Xin chào, tôi là Đông Phương, cảm ơn các bạn đã theo dõi Đông Phương. Dưới đây xin bàn về những tuyên bố của lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới.

shutterstock 132906761 1
Ông Tập Cận Bình (Ảnh: Kaliva/ Shutterstock)

(Bài viết chuyển thể từ video của kênh YouTube Đông Phương)

Tháng Một hàng năm là thời gian Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos (Thụy Sĩ) được tổ chức. Năm nay do dịch bệnh nên không thể tổ chức ở Davos, nên đổi thành hội nghị trực tuyến. Hôm 25/1, lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình đã có bài phát biểu. Nếu nghe bài phát biểu đó, mọi người sẽ nghĩ rằng Tập Cận Bình là một người theo chủ nghĩa quốc tế tự do, hãy xem những từ mà ông ấy sử dụng:

  • Tăng trưởng bao dung (Inclusive Growth)
  • Phát triển xanh (Green Development)
  • Quản trị toàn cầu (Global Governance)
  • Các vấn đề quốc tế cần các bên cùng thương thảo giải quyết (Consensus Building)
  • Biến đổi khí hậu (Climate Change)
  • Hiệp định Paris (Paris Accord)
  • Đạt độ trung hòa carbon (Carbon neutral)

Nhiều người cánh tả và tự do dường như nghe mà cảm động, dường như người soạn thảo bài phát biểu của Tập Cận Bình đã hiểu rất rõ về những người cánh tả trên toàn thế giới. Đặc biệt hoành tráng là trang web của Diễn đàn Kinh tế Thế giới với điểm nhấn bài viết: Cơ hội hợp tác tầm vóc lịch sử. Nhưng mới cuối tuần trước, máy bay chiến đấu của ĐCSTQ đã khiêu khích không phận Đài Loan trên quy mô lớn, thể hiện khá rõ ràng: Tổng thống Mỹ đã thay đổi, nhưng lãnh đạo ĐCSTQ không thay đổi. Dùng vũ lực xâm chiếm Đài Loan luôn là lựa chọn của Bắc Kinh. Khi phát biểu, Tập Cận Bình đã lên án tình trạng cá lớn nuốt cá bé, tiếng nói thuộc về kẻ mạnh. Dĩ nhiên, phát biểu của Tập Cận Bình nhắm vào các chính trị gia theo chủ nghĩa tự do phương Tây, còn quân đội ĐCSTQ với các máy bay chiến đấu cỡ lớn đang khoe cơ bắp khiêu khích không phận Đài Loan thì được ngoại lệ.

Tập Cận Bình cũng nói: “Chúng ta phải tuân thủ các nguyên tắc, một khi các quy tắc đã được thiết lập, cần mọi người tuân theo để mang lại hiệu quả”. Vậy xin hỏi cái quy tắc “một nước, hai chế độ” không thay đổi trong 50 năm mà ĐCSTQ đã cam kết với Hồng Kông thì sao? Có tuân theo không? Ngay cả những người bất đồng chính kiến ​​ôn hòa ở Hồng Kông cũng đã bị bắt, đó là thứ quy tắc gì?

Tập Cận Bình nói: “Sự đa dạng là một thực tế khách quan và sẽ tồn tại lâu dài. Khác biệt không có gì đáng lo, điều đáng lo là sự kiêu ngạo, thành kiến ​​và thù hận, là muốn chia rẽ nền văn minh nhân loại, là cưỡng chế mô hình văn hóa – xã hội của mình cho kẻ khác”. Tập Cận Bình nói ai? ĐCSTQ có đang áp đặt khuôn khổ tư tưởng lên người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương? Văn hóa của người Duy Ngô Nhĩ khác với văn hóa của người Hán, có đáng lo không? Muốn một cuộc chuyển đổi tẩy não quy mô lớn? Sao muốn áp đặt tư tưởng trên quy mô lớn? Sao phải ép sống theo mô hình và cách sống của người Hán? Đại sứ ĐCSTQ tại Mỹ cũng biện minh rằng để giúp phụ nữ Duy Ngô Nhĩ thay đổi tư duy, không còn nghĩ bản thân như cái máy để sinh em bé. Sao lại cái máy sinh em bé? Có phải đó chính là gây chia rẽ nền văn minh nhân loại? Có phải đang áp đặt tư duy của ĐCSTQ lên cộng đồng khác không?

Tập Cận Bình nói: “Toàn cầu hóa kinh tế là một yêu cầu khách quan đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội và là kết quả tất yếu của tiến bộ công nghệ. Lợi dụng đại dịch để ‘phi toàn cầu hóa’, phong tỏa và chia tách, không phù hợp lợi ích của các bên”, “Cho dù đó là chiến tranh lạnh, chiến tranh nóng, hay chiến tranh thương mại, chiến tranh công nghệ, cuối cùng sẽ gây tổn hại đến lợi ích của tất cả các quốc gia và hy sinh hạnh phúc của người dân”. Vậy xin hỏi “Made in China 2025” là gì? Mục tiêu cuối cùng của “Made in China 2025” là thúc đẩy khả năng tự cung tự cấp của doanh nghiệp Trung Quốc, giúp công ty Trung Quốc có được chỗ đứng lớn hơn trên thị trường toàn cầu phải không?

Thứ nhất, mục tiêu đó không còn là toàn cầu hóa kinh tế nữa mà là nhấn mạnh đến khả năng tự cung tự cấp;

Thứ hai, thủ đoạn để đạt được mục tiêu này là ĐCSTQ sử dụng các nguồn lực quốc gia để hỗ trợ các doanh nghiệp nhà nước, và chính phủ trợ cấp cho các doanh nghiệp để cạnh tranh trên thị trường quốc tế, điều này tự nó đã là một cuộc chiến thương mại và gây cạnh tranh không lành mạnh;

Thứ ba, ĐCSTQ cũng buộc các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải chuyển giao công nghệ then chốt, dùng thị trường Trung Quốc để đổi lấy công nghệ then chốt của nước ngoài, thậm chí còn dùng hacker đánh cắp công nghệ then chốt làm tổn hại đến lợi ích của nước khác. Đó là nguyên nhân khiến ông Trump phát động chiến tranh thương mại.

Còn đối với việc sử dụng đại dịch để “phi toàn cầu hóa” và gây cô lập chia tách, vậy tại sao ĐCSTQ lại đe dọa các nước phương Tây? Phần lớn thiết bị y tế được sản xuất tại Trung Quốc? Trước đại dịch, tại sao phải mua vật tư y tế trên khắp thế giới? Tại sao phần lớn thuốc kháng sinh được sản xuất ở Trung Quốc? Như vậy liệu lo ngại của các nước tự do phương Tây có chính đáng?

Tập Cận Bình nói: “Chúng ta phải đề cao quan niệm về cộng đồng loài người chung vận mệnh; đề cao các giá trị chung cho toàn nhân loại về hòa bình, phát triển, công bằng, công lý, dân chủ và tự do”. Lời này nghe thật quen tai. Nhưng năm 1999 Nhà xuất bản Đại học Sán Đầu xuất bản một cuốn sách do Tiếu Thục (Xiao Shu) biên soạn, sách có tựa đề “Điềm báo lịch sử: Lời hứa long trọng nửa thế kỷ trước”. Nội dung sách có trích bài xã luận đăng trên hai tờ báo lớn là Tân Hoa Xã và Nhật báo Giải phóng do ĐCSTQ thành lập vào những năm 1940, cũng kèm theo các bài phát biểu của lãnh đạo ĐCSTQ trong một số dịp vào thời điểm mà ĐCSTQ còn là đảng hoang dã, tấn công chế độ độc đảng của Quốc dân đảng. Ngay lập tức cuốn sách đã bị ĐCSTQ cấm xuất bản, bị xếp đứng đầu trong danh sách những cuốn sách bị cấm của ĐCSTQ…

Tại phiên điều trần xem xét đề cử của Thượng viện, Ngoại trưởng Antony John Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin của chính quyền Biden đã nhấn mạnh tầm quan trọng của nền dân chủ và tự do của Đài Loan và thoát khỏi sự cai trị của ĐCSTQ. Họ cũng nhấn mạnh sự cần thiết của Mỹ để trở nên mạnh mẽ ở khu vực Thái Bình Dương, nhưng không thể phủ nhận nhiều quan chức trong chính quyền Biden là những người tôn vinh chủ nghĩa quốc tế, liệu họ có bị trúng đạn bọc đường của Tập Cận Bình?

Chúng ta biết rằng dưới chiêu bài hội nhập và quốc tế, ĐCSTQ luôn thực hành chủ nghĩa đơn phương và cổ xúy cho chế độ toàn trị của họ, đây là một phương pháp củ cà rốt và cây gậy, là viên đạn bọc đường, chính quyền ông Biden sẽ nắm được bản chất này?

Một số người có thể cho rằng bài phát biểu của Tập Cận Bình là nhằm vào mối quan hệ giữa các quốc gia, vốn thuộc về lĩnh vực ngoại giao. Còn những điều như tôi đã đề cập trước đó về vấn đề Tân Cương, Hồng Kông, và thậm chí cả Đài Loan, đều thuộc vấn đề nội bộ của Trung Quốc, nước khác khó mà xen vào. Đây chính là nguyên do ĐCSTQ luôn ưỡn ngực tuyên bố nước ngoài không được can thiệp vào công việc nội bộ. Tuyên bố như vậy thật gay go! Ví dụ, Trái Đất là một ngôi làng, trong đó Trung Quốc là một gia đình lớn trong làng, dĩ nhiên mỗi hộ gia đình phải tự lo liệu cuộc sống của mình nhưng không thể được phép giết người thân của mình mà cho rằng đó là chuyện riêng của gia đình mình, người ngoài không được xen vào. Mưu cầu sự sống, mưu cầu tự do, mưu cầu hạnh phúc là những quyền tự nhiên của con người, những quyền đó không phải do ĐCSTQ ban cho, ĐCSTQ không có quyền tước đoạt chúng, vì vậy ĐCSTQ không thể tuyên bố rằng đó là việc nội bộ và nước khác không được xen vào! Chẳng phải ĐCSTQ cũng nhấn mạnh đến các giá trị phổ quát và một cộng đồng nhân loại chung vận mệnh? Tại sao lại mâu thuẫn giữa lời nói và hành động?

Trung Quốc thời xưa được mệnh danh là vùng đất Thần Châu, vốn là một đất nước của lễ nghĩa, nhân nghĩa lễ trí tín là những giá trị phổ quát của đất nước Trung Hoa. Con người trên đó lập thân bằng chữ Tín như câu “nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy”. Người xưa còn có thể vì lời hứa mà dâng mạng sống. Nhưng người Trung Quốc ngày nay mà làm vậy có thể bị cười nhạo là đồ ngu, không biết tùy cơ ứng biến. Cách mạng Văn hóa thực sự đã cắt đứt gốc rễ của văn hóa truyền thống Trung Quốc, cho nên ngày nay, lời nói không đi cùng việc làm đã trở thành nền tảng trong sự cai trị của ĐCSTQ. Tôi hy vọng rằng một xã hội tự do sẽ không nghe những gì Trung Quốc nói, chỉ nhìn vào những gì Trung Quốc làm, hành động có ý nghĩa hơn lời nói (actions speak louder than words)…

Cảm ơn các bạn đã theo dõi Đông Phương!
(Bài viết chỉ thể hiện quan điểm của ​​cá nhân tác giả.)

Xem thêm: