Trong cuộc gặp mặt các phóng viên quân sự hôm Thứ Ba (13/6), Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nói rằng mục tiêu của chiến dịch quân sự của ông vẫn y nguyên không đổi so với những gì đã tuyên bố từ đầu, và chia sẻ cái nhìn của mình về những gì đang diễn ra ở chiến trường, cũng như trả lời một số câu hỏi và chỉ ra chỗ khác biệt giữa cách tiến hành chiến dịch quân sự của ông so với phe Âu Mỹ đối lập, cùng một số chi tiết khác như vấn đền đập nước Kakhovka, theo RT, Reuters, và một số kênh truyền thông khác đưa tin.

56m4QM2ondanjlR30A6EPwCNA5HBJQRn
Tổng thống Nga Vladimir Putin (Ảnh: Kremlin.ru)

Mục tiêu “chiến dịch quân sự đặc biệt” không thay đổi

Là người đứng đầu quyết định của phe Nga, ông Putin nói rằng mục tiêu của chiến dịch quân sự về cơ bản vẫn là giữ nguyên như những gì ông tuyên bố khi nó được bắt đầu hồi tháng 2/2022, mặc dù có một số thay đổi về chi tiết thuận theo biến động của tình thế.

– Phi quân sự hóa Ukraine: Quá trình này đang diễn ra “dần dần và có phương pháp”, và hiện nay Kyiv hiện hoàn toàn phụ thuộc vào vũ khí, thiết bị và đạn dược của phương Tây, không thể sản xuất bất cứ thứ gì tại địa phương.

– Bảo vệ người dân Donbas: Đã có tiến bộ về phương diện này, mặc dù Ukraine vẫn tiếp tục bắn phá họ. Nếu các cuộc tấn công và xâm nhập bằng máy bay không người lái của Kyiv tiếp tục, Moskva có thể cân nhắc thiết lập một “vùng đệm” trên lãnh thổ Ukraine, để ngăn chúng ngoài tầm bắn.

Ông Putin nói “Không có thay đổi cơ bản nào diễn ra ngày hôm nay về các mục tiêu mà chúng tôi đặt ra cho mình từ khi bắt đầu hoạt động.”

Hồi tháng 2/2022, khi đưa quân vào Ukraine, ông Putin không nói đây là chiến tranh, mà là “chiến dịch quân sự đặc biệt” để phi quân sự hóa Ukraine và bảo vệ người dân đang bị chính quyền Kyiv tấn công.

Phương Tây thường xuyên tuyên truyền rằng ông mang giấc mộng làm Sa Hoàng và muốn tái hiện Đế chế Nga năm xưa. Nhưng các hoạt động quân sự trên thực tế, và chi tiêu rất thấp cho quốc phòng năm qua của Nga (3% GDP, không bằng 1/13 chi tiêu của Mỹ) cho thấy những tuyên truyền của phương Tây không phản ánh đúng sự thật.

Theo Nga nhìn nhận, chính quyền hiện tại ở Kyiv là do phương Tây dựng lên sau đảo chính 2014, và mang tư tưởng dân tộc cực đoan. Ông Putin cũng đề cập đến việc chính quyền này tôn thờ nhân vật Stepan Bandera, người đã cộng tác với Đức Quốc xã khi quân Đức tấn công vào nơi này hồi thế kỷ trước.

Phương Tây cọi vụ thay đổi chính quyền 2014 là hoạt động dân chủ, và thừa nhận chính quyền Kyiv hiện nay là hợp hiến, và miêu tả các hoạt động quân sự của mình là giúp đỡ Kyiv bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.

Trong khi Nga không thay đổi mục tiêu quân sự của mình, thì phe Kyiv và phương Tây đường như luôn thay đổi. Ban đầu, mục đích tuyên bố là để bảo vệ chính quyền Kyiv, nhiều nhất là lấy lại những gì bị Nga chiếm kể từ 2022. Nhưng sau đó thì mục đích mở rộng thành dùng quân sự để lấy lại tất cả những gì Nga đã lấy, gồm cả Crimea. Những tháng qua, tuy không tuyên bố chính thức, nhưng phe Kyiv đã mở rộng chiến trường ra khỏi phạm vi quốc gia Ukraine, cùng với việc dần dần công khai các cái mà họ gọi là nhóm ly khai người Nga nhưng sát cánh cùng Kyiv. Mục đích của các nhóm ly khai này là lật đổ chế độ Putin.

Chiến dịch tấn công của Kyiv đang diễn ra

Theo nhận định của ông Putin, Kyiv đã phát động một cuộc tấn công quy mô lớn vào ngày 4/6, sử dụng quân đội và thiết bị do phương Tây cung cấp, nhưng đã không thành công trong bất kỳ lĩnh vực nào.

“Họ đang chịu thương vong nặng nề. Lớn hơn của chúng tôi” gấp 10 lần, tổng thống Nga nói. Về mặt trang thiết bị, Ukraine đã mất tới 25–30% những gì phương Tây cung cấp, trong đó có số lượng xe tăng nhiều gấp ba lần so với Nga. Theo ông, Ukraine đã mất 160 xe tăng trong khi Nga mất 54 xe.

Theo các chiến báo từ chính quyền Kyiv thời gian, họ đã đạt được một số thành tựu trên tiền tuyến, trong đó chiếm được 7 ngôi làng. Các tin tổng hợp từ phía Nga (kể cả các blogger quân sự) thì Kyiv thực tế chỉ chiếm được 3 ngôi làng. Ngoài ra, do Kyiv coi phần họ tiến vào khu vực ‘vùng xám’ là ‘chiến thắng’ —vùng xám là vùng đệm giữa 2 phe đóng quân, vẫn luôn có từ trước đó— cho nên thực tế quân Kyiv không thật sự đẩy lùi được quân Nga nhiều như họ miêu tả.

Số vũ khí —như xe tăng và thiết giáp— thực tế được đưa tới chiến tuyến cũng không phải là con số báo cáo trên các công bố giấy tờ của Âu Mỹ, theo đánh giá của giới quan sát phía Nga, bởi vì một số đã bị chặn lại hoặc thất thoát trên đường đi, và do nạn tham nhũng cho nên con số công bố không phản ánh đúng thực tế. Nghĩa là nếu tính theo tỷ lệ phần trăm, thì số vũ khí mà Kyiv tổn thất cao hơn so với báo cáo nào mà đối chiếu với số liệu trên giấy.

Vì sao Nga không giống Ukraine

Trả lời câu hỏi về việc đưa ra thiết quân luật để đối phó với các vụ ám sát các nhà báo và nhân vật của công chúng như Darya Dugina và Vladlen Tatarsky, hoặc vụ tấn công Zakhar Prilepin, ông Putin nói rằng Nga “không thể sử dụng các biện pháp khủng bố” nhưng sẽ đẩy mạnh hoạt động của các cơ quan an ninh để chống lại các âm mưu của Kyiv, đồng thời cho biết thêm rằng không cần thiết phải đưa ra thiết quân luật.

Không có dự kiến một lệnh điều động nhập ngũ

Tổng thống Nga nói sẽ cần thêm quân nếu có quyết định tiến quân vào Kyiv, nhưng hiện nay ông không có dự kiến một lần nữa tiến quân, ít nhất là trong thời gian tới.

Ngoài đội ngũ 300.000 người dự bị được gọi vào mùa thu năm ngoái, thì Nga đã có hơn 150.000 người đã đăng ký dịch vụ hợp đồng, với tốc độ thêm 9.500 lính một tuần.

Như vậy là sẽ không có lệnh điều động nào trong kế hoạch trước mắt. Lệnh điều động của ông Putin vào năm ngoái đã khiến không ít người bỏ trốn khỏi Nga để trốn tránh quân dịch.

Về vai trò của ngành công nghiệp trong cuộc xung đột

Nga bắt đầu đại tu ngành công nghiệp quốc phòng của mình cách đây 8 năm, nhưng cuộc xung đột đã làm lộ rõ ​​những thiếu sót còn tồn tại, ông Putin nói, chẳng hạn như dự trữ sẵn sàng các máy bay không người lái. Kể từ khi bắt đầu chiến sự, ngành công nghiệp Nga đã tăng sản lượng lên gấp 10 lần đối với một số hệ thống nhất định, trong đó một số công ty hoạt động 3 ca hàng ngày. Trong khi đó, năng lực quân sự của Ukraine gần như đã bị loại bỏ hoàn toàn và họ nay đã phụ thuộc hoàn toàn vào phương Tây.

Phương Tây không quan tâm việc vận chuyển vũ khí của họ có vi phạm luật quốc tế hay không, và cho đến nay họ chưa nhận ra rằng họ sẽ không bao giờ đạt được mục tiêu của mình khi đến Nga. Ông nói, “Rồi họ sẽ phải nhận ra điều đó. Tôi nghĩ rằng họ sẽ dần dần hiểu ra.”

Đập nước Kakhovka

Theo ông Putin, nguyên nhân vỡ đập thủy điện hôm 6/6 là do chính quyền Kyiv dùng HIMARS của Mỹ tấn công vào chiếc đập.

Tổng thống Ukraine và truyền thông phương Tây thường nói thẳng hoặc ám chỉ rằng đập nước này là do Nga đánh vỡ. Tuy nhiên hiện nay, không thấy các quan chức hàng đầu của các nước phe đồng minh Âu Mỹ khẳng định đập Kakhovka là do ai phá hỏng.

Kể các Lầu Năm góc và Nhà Trắng, những người luôn tuyên bố họ đang theo sát những gì xảy ra ở chiến trường nói chung và khu vực con đập Kakhovka nói riêng, đều không khẳng định ai là thủ phạm.

Các quan chức hàng đầu của phe Âu Mỹ đều không trả lời cụ thể khi được hỏi. Trong một lần gần đây nhất, khi được hỏi về việc này, thì Thủ tướng Canada Justin Trudeau trả lời kiểu này, “nếu không do Nga xâm lược vào tháng 2 năm ngoái, thì chiếc đập này hôm nay vẫn còn đó.”

Nhật Tân