Manila cho biết lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc đã bắn vòi rồng vào các tàu Philippines ở khu vực Biển Đông đang tranh chấp.

China coast guard
Ảnh chụp vào ngày 10 tháng 11 năm 2023 cho thấy lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc đang chèo thuyền vỏ nhôm tại Bãi cạn Second Thomas ở Biển Đông đang tranh chấp. (Ảnh: JAM STA ROSA/AFP qua Getty Images)

Philippines cáo buộc lực lượng tuần duyên Trung Quốc sử dụng vòi rồng để “cản trở” 3 tàu chính phủ đang thực hiện nhiệm vụ tiếp tế thường xuyên gần một rạn san hô ngoài khơi bờ biển nước này ở Biển Đông.

Vụ việc hôm thứ Bảy (9/12) xảy ra gần bãi cạn Scarborough mà cả hai nước đều tuyên bố chủ quyền và bị Bắc Kinh chiếm giữ từ tay Manila vào năm 2012 sau nhiều tháng bế tắc. Quần đảo này nằm cách bờ biển Philippines khoảng 220 km (137 dặm) và nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của nước này, theo luật hàng hải quốc tế.

Các video do lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines công bố cho thấy các tàu hải cảnh Trung Quốc tấn công các tàu bằng những luồng nước cực mạnh.

Lực lượng đặc nhiệm Philippines về vấn đề Biển Đông cho biết rằng vòi rồng được sử dụng ít nhất 8 lần vào thứ Bảy (9/12). Phía Philippines  cáo buộc lực lượng tuần duyên Trung Quốc “trực tiếp và cố ý” nhắm vào các tàu.

Ba tàu của Cục Thủy sản đang thực hiện nhiệm vụ cung cấp dầu và hàng tạp hóa cho hơn 30 tàu đánh cá Philippines gần Bãi cạn Scarborough.

Lực lượng đặc nhiệm cho biết: “Ngăn chặn việc phân phối hỗ trợ nhân đạo không chỉ là bất hợp pháp mà còn vô nhân đạo”, đồng thời kêu gọi Trung Quốc ngừng “các hoạt động gây hấn” của mình.

Lực lượng đặc nhiệm cho biết thêm, các tàu của Dân quân biển Trung Quốc cũng được cho là đã tham gia vào “các cuộc diễn tập nguy hiểm” và triển khai một thiết bị âm thanh tầm xa khiến một số thủy thủ đoàn Philippines cảm thấy khó chịu và mất khả năng tạm thời. Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, Bắc Kinh cho biết đã thực hiện “các biện pháp kiểm soát” đối với ba tàu ở Biển Đông mà nước này tuyên bố đã xâm nhập vào vùng biển gần Bãi cạn Scarborough.

Philippines và Trung Quốc có lịch sử lâu dài về các sự cố hàng hải ở Biển Đông đang tranh chấp, nơi có hơn 3000 tỷ USD giá trị thương mại hàng năm được vận chuyển bằng tàu biển đi qua.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông, bao gồm các phần được Philippines, Việt Nam, Indonesia, Malaysia và Brunei tuyên bố chủ quyền. Nhưng Tòa án Trọng tài Thường trực ở The Hague năm 2016 cho rằng yêu sách của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý.