Hiện nay có rất nhiều cuộc thảo luận trái chiều liên quan đến Hoa Kỳ. Một số thì phóng đại, mô tả Hoa Kỳ như một thiên đường chứa đầy vàng. Một số khác lại chỉ trích Hoa Kỳ là vô dụng, cho rằng đất nước này đang trong tình trạng khó khăn và nhiều nguy hiểm ở mọi nơi. 

Hoa Ky 2
Những thay đổi nào đã xảy ra với tôi sau khi tôi nhận được thẻ xanh Hoa Kỳ? (Ảnh: Artiom Photo/ Shutterstock)

Mỗi gia đình nhập cư đều có câu chuyện riêng của mình. Một cư dân mạng đã chia sẻ kinh nghiệm nhập cư của gia đình anh như một tài liệu tham khảo cho những người đang chuẩn bị di cư sang Hoa Kỳ. Tiêu đề bài viết của cư dân mạng này là: “Những thay đổi nào đã xảy ra với tôi sau khi tôi nhận được thẻ xanh Hoa Kỳ?”

Những thay đổi nào đã xảy ra với tôi sau khi tôi nhận được thẻ xanh Hoa Kỳ? 

Trước khi sang Hoa Kỳ, tôi hiếm khi rời quê hương chứ đừng nói đến các tỉnh thành khác, không quá lời khi nói rằng kể từ khi sinh ra, đi học và đi làm tôi chưa bao giờ rời khỏi vòng tròn quen thuộc của mình. Sở dĩ tôi nảy ra ý định nhập cư là do cơ hội rất tình cờ. 

Trong một buổi họp lớp, một người bạn học cũ từ Hoa Kỳ về thăm cha mẹ và dành thời gian để tham dự. Mọi người khác đang nói về ngôi nhà mà họ đã mua cho con mình, lớp học thêm và lớp năng khiếu nào họ đã đăng ký, nhưng chỉ có anh rất ít lên tiếng nói chuyện.

Sau khi trò chuyện với anh, tôi nhận ra rằng mọi người đã xem nhẹ những điều này và không có ý muốn so sánh. Bởi vì nước Hoa Kỳ có nguồn tài nguyên giáo dục phong phú và chất lượng cao, chỉ cần bạn bỏ chút công sức và không phải lo lắng con mình không vào được đại học. Hoa Kỳ chiếm phần lớn trong 100 trường đại học danh tiếng hàng đầu thế giới, điều này cũng giúp sinh viên Hoa Kỳ có nhiều cơ hội theo học các trường đại học danh tiếng hơn. 

Là một bậc cha mẹ, tôi hơi xúc động khi nghe điều này, dù sao chúng ta đều mong con mình có thể nhận được một nền giáo dục tốt và có một tương lai suôn sẻ hơn. 

Điều khiến tôi quyết tâm nhập cư là khi được tin công ty chúng tôi sắp sa thải nhân viên. Tôi đã 37 tuổi, làm lập trình viên, có thể nói tuổi tác của tôi không còn là lợi thế nữa, nói không chừng người rời khỏi công ty có thể chính là tôi. Những ai đã từng làm việc trong nhà máy lớn rất dễ rơi vào tình huống khó xử như vậy: Chuyển việc khi đã lớn tuổi, bạn sẽ không thể làm được công việc cao hơn hay công việc thấp hơn.

Thay vì để mình thụ động như vậy, tốt hơn hết hãy biến khủng hoảng thành cơ hội. Vì lý do này, tôi đã nghĩ về việc mình sẽ làm tốt điều gì trong tương lai sau khi rời công ty. Tôi đã cân nhắc việc khởi nghiệp và điều hành một công ty nhỏ, nhưng những người bạn có kinh nghiệm khởi nghiệp khuyên tôi không nên đi theo con đường này, nó sẽ quá căng thẳng và có thể cuối cùng tôi sẽ mất hết tiền. 

Sau này tôi hỏi người bạn cùng lớp di cư sang Hoa Kỳ, anh ấy cũng làm công việc liên quan đến IT.

Điều làm tôi ngạc nhiên không phải là thu nhập của anh ấy cao hơn tôi gấp mấy lần, mà là anh ấy chưa bao giờ lo lắng về tuổi tác của mình. Hóa ra ở Hoa Kỳ, việc phân biệt đối xử ở nơi làm việc, bao gồm cả giới tính và tuổi tác là không được phép. Trong công ty của họ có rất nhiều người lớn tuổi hơn anh, họ hiếm khi làm thêm giờ, dễ cân bằng giữa công việc và cuộc sống, họ có thể tận hưởng nhiều ngày nghỉ. 

Là một nhân viên thường xuyên phải làm thêm giờ, tôi thực sự ghen tị khi nghe điều này. 

Bạn cùng lớp gợi ý tôi nên cân nhắc việc di cư sang Hoa Kỳ, ở đây có nhiều thuận lợi và cơ hội về công việc cũng như học tập của con cái. 

Vợ tôi cũng là một lập trình viên giống như tôi, dù kém tôi 3 tuổi nhưng sau này cô ấy cũng sẽ gặp phải khủng hoảng như tôi. Sau thảo luận một thời gian, chúng tôi đồng ý rằng những lợi ích của việc di cư sang Hoa Kỳ nhiều hơn những bất lợi, nên chúng tôi quyết định cả gia đình di cư sang Hoa Kỳ.

Nhập cư là một vấn đề rất chuyên nghiệp và tôi không biết gì về mảng này, vì vậy tôi đã tham khảo ý kiến ​​​​của một số công ty cung cấp dịch vụ nhập cư trực tuyến. Có công ty đề nghị tôi đầu tư theo Chương trình định cư EB5, nhưng chúng tôi từ chối vì ngân sách hạn chế. 

Sau khi đọc sơ yếu lý lịch của tôi, người cố vấn nhập cư mà tôi tìm thấy đã gợi ý rằng tôi nên đăng ký chương trình nhập cư NIW National Interest Waiver của Hoa Kỳ.

Hoa Ky 1
Người cố vấn nhập cư đã gợi ý rằng tôi nên đăng ký chương trình nhập cư NIW National Interest Waiver của Hoa Kỳ. (Ảnh: Andrey_Popov/ Shutterstock)

Phí xử lý NIW bắt đầu từ 300.000 tệ và sẽ không vượt quá 1 triệu tệ. Dự toán ngân sách này nằm trong phạm vi chấp nhận được của chúng tôi. 

Tôi lo lắng rằng điều kiện của tôi không đủ tốt và tôi có thể bị từ chối. Tuy nhiên, người cố vấn nhập cư Hoa Kỳ đã liệt kê một số điểm nổi bật trong sơ yếu lý lịch của tôi, điều này đã giúp tôi tự tin thực hiện dự án này. Tôi có bằng thạc sĩ về kỹ thuật, hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc và nghề nghiệp trước đây của tôi là nghề mà Hoa Kỳ ưa thích, điều này mang lại cho tôi những lợi thế lớn.

Sau đó, trải qua vài năm chờ đợi, gia đình chúng tôi đã thành công đặt chân đến Hoa Kỳ.

Cuối cùng, hãy để tôi chia sẻ với bạn những thay đổi đã xảy ra kể từ khi chúng tôi di cư sang Hoa Kỳ.

Về công việc, tôi và vợ đều thuận lợi tìm được công việc lý tưởng của mình, rất gần với ngành mà chúng tôi từng làm trước đây và chúng tôi bắt đầu nhanh chóng đi làm.

Phải nói rằng chế độ phúc lợi ở Hoa Kỳ tốt hơn chúng ta tưởng tượng, khối lượng công việc không nhiều nhưng lương lại cao. Ngoài ra, chúng ta đều có thẻ xanh Hoa Kỳ nên sẽ có nhiều thuận lợi hơn những người không có thẻ xanh về mặt tìm kiếm việc làm và mức lương. 

Hoa Ky
Khi di cư sang Hoa Kỳ, chúng tôi đạt được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống và cho chúng tôi thời gian để tham gia nhiều hơn vào sự phát triển của con cái. (Ảnh: Lopolo/ Shutterstock)

Trong vòng vài năm làm việc, chúng tôi đã mua được một căn nhà rộng có sân và có tổ ấm nhỏ của riêng mình. 

Người Mỹ rời khỏi công ty khi đến giờ tan làm, thậm chí nếu muốn ở lại làm thêm, bạn cũng sẽ bị “đuổi” về nhà để dành thời gian cho gia đình. Điều này cho phép chúng tôi đạt được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống và cho chúng tôi thời gian để tham gia nhiều hơn vào sự phát triển của con cái chúng tôi. 

Khi không có việc gì thì tôi ở nhà làm một số công việc thủ công, dù sao ở Hoa Kỳ giá nhân công cao, vợ tôi lại thích chăm sóc hoa, cây cảnh ngoài sân. 

Sau khi di cư sang Hoa Kỳ, cảm giác lớn nhất của tôi là như mình đang sống cuộc sống hưu trí sớm. Chúng ta không còn bận rộn như xưa, vắt óc mỗi ngày chỉ để hoàn thành công việc, để thời gian trôi qua nhanh mà bỏ qua tầm quan trọng của sức khỏe thể chất. 

Bây giờ trong lòng tôi thấy bình yên hơn rất nhiều, không còn lo lắng về tuổi tác, thất nghiệp nữa, tôi vẫn còn thời gian và sức lực để chạy bộ và rèn luyện sức khỏe. Tôi không có ý định so sánh với người khác về ngôi nhà to bao nhiêu, chiếc xe hơi sang trọng đến mức nào hay thu nhập của tôi nhiều ít ra sao. Tôi sống hạnh phúc và thoải mái mỗi ngày, một cuộc sống mà trước đây tôi từng mơ ước.