Theo báo cáo nghiên cứu được một nhóm các nhà khoa học châu Âu công bố vào ngày 15/3, số lượng chất hóa học trong nhựa, từ bao bì thực phẩm đến đồ chơi và thiết bị y tế, nhiều hơn ít nhất 3.000 chất so với đánh giá trước đây của các cơ quan môi trường. Điều này đã gây ra mối lo ngại quốc tế về ô nhiễm môi trường và an toàn của người tiêu dùng.

r shutterstock 1054684892
Một nhóm các nhà khoa học châu Âu công bố báo cáo nghiên cứu cho biết trên khắp thế giới người ta phát hiện nhựa có chứa hơn 16.000 chất hóa học, 25% trong số đó được coi là có hại cho sức khỏe con người và bảo vệ môi trường. (Nguồn ảnh: Maryshot / Shutterstock)

Reuters đưa tin ngày 14/3, một nhóm các nhà khoa học châu Âu do Hội đồng nghiên cứu Na Uy tài trợ đã công bố một báo cáo nghiên cứu cho biết nhựa được phát hiện có chứa hơn 16.000 chất hóa học, 25% trong số đó được coi là có hại cho sức khỏe con người và môi trường. Các báo cáo trước đây của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) đã xác định được khoảng 13.000 hóa chất nhựa.

Bà Jane Muncke, đồng tác giả báo cáo khảo sát và giám đốc điều hành của Diễn đàn Bao bì Thực phẩm phi lợi nhuận Thụy Sĩ, cho biết: “Để giải quyết hiệu quả vấn đề ô nhiễm nhựa, chúng ta thực sự phải xem xét toàn bộ vòng đời của nhựa, và chúng ta phải giải quyết vấn đề về hóa chất.”

Vì hóa chất nhựa có thể ngấm vào nước và thực phẩm. Bà Muncke cho biết: “Ngày nay chúng tôi tìm thấy hàng trăm, thậm chí hàng ngàn hóa chất nhựa trong cơ thể con người, một số trong đó có liên quan đến những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Những ảnh hưởng này bao gồm các vấn đề về sinh sản và bệnh tim mạch”.

Ông Martin Wagner, tác giả chính của báo cáo khảo sát và là nhà nghiên cứu chất độc môi trường tại Đại học Khoa học và Công nghệ Na Uy, cho biết: “Khi nhìn vào các sản phẩm chúng ta sử dụng hàng ngày, chúng ta thường thấy rằng trong một sản phẩm nhựa có hàng trăm hoặc thậm chí hàng ngàn hóa chất.”

Mặc dù ngành nhựa cho biết bất kỳ hiệp ước toàn cầu nào cũng nên thúc đẩy việc tái chế và tái sử dụng nhựa, nhưng chỉ giải quyết vấn đề rác thải nhựa là không đủ để bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của con người. Các nhà khoa học chỉ ra sự cần thiết phải minh bạch hơn về hóa chất, bao gồm các chất phụ gia, chất hỗ trợ chế biến và tạp chất trong nhựa, kể cả các sản phẩm tái chế.

Báo cáo khảo sát cũng cho biết, 25% hóa chất được xác định thiếu thông tin cơ bản về thành phần các chất hóa học cơ bản của chúng.

Ông Wagner cũng là thành viên “Hội đồng của Liên minh các nhà khoa học vì một hiệp ước nhựa hiệu quả” (Scientists’ Coalition for an Effective Plastics Treaty), cho biết: “Trọng tâm của vấn đề là sự phức tạp về mặt hóa học của nhựa. Các nhà sản xuất thường không thực sự hiểu những hóa chất nào có trong sản phẩm của họ và những hóa chất này xuất hiện từ các chuỗi giá trị doanh nghiệp rất phức tạp.”

Hiện nay, chỉ có 6% hóa chất trong nhựa phải tuân thủ quy định quốc tế. Về vấn đề này, ông Wagner nói rằng nếu không có áp lực pháp lý, “sẽ không có động lực để tiết lộ hàm lượng hóa chất của nhựa”.

Nghiên cứu này được tài trợ bởi Hội đồng Nghiên cứu Na Uy, diễn ra khi các nhà đàm phán của chính phủ trên khắp thế giới đang nỗ lực xây dựng hiệp ước đầu tiên trên thế giới nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm nhựa ngày càng gia tăng, bởi vì con người thải ra khoảng 400 triệu tấn rác thải nhựa mỗi năm.

Hạt vi nhựa xuất hiện ở mọi nơi, có thể gây ung thư, mất trí nhớ

Hạt vi nhựa có chiều dài nhỏ hơn 5mm, xâm nhập cơ thể người thông qua bao bì nhựa, một số thực phẩm, nước máy và thậm chí cả không khí. Từ đó, hạt này xâm nhập vào máu và gây ra những tác hại khôn lường như bệnh ung thư, bệnh tim, chứng mất trí nhớ và vấn đề về sinh sản.

Mức độ phổ biến của hạt vi nhựa nhiều đến mức có nhiều cảnh báo và các nghiên cứu về tác hại sức khỏe và mức độ xâm lấn của chúng hiện nay. Vi nhựa được tìm thấy ở hầu hết mọi nơi trên thế giới, từ nơi sâu nhất hành tinh như khe vực Mariana cho đến đỉnh Everest.

Vô số nghiên cứu cũng đã phát hiện ra các hạt vi nhựa trong thực phẩm, vật dụng gia đình như đường, muối, mật ong, hải sản, nước máy, chai nước và các mặt hàng thực phẩm được bọc trong nhựa.

Bà Dianna Cohen, giám đốc điều hành của “Liên minh ô nhiễm nhựa phi lợi nhuận”, cho biết nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng trung bình mọi người ăn phải khoảng 5 gram nhựa mỗi tuần, tương đương với một chiếc thẻ tín dụng.

Sau khi ăn vào, những hạt nhỏ này có thể di chuyển đến các cơ quan nội tạng như thận và gan, gây ra tác dụng phụ ở cấp độ tế bào.

Một nghiên cứu vừa được các nhà khoa học từ Đại học Campania (Ý) công bố gần đây cho biết nhựa được tìm thấy trong hơn 50% mảng bám từ động mạch bị tắc, gây nguy cơ đột quỵ cao.

Trí Đạt (t/h)

Xem thêm: