NATO tái khẳng định sự hỗ trợ lâu dài của mình đối với Ukraine và cho biết các thành viên của tổ chức này đều đồng ý rằng Ukraine sẽ tham gia liên minh, nhưng phải là sau chiến tranh và sau khi nước này cải cách.

GettyImages 1526765297 scaled
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg bắt tay Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky sau cuộc họp báo chung bên lề Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Vilnius vào ngày 12 tháng 7 năm 2023. (Ảnh: PETRAS MALUKAS/AFP, Getty Images)

Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), ông Jens Stoltenberg khi ông nói về cuộc họp sắp tới của Hội đồng NATO-Ukraine trong tuần này, một lần nữa nhắc đến tư cách thành viên NATO đối với Ukraine là một vấn đề chắc chắn bất chấp sự bất đồng trước đó từ bên trong liên minh. 

“Các nước đồng minh đồng ý rằng Ukraine sẽ trở thành thành viên của NATO”, ông Stoltenberg nói các cuộc thảo luận trong tuần này sẽ tập trung vào “những cải cách ưu tiên” để Ukraine phù hợp với việc gia nhập tổ chức này. Hỗ trợ trực tiếp gần đây dành cho Ukraine bao gồm liên minh phòng không, hàng tỷ USD viện trợ mới và việc mở trung tâm huấn luyện chiến đấu cơ F-16 ở Romania cho phi công Ukraine.

Khi ông Stoltenberg khẳng định Ukraina sẽ gia nhập NATO, nghĩa là nước này sẽ tham gia ‘Điều khoản số 5’, điều này yêu cầu các quốc gia thành viên sẽ phải tham chiến nếu bất kỳ nước nào trong số họ bị tấn công ở châu Âu hoặc Bắc Mỹ, tuy nhiên điều đó sẽ phụ thuộc vào một số thay đổi lớn. Bên cạnh những cải cách dành cho Ukraine bao gồm “khả năng tương tác đầy đủ giữa lực lượng Ukraine và lực lượng NATO… dựa trên lý thuyết và quy trình đào tạo của NATO”, ông Stoltenberg cho biết Ukraine sẽ không còn phải ở trong tình trạng chiến tranh trước nữa.

Ông Stoltenberg nói với báo chí trong cuộc họp giao ban rằng: “Tất cả các đồng minh đều đồng ý rằng giữa một cuộc chiến tranh, tư cách thành viên đầy đủ là không thể. Nhưng tất nhiên, chúng tôi sẽ tiếp tục xem xét cách thức để đưa Ukraine và NATO xích lại gần nhau hơn nữa”.

Đây không phải lần đầu tiên ông Stoltenberg tuyên bố về việc toàn khối chấp nhận Ukraine sẽ gia nhập NATO. Hồi tháng Tư, khi tổng thư ký nói rằng “tất cả các đồng minh NATO đã đồng ý Ukraine sẽ trở thành thành viên NATO”, thì Thủ tướng Hungary Victor Orban phản hồi trong qua thư rằng viết “cái gì  thế!?”. 

Đức gần đây cũng kêu gọi thận trọng trong việc vội vàng đưa Ukraine trở thành thành viên liên minh. Thủ tướng Olaf Scholz nói rằng sau chiến tranh Ukraine sẽ được trang bị vũ khí do phương Tây sản xuất, và đó sẽ là lúc để bắt đầu nói về các đảm bảo an ninh. Ông cho biết năm 2023 là thời điểm để “tập trung vào những gì sắp xảy ra” và NATO “còn lâu mới” sẵn sàng cho Ukraine trở thành thành viên, đồng thời lưu ý “tiêu chí của NATO bao gồm hàng loạt điều kiện mà Ukraine hiện không thể đáp ứng”.

Tuy nhiên, không có nhận xét nào làm giảm đi nhiệt tình của Ukraine. Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết vào tháng Chín rằng ông đã coi Ukraine là “một thành viên thực tế của NATO”.

Việc cố gắng lèo lái Ukraine hướng tới châu Âu dù chưa đáp ứng các tiêu chí không chỉ xảy ra ở NATO. Tình cảnh tương tự cũng xảy ra khi Ukraine tha thiết muốn trở thành thành viên của Liên minh Châu Âu (EU). Các nhà lãnh đạo cấp cao của EU nói về động thái này như định mệnh không thể tránh khỏi, tuy nhiên, điều đó sẽ không được thực hiện cho đến khi chiến tranh kết thúc và khi Ukraine giải quyết được các vấn đề của mình như tham nhũng, đầu sỏ, vận động hành lang và quyền cho dân tộc thiểu số.