas, cuộc chiến này rất có thể sẽ tiếp tục hoặc thậm chí mở rộng. Nó có nguy cơ tiếp tục và làm sâu sắc thêm mối thù truyền kiếp kéo dài 70 năm giữa thế giới Ả Rập và Israel. Hơn nữa, nếu mở rộng sẽ dẫn tới khả năng Trung Quốc (ĐCSTQ) không thể đứng ngoài, cuộc chiến có thể mở rộng ra eo biển Đài Loan, Biển Đông, biển Hoa Đông, biên giới Trung Quốc – Ấn Độ, xung đột Ấn Độ – Pakistan và Bán đảo Triều Tiên.

Gaza
Thi thể người thiệt mạng do các cuộc không kích của Israel vào Gaza bên ngoài bệnh viện Shifa, chờ làm tang lễ. (Ảnh của MOHAMED ZAANOUN/Hình ảnh Trung Đông/AFP qua Getty Images)

Thế giới nên nhìn nhận cuộc chiến này như thế nào?

Thêm bằng chứng cho thấy lần này Israel dường như đã chuẩn bị khá tốt. Tham mưu trưởng Israel thậm chí còn công khai thách thức Iran. Tham mưu trưởng Israel Herzi Halevi khẳng định, cuộc tấn công của quân đội Israel vào Syria là phủ đầu: “Chúng tôi đã phá hủy hai sân bay và thách thức Iran cũng như chế độ Assad đáp trả chủ quyền của Israel, đây là phản ứng ban đầu.” Đối mặt với cuộc tấn công của Hamas, Israel rồi sẽ đưa quân tiến vào Dải Gaza, sau khi tấn công sân bay Damascus và sân bay Aleppo ở phía bắc Syria.

Sau khi bắt đầu cuộc chiến tranh Ả Rập – Israel lần này, các chính phủ, phương tiện truyền thông chính thống, các nhóm vận động hành lang và những người bốc đồng bắt đầu yêu cầu mọi người bày tỏ lập trường, chọn bên, yêu cầu mọi người phải đưa ra tuyên bố hoặc đứng về phía này hoặc đứng về kia.

Một người dùng Twitter có tên “Spiritual Cowboy” đã nói rất khôn ngoan rằng thái độ của anh ấy đối với tình hình Trung Đông là: không còn hưng phấn, không còn phấn khích, không còn đứng về phía nào; vì đó là một mớ hỗn độn không đáy, không ai có thể khuấy nước đục, vậy thì đừng khuấy lên, làm rau hẹ cũng không khuấy được, đứng quanh xem là được. Đây có vẻ là một thái độ rất tốt và một cách tiếp cận thông minh.

Tiến sĩ Tạ Điền từ chối đứng về phía nào, từ chối biểu thái độ không phải ủng hộ bên này thì là ủng hộ bên kia. Bởi vì một khi con người đứng về phía nào, do khả năng nhận thức, khả năng tiếp nhận thông tin của con người còn hạn chế, thiếu bình tĩnh phán đoán nên con người thường chỉ nhận ra lập trường của mình chứ không phân biệt đúng sai, khó sửa chữa nhận thức phiến diện nhất thời của mình; mọi người sẽ phản đối vì phản đối, và ủng hộ vì ủng hộ; mọi người sẽ bỏ qua bằng chứng tiêu cực vì ủng hộ, và bỏ qua bằng chứng tích cực vì phản đối, từ đó rơi vào cái bẫy đặt ra bởi người có dụng tâm khác, đứng sau thao túng người khác, lực lượng chính phủ ngầm, và tham gia vào tranh chấp không đáng có. Điều này không chỉ làm rối loạn tâm trí mà còn khiến con người khó có được sự bình yên trong tâm hồn, không những làm mất khả năng suy nghĩ bình tĩnh mà còn làm lệch lạc tâm lý công bằng và ôn hòa.

Hamas ở Palestine, với tư cách là một nhóm vũ trang quân sự và tôn sùng bạo lực, thường sử dụng thủ đoạn khủng bố để tấn công dân thường, phụ nữ và trẻ em vô tội ở Israel; chính quyền Do Thái ở Israel đã cắt nước, điện, thuốc men và vật tư cần thiết cho cuộc sống trên khắp Gaza, còn muốn cắt dịch vụ mạng internet ở Gaza, đây cũng là một đòn giáng vào thường dân, phụ nữ và trẻ em Palestine vô tội, và không khác gì hành vi của chính quyền độc tài như Đảng Cộng sản Trung Quốc là chặn tin tức và độc quyền thông tin. Cả thế giới đã chứng kiến ​​sự xúc phạm và tấn công thân thể của người Palestine đối với người Israel, và cũng nhìn thấy người Israel Do Thái xúc phạm và tấn công thân thể người Ả Rập; người Palestine từ chối công nhận quyền tồn tại của người Do Thái, trong khi người Israel tin rằng người Palestine không phải là con người, và coi họ ngang bằng động vật.

Gaza Palestine 1
Cha của Amal al-Bayyouk, một đứa trẻ Palestine 1 tuổi thiệt mạng trong cuộc ném bom của Israel, ôm thi thể con mình bên ngoài Bệnh viện Nasser ở Khan Yunis, phía nam Dải Gaza hôm 25/10/2023. (Ảnh của MAHMUD HAMS/AFP qua Getty Images)

Nếu phải nói ủng hộ ai và phản đối ai, Tiến sĩ Tạ Điền ủng hộ những người Do Thái và Palestine chân thành, lương thiện, nhân nhượng, ôn hòa và chăm chỉ, nhân ái, không muốn giết người; ông phản đối người Do Thái và Palestine dối trá, lừa dối, bạo lực và không khiêm nhường, giảo hoạt, gian xảo, độc ác và khát máu. Nói cách khác, ông Tạ Điền ủng hộ và tán thành những người tử tế và tốt bụng, dù họ là người Do Thái hay người Ả Rập; phản đối và không chấp nhận những người xấu, dù họ là người Israel hay người Palestine.

Nếu mọi người nhìn các dân tộc và quốc gia dưới góc độ thiện và ác, chính tà, thật giả, tốt và xấu, thay vì đánh giá đúng sai dựa trên chủng tộc, tín ngưỡng, văn hóa, màu da, v.v., thế giới của chúng ta sẽ tốt hơn nhiều. Nếu mọi người có thể ứng xử và hành động theo phép tắc phổ quát Chân–Thiện–Nhẫn, nhân loại sẽ tránh xa chiến tranh, tránh được làm tổn hại lẫn nhau và hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn.

Từ góc nhìn của những người như Tiến sĩ Tạ Điền, không phải là hậu duệ của người Trung Đông, không phải là người Do Thái/Hồi giáo/Kitô giáo, nhưng là người tin và tôn thờ Chúa, thì người Palestine và người Israel, người Ả Rập và người Do Thái thực ra đều giống nhau, thậm chí có thể được cho là cùng chủng tộc nhưng khác nhau về tôn giáo và tín ngưỡng. Nhưng nguồn gốc tôn giáo của họ đều đến từ một nơi; các tác phẩm kinh điển về tôn giáo của họ cũng đến từ một nơi. Họ chia một thánh địa tôn giáo chung, Jerusalem.

Đánh giá từ nguồn gốc lịch sử và những ghi chép cũ về tranh chấp sắc tộc, người Do Thái và người Palestine thực chất là những người thuộc cùng một dân tộc, họ đều là hậu duệ của Abraham (Kitô giáo) hoặc Ibrahim (Hồi giáo), và giáo lý tôn giáo của họ đều có tính nhất quán cao. Cựu Ước của Kitô giáo, kinh điển Do Thái Tanakh và Talmud, và Kinh Qur’an Hồi giáo đều mô tả nhiều sự kiện và nhân vật lịch sử với mức độ nhất quán cao. Tất nhiên, người Do Thái không tin Chúa Giê-su Kitô là con của Đức Chúa Trời mà chỉ là một nhà tiên tri, nhiều người Do Thái thậm chí còn tin rằng Chúa Giê-su Kitô là “tiên tri giả” và đang phải chịu đau khổ trong địa ngục.

Như chúng ta đã biết, ngày nay trong lịch sử, ma quỷ và tà linh cộng sản đang thống trị thế giới chúng ta. Dưới góc nhìn của người dân (chứ không phải các chính phủ) trên khắp thế giới, người dân bình thường không chọn phe một cách phiến diện như các nhà lãnh đạo chính trị ở nhiều nước chịu ảnh hưởng của nhà nước ngầm.

Baptist
Nạn nhân của vụ đánh bom Bệnh viện Baptist Al-Ahli ở Gaza hôm 17/10/2023. Các bác sĩ tại Bệnh viện Al-Shifa tập trung đưa ra thông cáo báo chí, xung quanh là các thi thể người Palestine không còn sự sống. (Ảnh: MOHAMED MASRI/Hình ảnh Trung Đông/AFP qua Getty Images)

Theo một cuộc thăm dò dư luận toàn cầu do “World of Statistic” thực hiện trên nền tảng truyền thông xã hội X (Twitter), cuộc thăm dò được tiến hành 3 ngày sau khi chiến tranh bắt đầu và kéo dài trong 2 ngày cho thấy sau khi 270.000 người trên khắp thế giới phản hồi, trong đó  tỷ lệ ủng hộ Israel là 37%, tỷ lệ ủng hộ người Palestine là 44% và 19% ủng hộ cả hai. Sau khi 464.000 người từ khắp nơi trên thế giới phản hồi, có 38% ủng hộ Israel, 28% ủng hộ người Palestine và 34% ủng hộ cả hai.

Sau khi có 790.000 phản hồi, 38% ủng hộ Israel, 46% ủng hộ người Palestine và 16% ủng hộ cả hai. Theo dữ liệu cuối cùng của cuộc thăm dò, 10,4 triệu người trên khắp thế giới đã theo dõi và sau khi 1,43 triệu người bỏ phiếu, 40% ủng hộ Israel, 45% ủng hộ người Palestine và 15% ủng hộ cả hai. Khi chiến tranh tiếp tục, sự lựa chọn của người dân thay đổi, và người dân bắt đầu giữ quan điểm của riêng mình và không còn nghe theo lời kể của các phương tiện truyền thông chính thống và tiếng nói của chính phủ.

Học giả Huntington của Đại học Harvard đã dự đoán cách đây 30 năm rằng những xung đột trong tương lai trên thế giới sẽ không phải giữa các quốc gia mà là giữa các nền văn minh, giữa nền văn minh Cơ đốc giáo phương Tây, nền văn minh Hồi giáo và nền văn minh Trung Quốc. Tất nhiên, ông Huntington đã không phân biệt được giữa Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và Trung Quốc, ông cũng không nhận ra khoảng cách giữa văn hóa đảng của ĐCSTQ và văn hóa truyền thống Trung Quốc, nhưng sự đối lập mà ông dự đoán đã được thể hiện rõ ràng trong cuộc xung đột Ả Rập – Israel mới nhất này.

Dưới sự thao túng đằng sau của các thế lực tà ác của chủ nghĩa cộng sản và chính phủ ngầm của thế giới, cũng như sự lừa dối cẩn thận của các phương tiện truyền thông chính thống, sự hiểu biết của thế giới đã bị chia rẽ, con người ngày càng trở nên ít chân thành, cũng không nhường nhịn bao dung,  mà thay vào đó nghi ngờ lẫn nhau. Sự khác biệt, rạn nứt trong quan niệm của các dân tộc khác nhau ngày càng lan rộng, nhận thức chung và thừa nhận của mọi người về các giá trị phổ quát bị tổn hại. Tại Đại học Harvard có 34 hiệp hội sinh viên đổ lỗi cho Israel về các cuộc tấn công khủng bố của Hamas, nói rằng Israel cần “chịu hoàn toàn trách nhiệm” về các cuộc tấn công của Hamas.

Harvard Palestine
Ngày 14/10/2023, trong khuôn viên Đại học Harvard ở Cambridge bang Massachusetts, những sinh viên ủng hộ Palestine tụ tập để bày tỏ quan điểm về xung đột ở Dải Gaza (Ảnh: JOSEPH PREZIOSO/AFP/Getty)

Hầu hết các hiệp hội này là tổ chức của sinh viên Ả Rập, sinh viên Hồi giáo, sinh viên Hồi giáo đến từ Trung Đông và Bắc Phi, các hiệp hội Hồi giáo, những người ủng hộ người Palestine, v.v. từ các trường của đại học Harvard. Những người phản đối họ cho rằng họ là “những người bài Do Thái hàng đầu của Harvard” và cho rằng Harvard không nên cho phép những người này có tiếng nói. Trên thực tế, từ góc độ của những người không đứng về phía nào, cả hai bên trong cuộc tranh luận đều không thể phân biệt chặt chẽ và xác định rõ ràng Palestine, Hamas, Ả Rập, Hồi giáo, Do Thái và Israel là gì. Họ đánh đồng Palestine với Hamas, đánh đồng những người theo chủ nghĩa Phục quốc Do Thái với người Do Thái, trong khi thực tế họ đều khác nhau.

Ngay cả những nước láng giềng của người Palestine, người Ai Cập và toàn bộ thế giới Ả Rập cũng không có chung hơi thở và số phận. Ai Cập và Gaza có chung đường biên giới. Người Ai Cập không chỉ xây những bức tường bê tông và đá cao khoảng 6 mét trên mặt đất mà còn cắm những tấm thép có độ bền cao ở sâu dưới lòng đất làm rào chắn dưới lòng đất, để ngăn cản người Palestine tiến vào và đào đường hầm để vào.

Nhiều khi nhận thức của con người không phải trắng thì là đen, hơn nữa, quan điểm của con người cũng đang thay đổi. Ông Scott Ritter từng là thanh tra vũ khí của Liên Hợp Quốc đại diện cho Mỹ và là sĩ quan tình báo của Thủy quân lục chiến Mỹ (USMC), hiện là nhà văn và nhà phân tích chiến lược quốc tế ở New York. Ông đã xuất bản một bài báo vào giữa tháng 10 về lý do tại sao ông không còn ủng hộ Israel và sẽ không bao giờ ủng hộ Israel. Ông là người ủng hộ mạnh mẽ Israel trong nhiều thập kỷ, nhưng giờ đây ông tin rằng lối suy nghĩ và quan niệm của mình đã bị ảnh hưởng quá nhiều bởi những tuyên truyền thù hận. Ông vẫn ủng hộ Israel cho đến ngày 7/10, khi Hamas tấn công Israel. Nhưng sau đó, ông bắt đầu thay đổi quan niệm khi thấy các tướng lĩnh và chính trị gia Israel bắt đầu cổ động chiến tranh trên truyền hình, gọi người Palestine là “động vật” không phải người, đồng thời công khai chủ trương tiêu diệt hoàn toàn người Palestine.

Ông Scott Ritter chỉ ra, vì sao thế giới bàng hoàng và phản ứng dữ dội trước tin giả 40 trẻ em Israel bị chặt đầu, nhưng lại thờ ơ với tin thật gần 400 trẻ em Palestine thiệt mạng trong các cuộc không kích của Israel? Tại thời điểm này, ông đã đưa ra quyết định rằng ông không thể tiếp tục ủng hộ Israel nữa.

Sau khi bài viết của ông được xuất bản, nhiều người Do Thái bày tỏ sự ủng hộ, một độc giả Do Thái tên là Jennifer Kastner trả lời: “Là một người Do Thái, tôi cảm ơn vì lập trường có nguyên tắc của ông. Tôi không muốn sống trong những khu ổ chuột của người Do Thái được xây dựng trên đất đai bị đánh cắp.” Một người Mỹ khác tên là David Hawthorne cho biết gần đây ông cũng có quan điểm tương tự. Hiện ông phản đối cả những hoạt động chống Hamas và chống chủ nghĩa Phục quốc Do Thái; ông hiện ủng hộ cả một Palestine tự do và các chính sách ôn hòa của Israel thời Yitzhak Rabin.

Theo Tiến sĩ Tạ Điền, rõ ràng trên thế giới có nhiều người ủng hộ Israel và nhiều người ủng hộ Palestine, điều này không khó hiểu vì có nhiều cân nhắc như lịch sử, văn hóa, đức tin, bi kịch gia đình, vận mệnh dân tộc v.v. Như đã đề cập ở trên, ông không chọn phe nào, mà phản đối việc giết chóc, lừa dối và bạo lực của cả hai bên, đồng thời ủng hộ những người tốt bụng của cả hai bên, cũng cảm thán rằng tôn giáo đã mất đi năng lực cứu người và giáo hóa con người vào thời kỳ mạt Pháp mạt kiếp.

Nhưng điều mà câu chuyện của ông Scott Ritter tiết lộ là một xu hướng đáng hoan nghênh khi con người quay trở lại với bản tính thiện lương, chân thành của mình. Nghĩa là, chúng ta không cần lấy chủng tộc, tôn giáo làm tiêu chí để phân loại mà chỉ cần xem hành động của con người, các dân tộc, các nhóm, các quốc gia có phù hợp với các giá trị phổ quát, đặc điểm của xã hội hay không, đặc tính của vũ trụ hay không, và liệu chúng có phù hợp với sự chân thành và thiện lương, nhường nhịn và lòng vị tha hay không.

Ông Tạ Điền tin rằng khi có nhiều người suy nghĩ theo quan điểm của ông Scott Ritter, từ chối bị lung lay bởi sự kích động và thông tin sai lệch của các phương tiện truyền thông chính thống và nhà nước ngầm, đồng thời bác bỏ những tuyên truyền thù địch, mọi người sẽ có bước nhảy vọt về nhận thức và tư tưởng.

Gaza Palestine
Người dân khiêng thi thể của những người Palestine thiệt mạng trong cuộc không kích của Israel bên ngoài một bệnh viện ở Khan Yunis, phía nam Dải Gaza, hôm 19/10/2023. (Ảnh của MAHMUD HAMS/AFP qua Getty Images)

Ai đã gây ra hận thù và xung đột trên thế giới?

Vào thời điểm người Palestine và Israel đang thiệt mạng, nhiều thế lực không muốn ngừng bắn hoặc ngừng chiến, nhiều thế lực vẫn đang thúc đẩy mở rộng xung đột. Là ai đang gây ra hận thù và xung đột trên thế giới?

Ma quỷ đang thống trị thế giới của chúng ta, bóng ma của ý thức hệ chủ nghĩa cộng sản, bàn tay đen của chủ nghĩa khủng bố và sự sắp đặt của nhà nước ngầm đều đang đẩy thế giới vào hỗn loạn, đẩy con người vào tranh chấp, vào sự thù địch và nghi kỵ, để những kẻ âm mưu và những người buôn bán vũ khí kiếm lợi từ đó.

ĐCSTQ đại biểu cho chủ nghĩa cộng sản, và nếu họ tham gia vào thì sẽ mang đến chiến tranh chưa từng có và sẽ dẫn đến những hậu quả không thể khắc phục. Đến hiện nay Trung Quốc không gọi Hamas là khủng bố. Và Hamas đã hét lên với ĐCSTQ từ xa: “Tại sao các người vẫn chưa xâm lược Đài Loan?”

ĐCSTQ từ chối lên án cả 2 bên trong cuộc chiến, và ủng hộ cả 2 bên trong các lĩnh vực khác nhau. Mối quan hệ giữa ĐCSTQ và Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) có lẽ đã bắt nguồn từ 50 năm trước.

Mối quan hệ của ĐCSTQ với “người bạn cũ” – cựu Tổng thống Yasser Arafat của Fatah (Phong trào Giải phóng Dân tộc Palestine) và sự ủng hộ hoàn toàn của họ đối với PLO đã đạt được dựa trên tiền đề chống Mỹ. ĐCSTQ hiện đã tổ chức lễ đón tiếp trọng thể Tổng thống Chính quyền Palestine Mahmoud Abbas.

Các cuộc tấn công lớn của Hamas vào Israel đã giết chết hàng ngàn người. Israel mô tả cuộc tấn công này như sự kiện khủng bố ngày 11/9 của Israel, nhưng Trung Quốc lại trực tiếp từ chối lên án Hamas.

Bà Witte Carice, người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Hiệp hội Xúc tiến Trao đổi Học thuật Trung Quốc-Israel, cho biết, mặc dù trong những năm gần đây, Trung Quốc đã tăng cường trao đổi kinh tế, công nghệ và văn hóa với Israel, nhưng nước này chưa bao giờ ủng hộ Israel về mặt chính trị. Điều này thật đáng tiếc cho người Israel.

ĐCSTQ có mối quan hệ chặt chẽ với người Palestine và hỗ trợ họ về mặt tinh thần. Trong khi sự hợp tác của ĐCSTQ với Israel chỉ thiên về lợi ích vật chất.

Chỉ 3 tháng sau khi thành lập ĐCSTQ, Israel đã trở thành quốc gia đầu tiên ở Trung Đông công nhận ĐCSTQ.

Sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao với Israel, ĐCSTQ đã có được bộ công nghệ hoàn chỉnh về tên lửa phòng không, vỏ tản nhiệt xe tăng, công nghệ sản xuất động cơ máy bay chiến đấu và cánh mũi, công nghệ máy bay không người lái (UAV) và công nghệ UAV chống bức xạ, công nghệ máy bay cảnh báo sớm và công nghệ nâng cấp tàu ngầm.

Trong khi ĐCSTQ gọi Israel là “một quốc gia đáng để chúng ta tôn trọng”, thì họ lại thông đồng với kẻ thù cũ của Israel là Iran và mua vũ khí của Iran trên quy mô lớn, tài trợ cho vũ khí của Iran và làm gia tăng mối nguy hiểm cho Israel.

Tên lửa chống hạm của ĐCSTQ đã trở thành vũ khí của Hezbollah (phong trào chính trị Hồi Giáo dòng Shia), ở quốc gia Trung Đông Lebanon, đe dọa trực tiếp đến hạm đội Mỹ ở Địa Trung Hải. Huawei của ĐCSTQ cũng đóng vai trò chính trong hệ thống liên lạc của Hamas.

Tổng thống Syria Bashar al-Assad được đón tiếp sang trọng như hoàng gia tại Trung Quốc. Trong cuộc xung đột Ả Rập-Israel này, lại càng có nhiều khả năng ĐCSTQ trực tiếp hỗ trợ hệ thống vũ khí.

Ông Diêu Thành, cựu sĩ quan hải quân của Quân đội Giải phóng Nhân dân ĐCSTQ, phân tích chỉ ra rằng qua video có thể thấy cuộc tấn công lần này của Hamas khác với những lần trước, và hầu như tất cả vũ khí tiêu chuẩn đều được sử dụng.

Ông đánh giá rằng 5.000 quả tên lửa do Hamas phóng trong đợt tấn công đầu tiên đều được bắn bằng bệ phóng nhiều ống, chứ không phải phóng đơn lẻ trước đó.  Tên lửa tự chế của Hamas không thể bắn trúng phạm vi 40 km từ phía bắc Gaza tới thành phố Tel Aviv, Israel. Các bệ phóng tên lửa tầm xa và đạn pháo hiện chỉ được sản xuất bởi Mỹ, Nga và Trung Quốc.

Nhưng chỉ có ĐCSTQ mới có thể hỗ trợ Hamas, bởi Hoa Kỳ sẽ không hỗ trợ Hamas, Nga thì đang bị mắc kẹt trong cuộc chiến Nga-Ukraine, Ukraine vẫn thiếu đạn dược và cần sự hỗ trợ của Triều Tiên. Điểm mấu chốt là chỉ có ĐCSTQ mới có thể đạt được sản lượng khổng lồ như vậy.

Ông Diêu Thành phân tích, ĐCSTQ có 13 tập đoàn quân và gần 80 lữ đoàn tổng hợp. Mỗi lữ đoàn được trang bị tiêu chuẩn 2 tiểu đoàn hỏa lực từ xa, tổng cộng khoảng 160 lữ đoàn về cơ bản đã được trang bị vũ khí hoàn thiện.

Đã hơn 40 năm Quân Giải phóng Nhân dân của ĐCSTQ không tham chiến. Họ đã tích trữ được một lượng lớn đạn dược, và hàng năm phải tiêu tốn rất nhiều nhân lực, vật lực.

Công ty Phương Bắc bán một lượng lớn sản phẩm sang Trung Đông và Châu Phi với giá thấp quanh năm. Ông Diêu Thành tin rằng sẽ sớm có kết quả phân tích các mảnh vũ khí và đạn dược. Trước những bằng chứng không thể chối cãi, các nước cung cấp không thể phủ nhận điều này, và lúc đó, rất có thể sự tham gia của ĐCSTQ sẽ bị bại lộ.

Sự lan rộng của chiến tranh và tác động của nó đến thế giới

Tác động của cuộc chiến tranh Ả Rập-Israel lần này đã lan rộng khắp thế giới. Trung Quốc, quốc gia trước đây đứng ngoài cuộc, cũng đã tích cực tham gia.

Những người ủng hộ chiến tranh, những người khuyến khích chiến tranh, những người muốn hưởng lợi từ chiến tranh và những người cố gắng phá vỡ thế giới loài người và thu lợi từ nó, sẽ không để chiến tranh dừng lại một cách dễ dàng, rất có thể họ sẽ khiến chiến tranh lan rộng ra khắp thế giới.

Cuộc chiến Nga-Ukraine đang diễn ra sẽ tạo ra những tình huống mới. Eo biển Đài Loan, Biển Đông, Bán đảo Triều Tiên, biên giới Trung-Ấn, biên giới Ấn Độ-Pakistan đều có thể nảy sinh xung đột, do sự thăng trầm trong sức mạnh quân sự các cường quốc, hoặc phán đoán sai lầm về tầm ảnh hưởng của các cường quốc.

Triều Tiên đang chuẩn bị tấn công Hàn Quốc. Theo các báo cáo, Triều Tiên có thể sử dụng chiến thuật của Hamas để răn đe Hàn Quốc, bằng cách chiếm đóng các khu vực biên giới và bắt giữ con tin.

Chính phủ cánh tả hay xã hội chủ nghĩa ở Mỹ cũng đang ủng hộ cả 2 bên. Quân đội Mỹ đã để lại số vũ khí trị giá 7,1 tỷ USD cho Afghanistan. Trong khi chế độ Taliban ở Afghanistan đang đóng vai trò là khách của Bắc Kinh, và yêu cầu Iran phải quá cảnh để tham chiến.

Cách đây vài năm, cựu Tổng thống Obama đã vận chuyển 1,7 tỷ USD tiền mặt sang Iran bằng đường hàng không. Giờ đây chính quyền Biden đã giải tỏa 6 tỷ USD trong quỹ, mang lại lợi ích cho Iran.

Trong khi đó, những người phe bảo thủ của Mỹ (bảo lưu và thủ giữ truyền thống), những người ủng hộ America First (Nước Mỹ trên hết, MAGA) và những người phe bảo thủ yêu chuộng hòa bình đã thúc đẩy việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Israel và nhiều nước Ả Rập dưới thời chính quyền Trump, đảm bảo sự ổn định và hòa bình ở Trung Đông.

Những người Cộng sản ở Trung Quốc và những người theo chủ nghĩa xã hội ở Hoa Kỳ lại đứng về cả 2 phía trong cuộc xung đột Palestine-Israel, chỉ e thế giới không đủ hỗn loạn.

Việc tiếp tục cuộc chiến tranh Ả Rập-Israel, thậm chí bước vào cuộc chiến tranh Trung Đông lần thứ 6, sẽ có lợi cho phe cánh tả của Mỹ. Chiến tranh thế giới bùng nổ sẽ dẫn đến việc hủy bỏ các cuộc bầu cử, cho phép Đảng Dân chủ tiếp tục nắm quyền.

Việc tiếp tục chiến tranh Ả Rập-Israel cũng có lợi cho Nga, vì có thể giảm bớt áp lực lên chiến trường Ukraine. Nhưng Nga khó có thể tham gia hoặc “đổ thêm dầu vào lửa”, vì nước này có quá nhiều việc phải tự lo. Việc tiếp tục chiến tranh Ả Rập-Israel cũng có lợi cho ĐCSTQ, có thể giảm bớt áp lực và rảnh tay đối phó với Đài Loan.

Việc tiếp tục chiến tranh Ả Rập-Israel vừa có lợi vừa có hại cho Israel. Họ có thể giành được một lượng lớn đất đai, hoặc có thể rơi vào vòng vây và đàn áp của thế giới Ả Rập.

Vì cuộc chiến này, phiến quân Hamas ở Gaza, lực lượng vũ trang Hezbollah (phong trào chính trị Hồi Giáo dòng Shia) ở quốc gia Trung Đông Lebanon, quân đội Syria, Vệ binh Cách mạng Iran, quân khủng bố Taliban ở Afghanistan, thậm chí cả Ai Cập và Qatar đều có thể tham gia phe đối lập với Israel.

Như đã đề cập trước đó, khía cạnh độc đáo và nguy hiểm của Chiến tranh Ả Rập-Israel lần thứ 6 là khả năng có thể có sự tham gia của các yếu tố Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử thế giới, cuộc xung đột Ả Rập-Israel thực sự ảnh hưởng đến toàn thế giới.

Khi Hamas “lấy trứng chọi đá”, dám thách thức Israel trên diện rộng, thì điều đó nói lên rằng, những người ủng hộ, xúi giục và hậu thuẫn tài chính đằng sau họ đều đặt cược rất lớn. Bàn cờ lần này không nhỏ.

Dù là những người phe ôn hòa ở Palestine như Fatah (Phong trào Giải phóng Dân tộc Palestine) hay các phe phái bạo lực như Hamas, cũng như những kẻ thao túng đằng sau, đều có thể đã đánh giá sai tình hình và gây ra thảm họa cho chính họ và người dân Palestine.

Nếu Israel buông tay và tiêu diệt thế lực Hamas có thể sẽ dẫn đến việc tập hợp lực lượng trong thế giới Ả Rập, và hình thành các tổ chức cực đoan mới tương tự như Hamas.

Cả thế giới vẫn sẽ rơi vào cạm bẫy của chủ nghĩa cộng sản và các thế lực tà ác đang thống trị thế giới, và dẫn đến cái chết trên diện rộng của nhân loại. Đến lúc đó, tội tham dự của ĐCSTQ sẽ không thể tha thứ được.

Palestine in London
Thứ Bảy ngày 21/10, khoảng 100.000 người biểu tình tuần hành ủng hộ Palestine ở trung tâm London. (Ảnh chụp màn hình video)
Palestine in Paris
Ngày 19/10/2023, người dân tham dự một cuộc biểu tình ủng hộ người Palestine trong cuộc xung đột đang diễn ra giữa Israel và nhóm Hồi giáo Palestine Hamas, tại Place de la Republique ở Paris, Pháp. (Ảnh: Chụp màn hình video)

Đương nhiên ĐCSTQ không phải là Trung Quốc, nhưng trên thực tế, ĐCSTQ đã nắm quyền kiểm soát, uy hiếp Trung Quốc và người dân Trung Quốc.

Ngày nay, ĐCSTQ ủng hộ chủ nghĩa khủng bố, ủng hộ người Ả Rập và người Israel giết hại lẫn nhau. Những tội ác mà ĐCSTQ gây ra với người Ả Rập và người Do Thái đều sẽ được tính cho Trung Quốc và người dân Trung Quốc.

Trong một thế giới bị thống trị bởi ma quỷ, không có bên nào chiến thắng trong cuộc xung đột. Chỉ bằng cách tiêu diệt ĐCSTQ, theo đuổi sự lương thiện, từ bi, kiềm chế ham muốn vật chất, thực hành chủ nghĩa vị tha và không bị các thế lực tà ác lợi dụng, thì xung đột Ả Rập-Israel mới có thể được giải quyết.

Nhìn chung, người dân thuộc mọi dân tộc trên thế giới nên đề cao các nguyên tắc và thái độ chân thành, nhân hậu và khoan dung, đồng thời phản đối mọi hình thức giết chóc, cho dù đó là giết người mang tính chất cá nhân, giết người bằng bạo lực theo nhóm, hay giết chóc dưới danh nghĩa của một quốc gia.

Chúng ta phản đối việc giết chóc vì tài sản như đất đai, vì kinh sách hoặc giáo lý của bản thân, vì chủ nghĩa phục quốc Do Thái, hay nhân danh Chúa và Allah, vì những tranh chấp lịch sử, vì vòng luẩn quẩn của sự trả thù, hay do các chương trình nghị sự của nhóm muốn cải tổ lại nhân loại, cũng như làm giảm dân số một cách giả tạo, bao gồm cả việc cưỡng bức phá thai và giết trẻ sơ sinh, giống với chính sách một con của ĐCSTQ.

Chúng ta nên phản đối những vụ giết người do tư tưởng xấu gây ra bởi sự đố kỵ và phẫn nộ, cũng như những vụ giết người kích động và khơi mào chiến tranh. Chúng ta là con người, không phải Thần, con người có thể tu luyện trở thành Thần, nhưng chúng ta không thể vi phạm ý muốn của Tạo hóa. Chúng ta được Thần tạo ra, nên không thể đi chệch khỏi lời dạy của Thần. Nói cách khác, con người phải chấm dứt mọi hình thức giết chóc, đối xử tử tế với bản thân và người khác, như vậy mới có thể giúp nhân loại tránh được ngày tận thế.

Theo Tiến sĩ Tạ Điền
(Tiến sĩ Tạ Điền là Giáo sư tại Trường Kinh doanh Aiken thuộc Đại học Nam Carolina.)