Lãnh đạo Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa tại Thượng viện Hoa Kỳ hôm thứ Ba (19/12) cho biết Washington sẽ không thể phê duyệt viện trợ mới cho Ukraine trước cuối năm 2023 này, hai bên vẫn đang tìm kiếm sự thỏa hiệp.

GettyImages 1849808935 scaled
Lãnh đạo Thiểu số Thượng viện Mitch McConnell (bìa trái) và Lãnh đạo Đa số Chuck Schumer (bìa phải) cùng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ vào ngày 12 tháng 12 năm 2023 (Ảnh: Drew Angerer/Getty Images)

“Khi các nhà đàm phán giải quyết các vấn đề còn tồn tại, chúng tôi hy vọng rằng những nỗ lực của họ sẽ cho phép Thượng viện hành động nhanh chóng … vào đầu năm mới”, Thượng Nghị sĩ Chuck Schumer (Đảng Dân chủ, New York) và Thượng Nghị sĩ Mitch McConnell (Đảng Cộng hoà, Kentucky) cho biết trong một tuyên bố chung hôm 19/12. 

“Trong thời gian còn lại trong năm nay, các nhà đàm phán của Thượng viện và chính phủ sẽ tiếp tục làm việc một cách thiện chí để hoàn tất thỏa thuận”.

“Các vấn đề đầy thách thức vẫn còn, nhưng chúng tôi cam kết giải quyết vấn đề ở biên giới phía nam, giúp các đồng minh và đối tác đối mặt với các mối đe dọa nghiêm trọng ở Israel, Ukraine và Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Thượng viện sẽ không để những thách thức an ninh quốc gia này không được giải quyết”.

Thông báo từ Điện Capitol đánh dấu một bước thụt lùi khác đối với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Chính phủ ông đã cảnh báo ông về “nhu cầu cấp thiết” vũ khí trước mùa đông.

Ông Zelenskyy đã bay tới Washington vào giữa tháng Mười Hai, đây chuyến đi thứ ba của ông tới thủ đô Hoa Kỳ trong năm 2023, để vận động viện trợ. Phát biểu trong một cuộc họp báo hôm thứ Ba (19/12), ông Zelensky vẫn hy vọng Hoa Kỳ “sẽ không phản bội” đất nước đang bị bao vây của ông.

Quân đội Ukraine đã thất bại trong việc tiến hành cuộc phản công lớn trong những tháng gần đây và áp lực của Nga ở tiền tuyến vẫn còn gay gắt.

Điều kiện về khoản viện trợ mới

Sự bế tắc của Quốc hội là một đòn giáng mạnh vào Tổng thống Joe Biden vốn rất ủng hộ Ukraine và củng cố các liên minh Đại Tây Dương trong chính sách đối ngoại của ông.

Vào tháng Hai năm nay, ông Biden đã đến thăm Ukraine để nhấn mạnh cam kết với đồng minh này. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một lãnh đạo Mỹ tới một quốc gia bị chiến tranh tàn phá mà Mỹ chưa chưa kiểm soát được. 

Tuy nhiên, gần hai năm sau khi lực lượng vũ trang Nga xâm chiếm Ukraine với hơn 110 tỷ USD từ tiền thuế của người dân Mỹ đã được chi bởi Quốc hội, các câu hỏi đã đang được đặt ra ngày càng rõ ràng hơn về mức độ hỗ trợ của Hoa Kỳ cho Ukraine.

Đặc biệt, Đảng Cộng hòa bắt đầu nhận thấy cái giá phải trả quá đắt. Họ chỉ ủng hộ gói tài trợ mới với điều kiện thắt chặt mạnh mẽ chính sách nhập cư của Hoa Kỳ. Tuy nhiên những tranh cãi về vấn đề nóng bỏng này vẫn chưa kết thúc.

Những rào cản trong Hạ viện

Kể từ khi xe tăng Nga lần đầu tiến vào Ukraine, Điện Kremlin đã đánh cược rằng sự hỗ trợ quân sự của phương Tây sẽ giảm sút. Bất kỳ sự lưỡng lự nào từ phía các đồng minh của Kyiv đều củng cố niềm tin của Nga rằng canh bạc của họ sẽ thành công.

Tuy nhiên, việc Quốc hội Mỹ không thông qua gói viện trợ mới này không có nghĩa là Washington chấm dứt hỗ trợ cho Kyiv.

Các nhà lập pháp Hoa Kỳ sẽ trở lại làm việc vào ngày 8 tháng 1 năm 2024, và các nhà lãnh đạo Đảng Cộng hòa và Dân chủ tại Thượng viện đã tuyên bố ý định phê duyệt gói này, bao gồm quân sự, nhân đạo và kinh tế vĩ mô.

Gói viện trợ mới cho Ukraine cần phải qua được Hạ viện và tiến trình chuẩn thuận tại đây là phức tạp. Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson (Đảng Cộng hòa) về nguyên tắc không phản đối việc gia hạn viện trợ của Mỹ, nhưng ông cho rằng nó thiếu sự giám sát.

Những gì chính quyền Biden muốn dường như là “hàng tỷ đô la bổ sung mà không có sự giám sát phù hợp, không có chiến lược rõ ràng để giành chiến thắng và không có câu trả lời cho những điều mà người dân Mỹ muốn biết”, ông Johnson khẳng định sau cuộc phỏng vấn với Tổng thống Zelensky hôm thứ Ba (19/12).

Anh Nguyễn, theo CNA