Cựu nhiếp ảnh gia AFP Catherine Henriette đã có cuộc phỏng vấn độc quyền với Đài Á Châu Tự do, và kể về những kỷ niệm của bà khi tận mắt chứng kiến vụ Thảm sát Thiên An Môn ngày 4/6/1989.

Tham sat Thien An Mon 1
Ngày 18/5/1989, người dân Trung Quốc tập trung tại Quảng trường Thiên An Môn. (Ảnh: Catherine Henriette/AFP/Getty)

Trước thềm kỷ niệm 35 năm sự kiện ngày 4/6, cựu phóng viên ảnh AFP Catherine Henriette đã chia sẻ trải nghiệm tận mắt chứng kiến ​​sự kiện lịch sử này với tư cách là người mới và kể về những kỷ niệm khó quên nhất của bà.

Henriette, một nhiếp ảnh gia người Pháp, đã học tiếng Trung Quốc. Khi quyết định đến Trung Quốc vào năm 1985, bà vừa hoàn thành bằng thạc sĩ về ngôn ngữ châu Á. Tháng 4/1989, ở tuổi 29, bà bắt đầu làm phóng viên ảnh cho AFP.

Khi biến cố Thiên An Môn nổ ra vào tháng Sáu năm đó, Henriette vẫn còn là người mới, nhưng những bức ảnh bà chụp đã được truyền thông nhiều nước sử dụng rộng rãi và có sức ảnh hưởng lớn.

Henriette rời Trung Quốc vào năm 1991. Sau đó, bà chụp ảnh cho các tạp chí và các kênh truyền thông khác, rồi chuyển sang chụp ảnh nghệ thuật. Đến nay, bà vẫn tham gia chụp ảnh về nghệ thuật.

Mới đây, bà đã có cuộc phỏng vấn độc quyền với Đài Á Châu Tự Do bằng tiếng Pháp. Là nhiếp ảnh gia của AFP, nên bà Henriette đến quảng trường Thiên An Môn để tác nghiệp. Ấn tượng đầu tiên của bà là không tin vào những gì đang xảy ra trước mắt mình.

  • Xem bộ ảnh chụp Quảng trường Thiên An Môn của bà Henriette tại đây.

Đó là một khoảnh khắc rất hạnh phúc và phấn chấn. Là một nhiếp ảnh gia mới vào nghề, bà phải học thật nhanh, vì phong trào lúc đó vẫn tiếp tục phát triển mỗi ngày.

Thử thách bà phải đối mặt là về thể chất. Dù mệt mỏi, bà vẫn phải tiếp tục vì là người duy nhất chụp ảnh cho AFP. Bà cảm thấy kiệt sức vì tác nghiệp không xuể.

Bà Henriette nói, mỗi ngày một diễn biến khác nhau. Có lẽ khoảnh khắc đáng kinh ngạc nhất là khi cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Triệu Tử Dương bước ra khỏi Đại lễ đường Nhân dân gặp các sinh viên và nói chuyện với họ. Ở một đất nước như Trung Quốc, điều này thật kỳ lạ.

Vào thời điểm đó, ảnh của bà Henriette đã xuất hiện rộng rãi trên các báo, tạp chí. Bà đã vô tình làm cho phong trào này được nhiều người biết đến.

Khi đó, bà mới 29 tuổi và mới bắt đầu bước chân vào nhiếp ảnh. Bà đến làm việc tại AFP vào tháng 4/1989 và không có đủ kinh nghiệm về báo ảnh, để có thể biết được những bức ảnh của mình có sức ảnh hưởng đến tiến trình lịch sử hay không.

Nhưng nhìn bức ảnh người đàn ông đứng trước chiếc xe tăng (không phải do bà chụp) – đó là hình ảnh đọng lại trong tâm trí chúng ta mãi mãi. Vì vậy, bà nghĩ, theo cách riêng của nó, nhiếp ảnh có thể ghi lại những ký ức tập thể.

Làm phóng viên ảnh ở Trung Quốc là một trải nghiệm tuyệt vời đối với Henriette. Bà đã trưởng thành kể từ đó, và chuyển sang chụp ảnh tạp chí, sau đó chuyển sang chụp ảnh nghệ thuật cho đến nay.

Sự kiện Thiên An Môn không được nhắc đến trong sách giáo khoa lịch sử Trung Quốc. Bà nghĩ, nếu không có những bức ảnh này, thì vụ thảm sát sẽ bị xóa khỏi lịch sử.

Bức ảnh “Tank Man” (Người xe tăng) lan truyền khắp thế giới được chụp trên ban công của một khách sạn ở Bắc Kinh vào ngày thứ hai của cuộc đàn áp. Vì vậy, bà Henriette khuyên các nhiếp ảnh gia không nên đặt bản thân vào những tình huống rủi ro không cần thiết.

Bà Henriette còn nói, mỗi bức ảnh đều phải có thông điệp, một nhiếp ảnh gia giỏi sẽ nghĩ về điều này.

“Thảm sát Thiên An Môn” vẫn là một trong những chủ đề bị kiểm duyệt chặt chẽ nhất trên Internet ở Trung Quốc. Hàng năm vào ngày 4/6, gia đình các nạn nhân cũng bị chính quyền sách nhiễu.

Ngọn nến tưởng niệm nạn nhân Thiên An Môn đã cháy suốt 30 năm tại Công viên Victoria ở Hồng Kông cũng bị ĐCSTQ dập tắt sau khi Luật An ninh Quốc gia Hồng Kông được thực thi.

Súng của “binh lính từ nhân dân” lại có thể nhắm bắn vào những người biểu tình ôn hòa tay không vũ khí. Xe tăng lẽ ra chỉ được dùng cho chiến tranh chống lại quân xâm lược lại được dùng để đè bẹp những người dân vô tội.

Sự kiện này cũng góp phần khiến số lượng người Trung Quốc kiên cường chống lại ĐCSTQ tăng cao, bởi họ đã tận mắt chứng kiến ​​sự tàn bạo của ĐCSTQ.

Trong 35 năm qua, ĐCSTQ đã cố gắng xóa bỏ ký ức về Thảm sát Thiên An Môn (4/6/1989), nhưng những người có trách nhiệm xã hội ý thức rõ rằng những bài học lịch sử luôn có giá trị giúp khai mở tương lai, nên sẽ không để những bài học này bị lãng quên.

Bình Minh (t/h)