Các phân tử DNA có thể tạo ra nguồn sáng laser nội sinh kết hợp đủ mạnh để ghi lại và tái tạo các thông tin di truyền hình thái của sinh vật dưới dạng toàn toàn ảnh và có thể truyền các thông tin này đi dưới các dạng trường điện từ.  

Tiếp theo phần 3

Trong quá trình nghiên cứu, Viện sĩ Peter P. Garaiev, nhà khoa học Nga được đề cử giải Nobel Y học 2021 phát hiện ra 2 hình thức lưu trữ thông tin chưa từng được biết đến của các phân tử DNA, được ghi lại bằng quang phổ laser kết hợp.

Hình thức lưu giữ thông tin đầu tiên là thông tin hình thái của sinh vật (morphogenetic information) được lưu trữ dưới dạng ảnh toàn ảnh (hologram) bởi bộ máy di truyền (DNA), xuất hiện trong các hiệu ứng như bóng ma lá cây (phantom effect) hoặc trong quá trình tái sinh các bộ phận của cơ thể như gan, càng cua, đuôi thằn lằn…

Loại thứ hai là DNA lưu giữ thông tin về môi trường xung quanh của nó dưới dạng toàn ảnh (hologram). Môi trường có thể vừa là không gian của tế bào, mô sống, vừa là không gian của các ngăn chứa ống nghiệm của máy quang phổ. Loại thông tin này được sử dụng để truyền thông tin di truyền ở khoảng cách xa dưới dạng bóng ma DNA (phantom DNA) để thay thế và lấp đầy các đoạn DNA bị mất trong nhiều loại tổn thương của sinh vật.

Toàn ảnh là gì?

Trong quang học có phương pháp ghi ảnh một vật thể 3 chiều (3D) bằng một ảnh giao thoa 2 chiều (2D). Kỹ thuật này gọi là holography (phương pháp toàn ảnh).

Hologram là một ảnh 2D được tạo bởi các vân giao thoa 2D của 2 nguồn sáng: nguồn ánh sáng 1 phản xạ từ vật của tia chiếu vật (object beam) và nguồn sáng 2 được gọi là nguồn sáng quy chiếu (reference beam).

Để tái tạo lại ảnh khối 3D trọn vẹn, một nguồn sáng laser kết hợp tương đương với nguồn quy chiếu sẽ chiếu vào hologram, khi đó ta sẽ được một hình ảnh khối 3D trọn vẹn.

Trong phương pháp toàn ảnh, mọi thông tin mô tả vật thể 3D đều được mã hoá trên bề mặt 2D (hologram), tức là chúng ta có hai thực tại 2D và 3D tương đương với nhau về mặt thông tin.

di truyền học sóng-ngôn ngữ
Nguyên lý của phương pháp toàn ảnh (nguồn: lyhoclythuyet.blogspot.com)

Thông tin di truyền được lưu trữ dưới dạng toàn ảnh và truyền bằng sóng đơn tự duy trì 

Hiệu ứng bóng ma lá cây (phantom leaf) là hiện tượng các phần bị cắt đi của lá cây tuơi vẫn hiện lên khi chụp ảnh hào quang của chiếc lá bằng máy chụp ảnh hào quang Kirlian.

Viện sĩ Peter P. Gariaev cho rằng các hình ảnh về phần đã cắt của lá cây là một nỗ lực của sinh vật nhằm tái tạo các bộ phận bị mất của nó, thể hiện đặc tính liên kết của trường nhiễm sắc thể.

Để giải thích hành vi liên kết này, Garaiev sử dụng phương pháp bộ nhớ liên kết toàn ảnh (holographic associative memory) trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Ông đưa ra lý thuyết rằng thông tin di truyền về hình thái của sinh vật (morphogenetic information) được lưu trữ dưới dạng toàn ảnh (hologram) được phân bổ trong DNA “rác” chiếm 95-98% bộ gen trong các sinh vật bậc cao. [8]

Vậy nếu các phân tử DNA thực sự tạo ra các toàn ảnh thì nguồn sáng laser được lấy từ đâu?

Các nhà khoa học đã phát hiện rằng các đoạn DNA ngắn có thể tập hợp thành các tinh thể lỏng DNA riêng biệt, “tự định hướng” song song với nhau. [1, 2]

Trong kỹ thuật điện tử, các tinh thể lỏng là trạng thái trung gian giữa chất lỏng và tinh thể chất rắn, có khả năng tự hình thành các miền lớn theo một hướng chung và đặc biệt nhạy cảm với các kích thích như thay đổi nhiệt độ, điện áp hoặc từ trường xung quanh.

Viện sĩ Peter P. Garaiev và các đồng nghiệp đã phát hiện rằng các phân tử DNA có thể quay mặt phẳng phân cực của ánh sáng laser chiếu vào nó. [4] Đặc biệt bản thân các tinh thể lỏng DNA có thể tạo ra nguồn sóng laser nội sinh kết hợp đủ mạnh để ghi lại các hình ảnh hologram cũng như tái tạo các ảnh 3D của hình thái sinh vật. [4]

di truyền học sóng-ngôn ngữ
Các phân tử DNA có thể tập hợp thành các tinh thể lỏng (nguồn: Brookhaven National Laboratory)

Trước đây người ta cho rằng sự tương tác thông tin di truyền giữa các mô phôi chỉ có thể được thực hiện theo cách cơ học, ví dụ: do tiếp xúc của màng tế bào. Tuy nhiên, một số thí của Garaiev cho thấy rằng việc tạo phôi cũng có thể xảy ra mà không cần tiếp xúc cơ học giữa các mô. [8]

Trong các thí nghiệm, quá trình dịch chuyển thông tin di truyền hình thái được thực hiện với 4 mẫu mô của sinh vật cho (ếch có vuốt châu Phi), đặt bên trong khoang bộ dao động trường điện từ băng thông rộng FPU (Fermi-Pasta-Ulam Ocsillator) và 24 mẫu mô của sinh vật nhận cùng loài được đặt trong đĩa thí nghiệm Petri với môi trường nuôi cấy nằm ở khoảng cách từ 25 cm đến 2 mét tính từ bộ dao động. Quá trình dịch chuyển thông tin di truyền xảy ra khi bộ dao động FPU được bật trong 5 phút. Thí nghiệm đã cho thấy một số mô phôi phía nhận phát triển thành các cấu trúc chứa toàn bộ các dẫn xuất trung bì và thần kinh của mô phôi phía cho.

Các kết quả thu được đã xác nhận giả thuyết DNA được phân bố và lưu giữ thông tin di truyền theo kiểu toàn ảnh, và thông tin di truyền được truyền đi bằng các sóng đơn tự duy trì (solition) đối với sinh vật nhân chuẩn, điều này không thể giải thích được trong khuôn khổ các khái niệm truyền thống về hình thái sinh học. [8]

Bộ sao sóng của DNA và của vật thể xung quanh

Các nhà khoa học phát hiện rằng các mẫu DNA trong ống nghiệm có khả năng tạo ra nhiều toàn ảnh sao chép của chính nó và các vật thể xung quanh trong không gian. Trên thực tế, những bản sao này là phản ứng đối với một số tập hợp các bức xạ trường điện từ/tần số xác định trong dải ánh sáng cực tím hoặc hồng ngoại (UV-IR). Những toàn ảnh sao chép này được tạo ra chính xác theo chiều ngang hoặc xuất hiện theo các quỹ đạo phức tạp tùy theo loại ánh sáng được sử dụng để chiếu xạ. Các toàn ảnh sao chép này không thể nhìn thấy bằng mắt thường mà chỉ được nhìn thấy bằng máy ảnh. [5, 7]

di truyền học sóng-ngôn ngữ
Phải: bản sao sóng toàn ảnh của DNA và vật thể xung quanh, Trái: thí nghiệm đối chứng (nguồn: Gariaev và đồng nghiệp)

Điều đặc biệt là các toàn ảnh sao chép này được giữ nguyên vẹn trong 1 khoảng thời gian nhất định sau khi ngừng chiếu xạ. Garaiev và các đồng nghiệp gọi các toàn ảnh sao chép này là các bản sao sóng của DNA (DNA wave replicas) và của vật thể [5, 7]

Trong thí nghiệm đối chứng (control), khi tắt nguồn của trường/tần số UV-IR chiếu xạ, các toàn ảnh sao chép của DNA vật thể không xuất hiện, điều này cũng xảy ra khi ống nghiệm được chiếu xạ các tia UV-IR không chứa các mẫu DNA. [5, 7]

Thí nghiệm di truyền sóng chữa bệnh tiểu đường ở chuột

Một loạt gồm 3 thí nghiệm có giao thức giống hệt nhau được thực hiện bởi các nhóm của Viện sĩ Peter P. Gariaev vào năm 2000 tại Moscow, Nga, năm 2001 tại Toronto, Canada và năm 2005 tại Nizhniy Novgorod, Nga cho thấy bức xạ điện từ băng thông rộng được điều chế (modulated broadband electromagnetic radiation – MBER) bởi ma trận chữa bệnh – trường thông tin sinh ra bởi hệ thống di truyền khỏe mạnh – có thể giúp tái tạo các bộ phận của cơ thể sinh vật bị tổn thương.

di truyền học sóng-ngôn ngữ
Thiết bị thí nghiệm (nguồn: Gariaev và đồng nghiệp)

Thí nghiệm được thực hiện trên chuột đực chủng Wistar trưởng thành đến giai đoạn sinh sản, 5-6 tháng tuổi. Bệnh tiểu đường cho của các con chuột được gây ra bằng cách tiêm alloxan (chất độc chết người gây phá hủy tuyến tụy) vào phúc mạc. Sau đó, các con chuột được chia thành 4 nhóm:

  • Nhóm 1: nhóm đối chứng (control) (n=20) – không chiếu xạ BER;
  • Nhóm 2: (n=20), được chiếu xạ MBER 30 phút/ngày, cách nguồn MBER 20 mét trong tầng hầm phòng thí nghiệm;
  • Nhóm 3: (n=20), được chiếu xạ MBER 30 phút/ngày, cách nguồn MBER 70cm;
  • Nhóm 4: nhóm giả dược  (n=10) – trong đó BER không được điều chế bởi các cấu trúc sinh học (chùm tia laser không đi qua thiết bị có mô tụy và lá lách).

Tín hiệu MBER được tạo như sau: nguồn phát laser cộng hưởng Helium-Neon có công suất 2mW và bước sóng 632,8nm. Chùm tia laser quét qua chế phẩm sinh học là các mô tuyến tụy và lá lách mới được lấy ra từ một con chuột sơ sinh thuộc chủng Wistar kẹp giữa 2 phiến kính và được đặt phía trước trục quang học của nguồn phát laser 1 khoảng 11cm. Kính chứa các mô được điều chỉnh sao cho tạo ra sự phản xạ một phần của chùm tia laser đã điều chế (bởi các mô) trở lại bộ cộng hưởng laser. Chế độ đường đi lặp nhiều lần (multiple-passage-mode) khiến cho các mô chế phẩm từ tuyến tụy và lá lách trở thành 1 bộ tương quan quag học ảnh hưởng đến sự phân bố các chế độ thứ cấp của phát xạ laser. Trong chế độ này, ngoài ánh sáng đỏ được nhìn thấy, tia laser tạo ra bức xạ điện từ băng thông rộng (BER) được điều chế bởi các chế phẩm, chính là MBER (xem hình).

di truyền học sóng-ngôn ngữ
Mô hình hệ thống thí nghiệm: 1: Nguồn kích laser, 2: buồng cộng hưởng laser, 3: chùm laser, 4: chế phẩm mô tuyến tụy và lá lách, 5: 2 tấm kính kẹp chế phẩm, 6: chùm laser sau khi đi qua mẫu phẩm, 7: sinh vật nhận tín hiệu di truyền hình thái, 8: máy phân tích phổ, 9: phổ của chùm laser bị phản xạ từ chế phẩm, 10: tín hiệu laser được phản hồi và khuếch đại, 11: tín hiệu MBER (nguồn: Gariaev và đồng nghiệp)

Kết quả thí nghiệm cho thấy, sau 4 ngày tiêm alloxan, đường huyết của nhóm chuột số 1 và số 4 tăng cao và tỷ lệ tử lần lượt là 70% và 90%, sau đó những con còn sống bị trợ tử để nghiên cứu bệnh học. Các con chuột bị tăng đường huyết không xảy ra hiện tượng giảm đường huyết tự phát trong toàn bộ thời gian được quan sát.

Trong khi đó, sau 4 ngày, tỷ lệ tử vong của nhóm chuột số 2 là 10% và tăng lên thành 25% cho đến hết ngày thứ 7 và giữ nguyên sau 45 ngày thí nghiệm.

di truyền học sóng-ngôn ngữ
Hiệu quả điều trị tiểu đường do alloxan đối với nhóm chuột 2 bằng MBER ở khoảng cách 20m (Nguồn: Quantum Consciousness of the Linguistic-Wave Genome)

Ngược lại, các nhà khoa học không phát hiện bất cứ con chuột nào trong nhóm 3 tử vong trong 45 ngày thí nghiệm.

di truyền học sóng-ngôn ngữ
Hiệu quả điều trị tiểu đường do alloxan đối với nhóm chuột 3 bằng MBER ở khoảng cách 70cm (Nguồn: Quantum Consciousness of the Linguistic-Wave Genome)

Ở nhóm 2 và 3 cũng phát hiện hiện tượng đường huyết tăng ngay sau khi tiêm alloxan, tuy vậy những con còn sống thì đường huyết giảm dần và ổn định theo thời gian. Toàn bộ số chuột nhóm 3 và nhóm 2 sau khi sống sót đều sinh con khỏe mạnh.

Thí nghiệm này cho thấy bức xạ điện từ băng thông rộng được điều chế (MBER) bởi ma trận hay trường thông tin sinh ra bởi hệ thống di truyền khỏe mạnh của sinh vật có thể giúp khôi phục các tổn thương do bệnh lý của sinh vật.

Garaiev cho rằng thông tin về hình thái di truyền của ma trận chữa bệnh hay trường thông tin di truyền đã lập trình các tế bào gốc của những con chuột bị bệnh để tái tạo tuyến tụy của chúng.

Thiện Tâm

Đón xem tiếp Phần 5

Quay lại Phần 1, Phần 2, Phần 3

Xem thêm:

Tài liệu tham khảo:

[1] Michael W. Davidson, Teresa E. Strzelecka & Randolph L.Rill, Department of Chemistry and Institute of Molecular Biophysics: The Florida State University: Multiple liquid crystal phases of DNA at high concentrations

[2] Karen McNulty Walsh, Peter Genzer, U.S. Department of Energy’s Brookhaven National Laboratory: Tiny DNA Molecules Show Liquid Crystal Phases, Pointing To New Scenario For First Life On Earth

[3] P. P. Gariaev, V. I. Chudin, G. G. Komissarov, A. A. Berezin , A. A. Vasiliev (1991), Holographic Associative Memory of Biological Systems. Proceedings SPIE – The International Society for Optical Engineering. Optical Memory and Neural Networks. v.1621, p. 280- 291. USA.

[4] P. Gariaev et al (2000), The DNA-wave-biocomputer. CASYS’2000, Fourth International Conference on Computing Anticipatory Systems, Liege, 2000. Abstract Book, Ed. M. Dubois.

[5] P. P. Gariaev, G. G. Tertishni, A. V. Tovmash (2007), Experimental investigation in vitro of holographic mapping and holographic transposition of DNA in conjuction with the information pool encircling DNA. New Medical Tehcnologies, #9, pp. 42-53. The article is in Russian but Peter Gariaev kindly provided a translation of the article to English.

[6] P. P. Gariaev et al(2002), The spectroscopy of bio-photons in non-local genetic regulation. Journal of Non-Locality and Remote Mental Interactions, Vol 1, Nr 3. http://www.emergentmind.org/gariaevI3.htm .

[7] P. Gariaev, gariaev and M. Pitk¨anen, Model for the Findings about Hologram Generating Properties of DNA.

[8] Peter Petrovich Gariaev, A. A. Vasiliev, A. A. Berezin*, Holographic associative memory and information transmission by solitary waves in biological systems. November 1991, Proceedings of SPIE – The International Society for Optical Engineering