Nhiều người chưa bao giờ đề nghị tăng lương trong suốt sự nghiệp của mình, đặc biệt là phụ nữ. Vì vậy, họ không nhận được những gì họ xứng đáng. Có một số lý do khiến bạn không đề nghị tăng lương, trong đó bao gồm cả sợ hãi, cảm thấy khó xử hoặc không biết cách yêu cầu.

đề nghị tăng lương
Có một số lý do khiến bạn không đề nghị tăng lương, trong đó bao gồm cả sợ hãi, cảm thấy khó xử hoặc không biết cách yêu cầu. (Ảnh: Andrii Yalanskyi/ Shutterstock)

Nhân viên đề xuất tăng lương và ông chủ sẽ tiếp nhận. Điều này không có nghĩa là bạn sẽ được tăng lương, nhưng bạn đang gieo hạt giống cho việc đó. Vậy làm thế nào để gieo hạt giống này? Nói cách khác, nếu muốn tăng lương, bạn nên làm gì?

Việc yêu cầu tăng lương là chuyện bình thường

Hãy nhớ rằng, các ông chủ luôn phải giải quyết các vấn đề về tiền lương. Bạn có thể cảm thấy lo lắng khi yêu cầu họ tăng lương, nhưng đối với họ, đó chỉ là một ngày bình thường ở văn phòng.

Miễn là nhu cầu của bạn không vượt quá mức thị trường và bạn có kết quả hoạt động tốt, bạn sẽ không làm tổn hại đến mối quan hệ giữa hai bên và cũng sẽ không bị đối xử khác đi khi đưa ra những yêu cầu đó. Ngay cả khi sếp của bạn nói “không”, bạn vẫn đang gieo hạt giống cho tương lai.

Hãy nhớ rằng, bạn không yêu cầu một món quà mà là những gì bạn xứng đáng, một mức thù lao công bằng trên thị trường cho công việc của bạn. Nếu bạn là một nhân viên giỏi, việc giữ bạn ở lại chỉ có thể có lợi cho sếp, điều đó có nghĩa là bạn sẽ được tăng lương.

Hiểu rõ tình hình tài chính của công ty

Nếu công ty đang gặp vấn đề về tài chính hoặc đang sa thải nhân viên thì đây không phải là thời điểm tốt để yêu cầu tăng lương. Nếu bạn không chắc chắn, hãy xem tin tức về ngành của bạn. Nó có thể là một gợi ý về những gì đang xảy ra với công ty của bạn.

Đọc báo cáo quý của công ty, thấy thua lỗ hay có vấn đề gì? Nếu mọi việc suôn sẻ, bạn có thể sử dụng những tin tức tích cực để yêu cầu tăng lương.

Thời điểm đề nghị tăng lương rất quan trọng

Nếu người quản lý của bạn lo lắng về ngân sách hoặc chịu áp lực nào khác, đừng yêu cầu tăng lương vào lúc này. Nếu anh ấy cảm thấy áp lực về ngân sách thì sếp của anh ấy cũng cảm thấy áp lực. Hãy nhớ rằng người quản lý của bạn có thể không phải là người ra quyết định duy nhất, anh ấy có thể phải đến gặp cấp trên của mình để được phê duyệt.

Ngoài ra, cuối năm tài chính thường là thời điểm tốt để yêu cầu tăng lương. Đây là ngày kết thúc ngân sách 12 tháng của công ty. Nhà tuyển dụng cũng sẽ đưa ra những điều chỉnh về lương và quyết định tuyển dụng vào thời điểm này.

Nghiên cứu và so sánh mức lương

Khi yêu cầu tăng lương, yêu cầu quá ít cũng có hại như yêu cầu quá nhiều. Hãy thực hiện nghiên cứu trước để tìm hiểu xem mức trung bình quốc gia dành cho vị trí của bạn là bao nhiêu.

Nếu bạn cảm thấy mức lương của mình không tương xứng với những người khác ở vị trí tương tự, đừng ngại yêu cầu cao hơn. Nếu kỹ năng và lý lịch của bạn nổi bật, bạn luôn có thể thương lượng.

Đảm bảo yêu cầu của bạn rõ ràng

Đừng nói vòng vo, hãy nói thật rõ ràng về những gì bạn muốn và đừng yêu cầu người quản lý xác nhận điều đó với bạn. Bây giờ bạn đã lên lịch trò chuyện với họ, hãy nêu rõ yêu cầu của bạn.

Đừng chỉ nói rằng bạn muốn tăng lương, hãy nói rằng bạn muốn tăng 5% hoặc bất cứ điều gì bạn muốn yêu cầu, hãy cụ thể. Ngay từ đầu cuộc trò chuyện, hãy cho người quản lý biết rằng bạn đã suy nghĩ về điều đó và biết bạn muốn gì.

Đề cập đến hồ sơ đánh giá tích cực

Chắc hẳn bạn đã từng nhận được email đánh giá “làm rất tốt công việc” khi đang làm việc tại một công ty. Hãy in chúng ra và mang đến cuộc họp.

Nếu bạn nhận được những đánh giá tốt, bạn cũng nên cho sếp xem những điều này. Bạn cần cho sếp biết rằng bạn là một nhân viên giỏi, điều này hiệu quả hơn là chỉ nói rằng bạn muốn tăng lương.

shutterstock 308767559
Hãy nói về những thành tích của bạn. Bạn cần cho sếp biết rằng bạn là một nhân viên giỏi, điều này hiệu quả hơn là chỉ nói rằng bạn muốn tăng lương. (Ảnh: Jirsak/ Shutterstock)

Thể hiện thành tích của bạn

Ngay cả khi bạn không nhận được bất kỳ email nào khen ngợi sự “xuất sắc” của mình, bạn vẫn có thể khoe thành tích của bạn.

Giả sử bạn xây dựng một trang web cho công ty của mình, hoặc doanh số năm ngoái của bạn đã tăng 30%…, hãy nhắc để anh ấy nhớ. Nếu bạn là thành viên của một nhóm, hãy nêu những đóng góp của bạn cho nhóm.

Mô tả bản thân trong tương lai

Thật tuyệt khi nói với người quản lý của bạn về những thành tích trong quá khứ của bạn, nhưng đừng dừng lại ở đó, hãy cho anh ấy biết kế hoạch tương lai của bạn.

Nếu bạn dự định theo đuổi bằng thạc sĩ, hãy nói với anh ấy. Nếu bạn đang cố gắng tham gia vào một dự án lớn? Hãy để anh ấy biết.

Hãy để người quản lý của bạn biết rằng bạn là một tài năng và muốn trở thành một tài năng hữu ích hơn nữa.

Đừng thảo luận về lý do cá nhân

Đừng bao giờ chỉ nói: “Tôi cần tăng lương”. Thẳng thắn mà nói, người quản lý không quan tâm đến nhu cầu cá nhân của bạn, anh ấy chỉ quan tâm đến những gì bạn đã làm cho công ty và những gì bạn có thể làm cho công ty.

Việc nói với người quản lý rằng bạn sắp mất nhà sẽ chỉ làm tổn thương chính bạn. Thay vào đó, hãy cho người quản lý của bạn một lý do để lên tiếng cho bạn trước mặt sếp.

Luyện tập trước ống kính

Hãy dành chút thời gian luyện tập trước ống kính để không cảm thấy run khi ở bên sếp. Hãy nhờ bạn bè giúp đỡ bạn bằng cách yêu cầu tăng lương trước mặt họ và để họ đóng vai người bào chữa. Bạn sẽ sẵn sàng chuẩn bị cho mọi sự phản đối.

Gửi email khi làm việc từ xa

Nếu bạn làm việc từ xa, bạn có thể gửi email cho người quản lý của mình. Hãy trình bày email như cách bạn làm khi ngồi trước mặt người quản lý của mình.

Bạn có thể bắt đầu bằng cách yêu cầu thảo luận về mức lương, sau đó giới thiệu thành tích của mình và chỉ định mức tăng phần trăm mà bạn muốn. Hãy chắc chắn rằng bạn hỏi tỷ lệ phần trăm sau khi bạn đưa ra thành tích của mình.

Đừng ngại hỏi

Nếu bạn không yêu cầu, có thể bạn sẽ không được tăng lương. Hãy bình tĩnh và quên đi cảm giác xấu hổ đó.

Bạn đã làm rất tốt và bạn có quyền đưa ra yêu cầu.