Theo một cuộc thăm dò mới được Viện nghiên cứu Gallup công bố vào tuần trước, niềm tin của người Mỹ vào giáo dục đại học đang suy giảm mạnh. Xu hướng này bắt đầu từ 57% vào năm 2015, tính đến năm nay chỉ 36% số người được hỏi cho biết họ vẫn tin tưởng vào các trường cao đẳng và đại học, trong đó xu hướng mất niềm tin chủ yếu từ phe bảo thủ.

shutterstock 392855227
Đại học California–Berkeley (Ảnh: David A Litman / Shutterstock)

Hướng người học theo đuổi chủ nghĩa khoái lạc

Theo cựu Hiệu trưởng Đại học Oklahoma Wesleyan là Tiến sĩ Everett Piper cảnh báo, tháp ngà của Mỹ gần như chỉ sau một đêm đã trở thành Tháp Babel (có nghĩa là hỗn loạn). Trong khuôn viên trường, nhóm thanh niên 18 tuổi có quyền quyết định điều gì có thể thảo luận và điều gì không thể…

Thực trạng hàng chục trường hàng đầu của Mỹ, từ Đại học Berkeley xếp thứ 10 trong số 100 trường Đại học hàng đầu thế giới đến Đại học Brown xếp thứ 13 ở Mỹ vào năm 2023, đa số sinh viên đã trở thành những “bông tuyết” (snowflakes) theo đuổi chủ nghĩa khoái lạc, thiếu ý thức chung và tinh thần trách nhiệm, hẹp hòi và lưu manh.

Đôi khi họ làm xáo trộn khuôn viên trường bằng những điều nhỏ nhặt như lời kêu gọi xem xét lại đối với ai đó mặc trang phục mà họ không chấp nhận trong lễ Halloween. Tuy nhiên, điều khó hiểu hơn là nhiều nhà quản lý giáo dục lại nhanh chóng khuất phục hướng theo các học sinh đang nằm dưới vai trò giáo dục của họ.

Trong nhiệm kỳ 10 năm lần thứ 2 với tư cách là Hiệu trưởng Trường Wellesley, vào năm 2015, ông Piper (Dr Everett Piper) đã công bố bức thư ngỏ gửi các giáo viên và sinh viên của trường, “Đại học không phải là Nhà trẻ! Hậu quả hủy diệt của việc từ bỏ chân lý” (Not a Day Care: The Devastating Consequences of Abandoning Truth). Bức thư sau đó được trích dẫn trong Washington Post gây kinh động công luận.

Trong thư ông nhắc nhở thế hệ chỉ quan tâm đến bản thân ngày nay rằng, nền giáo dục nghệ thuật tự do cổ điển không phải là theo đuổi “danh hiệu” để đạt được vui thú, mà là theo đuổi “chân lý”.

Ông lưu ý:

“Nếu bạn quan tâm đến việc chơi lá bài căm thù, nghĩa là nghĩ rằng bạn là nạn nhân của thời đại này (cảm thụ cá nhân thường không liên quan chân lý) mà không thừa nhận thù hận là từ trong lòng mình; nếu bạn chỉ muốn thuyết giảng một cách ngạo mạn chứ không phải Học hỏi trên tinh thần khiêm tốn; nếu bạn chỉ muốn được người khác ủng hộ mà không muốn nghe tiếng nói khác biệt, chống lại nhắc nhở về sự cần thiết của đức hạnh… Chà, có rất nhiều trường Đại học ở khắp mọi nơi sẽ cung cấp cho bạn những gì bạn muốn, nhưng có thể những trường Đại học đó không như bạn kỳ vọng”.

-“Ở trường Đại học này, chúng tôi muốn bạn học cách tha thứ cho người khác, cách từ bỏ lấy mình làm trung tâm và không trả thù chính trị”.

-“Trường học này là nơi để học tập: không phải là nơi dành riêng cho cá nhân ai mà là cho cộng đồng. Khi bạn cảm thấy không thoải mái khi nghe một bài giảng hay, đó được gọi là cảm giác tội lỗi. Còn cách hóa giải cảm giác tội lỗi là thú nhận tất cả lỗi lầm bạn đã làm, không phải mang lỗi lầm đổ cho người khác”.

Ông Piper kết luận, “Ở đây, bạn nhanh chóng biết rằng mình cần trưởng thành. Bởi đây không phải nhà trẻ, mà là trường Đại học”.

Được biết, bức thư ngỏ này khi lan truyền trên Internet chỉ trong hai tuần đầu tiên đã có hơn 3,5 triệu người đọc, hầu như mọi kênh tin tức lớn đều đưa tin về bức thư; theo đó thậm chí tờ báo của Đại học Oxford ở Anh còn lên tiếng cảnh báo ngày càng nhiều học sinh trường này hỗn láo, mong sao các em nên sớm trưởng thành hơn.

Nhiều người từng chống phe bảo thủ cũng lên tiếng: “Tốt lắm! Cần phải lên tiếng”.

Vấn nạn của hệ thống giáo dục Mỹ

Bộ phận biên tập của Cửu Bình (9 bài bình luận về Đảng Cộng sản) đã tuyên bố trong loạt bài báo về giáo dục “Ma quỷ đang thống trị thế giới của chúng ta” rằng, sự suy tàn dần dần của nền giáo dục Mỹ nói cho đúng là một “trường hợp thành công” của tinh thần tà ác của chủ nghĩa cộng sản.

Sự thay đổi đáng buồn nhất trong xã hội Mỹ vài thập niên qua là sự sụp đổ chung của hệ thống công cộng. Các biến dạng khác nhau của chủ nghĩa Mark cộng sản đã biến thành các môn học truyền thống, bao gồm văn học, lịch sử, triết học, khoa học chính trị, kinh tế, nhân chủng học…; “đúng đắn chính trị” (Woke) đã trở thành kim chỉ nam kiểm soát tư tưởng trong khuôn viên trường.

Bắt đầu từ mẫu giáo và tiểu học, học sinh bị nhồi nhét những lời giả tạo cùng nhiều quan niệm sai lệch, khi trẻ lớn lên thì những niềm tin đó trở nên ăn sâu đến mức gần như không thể uốn nắn và sửa chữa. Ví dụ khuyến khích trẻ 3 tuổi tham gia hoạt động “Giờ kể chuyện của nữ hoàng” (Drag Story Hour) – nơi nam hóa trang thành nữ – để cho trẻ ở độ tuổi nhỏ như vậy làm quen chấp nhận vấn đề người chuyển giới và các nội dung gây tranh cãi về chuyển giới; cho phép trẻ nam tham gia các môn thể thao của trẻ nữ; quảng bá tinh thần “Cuộc sống của người da đen” (Black Lives Matter) và chủ nghĩa Marx về lý thuyết phê phán chủng tộc…

Vấn đề nữa là dung dưỡng tính ích kỷ và lòng tham của học sinh, khuếch trương quan niệm “tự do”, thúc đẩy khuynh hướng chống chính quyền và hệ giá trị truyền thống [vì cho là thủ cựu], gia cố “cái tôi” của giới trẻ, giảm thiểu tinh thần học hỏi và khoan dung đối với các quan điểm khác biệt, giảm tính nhẫn nại về tâm lý.

Trước vấn nạn đó, giờ đây ngày càng có nhiều người Mỹ đang cân nhắc liệu có đáng để chi nhiều tiền như vậy cho con cái vào học Đại học hay không. Lý do rất đơn giản, hệ tư tưởng cánh tả trong trường Đại học đã trở thành hệ tư tưởng thống trị, các học giả có khuynh hướng tư tưởng khác không được vào trường Đại học để giảng dạy, hoặc không được phép bày tỏ quan điểm truyền thống của họ, còn một đám trẻ hư được nuông chiều dần hiểu ra rằng chỉ cần càng hét to chúng sẽ càng dễ thành công!…

Trình Phàm, Vision Times

  • Mời xem thêm video: Hãy cảnh giác với nền giáo dục xã hội hóa toàn cầu