Là xưởng sản xuất thiết bị điện tử lớn nhất thế giới, cùng với sự hỗ trợ về đơn đặt hàng cho iPhone của Apple và các sản phẩm khác, cộng thêm sự hỗ trợ về chính sách trong nước của Trung Quốc và lợi tức nhân khẩu học của Đại Lục, Foxconn cuối cùng đã thành công ở Trung Quốc và tạo ra một ngành công nghiệp chuỗi cung ứng khổng lồ.

r shutterstock 1675747300
Biển hiệu nhà nhà máy tại Thượng Hải, Trung Quốc của Foxconn, 15/08/2019 (Ảnh: Tada Images / Shutterstock)

Trong những năm gần đây, khi Apple đẩy mạnh dịch chuyển chuỗi công nghiệp ra khỏi Trung Quốc và sang Ấn Độ, Foxconn cũng bắt đầu đặt cược toàn tâm vào thị trường Ấn Độ, chẳng hạn như nhà máy mới được hãng xây dựng ở Karnataka có tổng vốn đầu tư lũy kế xấp xỉ 3,6 tỷ USD. Về số lượng nhân viên, Foxconn cũng đang mở rộng nhanh chóng, số lượng nhân viên tại các nhà máy tuyến đầu của họ ở Ấn Độ hiện đã lên tới 40.000 người và có kế hoạch bổ sung thêm 160.000 người nữa trong 3 năm tới. Mục tiêu của họ là sản xuất 20 triệu chiếc điện thoại thông minh mỗi năm và mở rộng năng lực sản xuất, nâng lên ngang tầm với Foxconn tại Trịnh Châu, Trung Quốc.

Nhìn vào thị trường Đại Lục, Foxconn đã liên tục giảm quy mô kinh doanh trong hai năm qua, sa thải hơn 300.000 nhân viên và tuyên bố sẽ di chuyển năng lực sản xuất khoảng 300 tỷ USD vào năm 2026. Còn về vấn đề việc làm ở thị trường Đại Lục, có thể nói ông Quách Đài Minh (Terry Gou) là có tâm nhưng lực không đủ.

Điều đáng nói là ngoài việc sản xuất OEM cho các doanh nghiệp phần cứng như iPhone, ông Quách Đài Minh còn tuyên bố tham gia vào kế hoạch khuyến khích sản xuất chất bán dẫn trị giá 10 tỷ USD của Ấn Độ và đã nộp đơn tới Ấn Độ để thành lập nhà máy sản xuất chip địa phương nhằm hỗ trợ Ấn Độ hoàn thiện chuỗi công nghiệp bán dẫn.

Điều  này nghĩa là gì? Từ sản xuất cấp thấp như lắp ráp iPhone đến sản xuất linh kiện chính xác cao cấp như chip bán dẫn, Foxconn sẽ chuyển mọi thứ ra khỏi Trung Quốc Đại Lục và không còn lưu luyến khu vực từng là cơ sở sản xuất thuê ngoài lớn nhất thế giới của Apple.

Vậy câu hỏi đặt ra là liệu sự ra đi của Foxconn có khiến việc làm ở Trung Quốc bị cắt giảm đáng kể hay không? Câu trả lời rõ ràng là có. Mặc dù xe sử dụng năng lượng mới ngày càng trở nên phổ biến, các công ty ô tô Trung Quốc do BYD đại diện đã tăng trưởng nhanh chóng, sản lượng và doanh số của họ đã đạt mức hàng đầu thế giới, nhưng liệu họ có thể tuyển dụng nhiều nhân viên như ‘gã khổng lồ’ Foxconn và cung cấp một số lượng lớn việc làm cho thị trường lao động trong nước? Điều này thì khó nói. Mặc dù vẫn còn những OEM nội địa được đại diện bởi Luxshare Precision, cũng đang ngày càng mở rộng về quy mô và trở thành OEM iPhone lớn thứ hai sau Foxconn, nhưng họ hoàn toàn có đủ năng lực để “ăn” được miếng bánh thị phần mà Foxconn đã để lại hay không, hiện vẫn khó có thể nói một cách chắc chắn.

Khách quan mà nói, Foxconn không phụ thuộc nhiều vào thị trường Đại Lục hiện nay mà quyết tâm phát triển ở Ấn Độ. Thị trường Ấn Độ có nguồn lao động dồi dào và giá rẻ, vấn đề duy nhất là chất lượng lao động địa phương nhìn chung thấp, cơ sở hạ tầng như điện nước chưa hoàn thiện, một số thiết bị sản xuất cốt lõi cần phải nhập khẩu từ Trung Quốc Đại Lục. Điều này có thể khiến hiệu suất năng lực sản xuất của Foxconn giảm đi rất nhiều khi bắt đầu xây dựng nhà máy, tỷ lệ sản lượng sản phẩm cũng sẽ bị ảnh hưởng ở mức độ nào đó, tạm thời không thể so sánh với hiệu quả năng lực sản xuất của các nhà máy Trung Quốc Đại Lục. Tuy nhiên, giống như khi mới mở nhà máy ở Trung Quốc, nếu có thời gian, thì những vấn đề này có thể được giải quyết dần dần và hiệu quả.

Một số người nói rằng Ấn Độ được gọi là “nghĩa trang của đầu tư nước ngoài”, và không phải là không vết xe đổ phía trước để rút ra bài học, ví dụ, những ‘gã khổng lồ’ nổi tiếng toàn cầu như Google, Amazon, v.v, cũng từng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, rất may là Ấn Độ thực hiện nền kinh tế thị trường nên mọi tranh chấp, xung đột sẽ được giải quyết một cách hiệu quả trong khuôn khổ pháp luật, điều này tốt hơn nhiều so với hiện trạng thiếu địa vị pháp lý “quyền lực lớn hơn pháp luật, con người lớn hơn pháp luật” ở Trung Quốc Đại Lục. Ít nhất, đây cũng sẽ là một quốc gia có chính sách kinh tế tương đối ổn định hơn. Vì vậy, ngay cả những nhà tư bản như ông Quách Đài Minh, những người gắn bó chặt chẽ và gắn bó với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cũng mong muốn chạy khỏi vùng đất này, có thể hình dung được quyết định không thể cưỡng lại của ông có cơ sở lịch sử và tính toán thực tế như thế nào.