Gần đây, cuộc điều tra chứng cứ về tội ác mổ cướp nội tạng sống do ĐCSTQ thực hiện tại Trung Quốc đã có những bước tiến mới. Hôm 17/7, lời khai gây sốc của chính nạn nhân bị mổ cướp nội tạng có kèm video lần đầu được công bố, cô đã kể lại trải nghiệm khủng khiếp của mình trong giờ phút hấp hối. Điều này đã cổ vũ cho cựu bác sĩ quân đội đứng ra dùng tên thật kể lại quá trình mổ cướp nội tạng mà chính ông đã từng tham gia tại Trung Quốc. Cùng với làn sóng đó, triển lãm áp phích ngăn chặn ĐCSTQ mổ cướp nội tạng sống diễn ra tại Nhật Bản. Các bạn trẻ tại đây rất kinh ngạc khi biết về tội ác này và cảm thấy cần có trách nhiệm phải truyền bá sự thật.

id14053674 5a881ae70d1a2d36adc3e888 600x400 1
Ông Ishibashi Rintaro, nghị sĩ của Hạ viện Nhật Bản, đã đến thăm “Triển lãm áp phích ngăn chặn ĐCSTQ mổ cướp nội tạng sống” và chụp ảnh với tác phẩm đoạt giải bạc “Reserved” (Đặt hàng trước). (Ảnh: Tiêu Lôi /Epoch Times)

Trong thời gian tưởng niệm hòa bình về vụ nổ bom nguyên tử ở thành phố Hiroshima từ ngày 3 – 6/8, cuộc triển lãm áp phích – do Hiệp hội Cân nhắc Cấy ghép Nội tạng Trung Quốc SMG (Chấm dứt Diệt chủng Y tế) tổ chức – tiếp tục được trưng bày tại Trung tâm văn hóa quận Nishi, quận Higashi, TP. Hiroshima.

Trong kế hoạch đặc biệt của triển lãm vào ngày 5/8, do ông Ishibashi Rintaro – nghị sĩ của Hạ viện Nhật Bản chủ trì, cô Ohashi Rin – tác giả của tác phẩm đoạt giải bạc – đã kết nối cùng trò chuyện với khán giả, nhằm thúc đẩy các hoạt động của triển lãm áp phích lên cao trào.

Trước khi khai mạc triển lãm tại thành phố Hiroshima, Nghị sĩ Ishibashi đã viết trên Facebook: “Các mục tiêu thu hoạch nội tạng sống của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chủ yếu là các học viên Pháp Luân Công. So với cuộc đàn áp nhân quyền ở Tây Tạng và người Duy Ngô Nhĩ, ở Nhật Bản, nhận thức về cuộc bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc vẫn còn tương đối thấp, nhưng ở nước ngoài lại khá cao, đặc biệt là ở Châu Âu và Hoa Kỳ.”

Ông cũng viết, khi nghĩ về nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng của các tù nhân lương tâm vô tội, ông vẫn cảm thấy thật khó tin.

id14053675 e29e43daebf1fbc120fc356d 450x338 1
Người dân Nhật Bản xem “Triển lãm áp phích ngăn chặn ĐCSTQ mổ cướp nội tạng sống”, và tham gia đối thoại trực tuyến, để tìm hiểu thêm sự thật về nạn ĐCSTQ mổ cướp nội tạng sống của các học viên Pháp Luân Công. (Ảnh: Tiêu Lôi /Epoch Times)

Người đoạt giải bạc: Không thể thờ ơ với nạn thu hoạch nội tạng

Cô Ohashi Rin, tác giả của tác phẩm đoạt giải bạc “Reserved” (Đặt hàng trước), là sinh viên khoa nghệ thuật của một trường đại học ở Hokkaido. Trong quá trình tương tác với khán giả, cô đã chia sẻ kinh nghiệm dự thi, quá trình sáng tác và quan điểm của mình về nạn thu hoạch nội tạng sống.

3 năm trước, vào một ngày trước khi trường bước vào kỳ nghỉ hè, đang ở trong khuôn viên trường, Ohashi bắt gặp một tờ rơi áp phích yêu cầu chấm dứt nạn thu hoạch nội tạng sống. Vì vậy cô ấy đã tận dụng kỳ nghỉ hè để bắt đầu sáng tác.

Vì trước đây chưa từng nghe nói về mổ cướp nội tạng sống, nên cô ấy đã kiểm tra rất nhiều thông tin, và vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng chuyện này đã xảy ra từ rất sớm, và vẫn đang tiếp diễn.

Cô cho biết bản thân rất bối rối, nhất là hành vi vô nhân tính đó lại liên quan đến trẻ em khiến cô không thể làm ngơ. Cô quyết tâm tham gia cuộc thi với mong muốn đánh thức lương tri của mọi người bằng chính tác phẩm của mình.

Tác phẩm của Ohashi mô phỏng cơ thể của một đứa trẻ. Cô viết tên vị trí từng nội tạng trên cơ thể ấy, kèm theo giá bán và ngày cấy ghép. Bà CherylGross, một giám khảo, nhận xét tác phẩm của Ohashi đã mô tả một vấn đề phức tạp theo cách đơn giản và thể hiện quan điểm rất rõ ràng.

Để hiểu sâu hơn về sự thật của việc thu hoạch sống, Ohashi đã xem bộ phim tài liệu “Diệt chủng y tế” (Medical Genocide).

Cô nói rằng sau khi xem xong, cô ấy đã bị sốc. Đặc biệt khi có rất nhiều bằng chứng mạnh mẽ chống lại việc thu hoạch tạng sống, nhưng ở Nhật Bản, các kênh truyền thông lại không hề đưa tin. “Sự thiếu hiểu biết cũng có thể dẫn đến tội ác. Nếu báo chí không có khả năng đưa tin để nhiều người biết sự thật, thì tôi sẽ cố gắng hết sức.”

id14053676 5b516be97d44d453fac833c3 450x338 1
Ohashi Rin, tác giả của tác phẩm đoạt giải bạc “Reserved” (Đặt hàng trước), kể lại trải nghiệm sáng tác của mình trong video. (Ảnh: Tiêu Lôi /Epoch Times)

Những người trẻ tuổi tham dự đã biết sự thật và bày tỏ mong muốn truyền bá sự thật

Tại cuộc triển lãm, nhiều bạn trẻ lần đầu biết tới sự thật này. Trong khi bị sốc, họ cũng bày tỏ quyết tâm sẽ truyền bá sự thật.

Sumitaku, người đang theo học chương trình sau đại học ở Hiroshima, nói rằng anh biết tin này thông qua người cố vấn của mình. Trong tương lai, sau khi tốt nghiệp, anh dự định sẽ làm giáo viên xã hội học trung học.

Sumitaku hỏi liệu anh ấy có thể giới thiệu các tác phẩm của Ohashi làm tài liệu giảng dạy cho học sinh không. Ohashi sẵn lòng đồng ý, nói rằng cô ấy rất vui khi được chia sẻ tác phẩm này với các bạn học sinh.

Yamaokayuta, sinh viên năm thứ 2 tại Đại học Hiroshima, đã lái xe đến địa điểm ở Hiroshima để tham gia đối thoại trực tuyến sau khi xem triển lãm ở quận Higashi, thành phố Hiroshima.

Anh ấy nói: “Sau khi xem tác phẩm ‘Reserved’ (Đặt hàng trước), tôi đột nhiên cảm thấy vấn đề thu hoạch nội tạng sống ở Trung Quốc là việc của riêng mình. Như Ohashi đã nói, thiếu hiểu biết cũng có thể là một cái tội, vì vậy hôm nay tôi thật may mắn khi có thể để biết sự thật này.”

“Trước đây, nếu các thành viên trong gia đình tôi hoặc những người xung quanh tôi đến (Trung Quốc) để giữ lấy mạng sống của họ thông qua cấy ghép, tôi sẽ không đủ tự tin để thuyết phục họ đừng đi. Qua việc xem những tác phẩm này và cuộc trò chuyện trực tuyến hôm nay, tôi biết rằng đằng sau nội tạng cấy ghép, sẽ có những người vô tội mất mạng. Vì vậy, tôi sẽ kiên quyết can ngăn và thuyết phục họ đừng đi. Tôi cảm nhận sâu sắc rằng mình không thể tiếp tục thờ ơ, và đây không phải là vấn đề không liên quan gì đến tôi.”

Yamaokayuta cũng cho biết: “Qua việc xem video ‘Diệt chủng y tế’, tôi biết rằng quốc hội của các quốc gia như Hoa Kỳ và Canada đã thông qua nghị quyết chống thu hoạch sống [nội tạng]. Israel và các quốc gia khác cũng đã ban hành luật cấm cấy ghép bất hợp pháp. Tôi hy vọng truyền thông Nhật Bản cũng nên đưa tin nhiều hơn. Đối với những điều này, quốc gia Nhật Bản cũng phải có dũng khí ban hành luật.”

id14053677 746e4015a193f91c715e192f 450x338 1
Yamaokayuta, sinh viên năm thứ 2 tại Đại học Hiroshima, đã lái xe đến địa điểm ở Hiroshima để tham gia đối thoại trực tuyến sau khi xem triển lãm ở quận Higashi, thành phố Hiroshima. (Ảnh: Tiêu Lôi /Epoch Times)

Kitagawa Kenta, nhân viên của một công ty, cũng đến tham gia buổi trò chuyện trực tuyến cho biết: “Qua tác phẩm của Ohashi, đặc biệt là giá cả và ngày tháng của những nội tạng được vẽ trên cơ thể trẻ em, tôi không muốn đứng ngoài cuộc nữa. Tôi cảm thấy chuyện này rất gần với tôi. Tôi sẽ chuyển thông điệp này đến những người xung quanh tôi, những người đang lo nghĩ không biết có nên ghép tạng hay không. Họ có thể mất đi mạng sống, nhưng không một người vô tội nào khác đáng bị tước đi sinh mạng.”

id14053678 a3209eae5f09e804cb812183 450x259 1
Kitagawa Kenta, nhân viên của một công ty, đã tham gia cuộc trò chuyện trực tuyến. (Ảnh: Điền Chấn Vũ / Epoch Times)

Cô Chiêm (Zhan, bí danh), một du học sinh đến từ Đài Loan, biết tin này thông qua giáo sư của mình. Cô nói: “Ở Đài Loan, tôi đã nghe nói về thu hoạch nội tạng sống, đặc biệt là cuộc bức hại Pháp Luân Công. Hôm nay, khi đến đây, thấy các nghệ thuật gia sử dụng một cách đặc biệt để thể hiện chủ đề nặng nề này, giúp nhiều người chú ý đến nó hơn, tôi cũng hy vọng rằng thông qua triển lãm này, sẽ có nhiều người hơn tìm hiểu về cuộc bức hại nhân quyền của Trung Quốc.”

Một bác sĩ làm việc tại bệnh viện ở Hiroshima cũng tham gia buổi trò chuyện trực tuyến. Ông cho biết sự kiện hôm nay diễn ra rất tốt đẹp, và cảm ơn các bạn trẻ đã nỗ lực cống hiến. Hy vọng rằng những hoạt động này sẽ thúc đẩy các kênh truyền thông, hiệp hội y tế và hiệp hội ghép tạng hành động.

Sau buổi nói chuyện trực tuyến, ban tổ chức đã chiếu bộ phim tài liệu “Cuộc diệt chủng y tế”. Một số khán giả nói rằng việc tổ chức một cuộc triển lãm như vậy trong Ngày Tưởng niệm Hòa bình ở Hiroshima có ý nghĩa rất lớn. Hòa bình thực sự là gì? Nếu thờ ơ trước tội ác giết người dã man như vậy thì còn nói gì đến hòa bình.

Một khán giả nữ khác đã viết thư cho ban tổ chức sau khi xem triển lãm. Cô nói rằng: “Tôi rất ngưỡng mộ lòng dũng cảm của các bạn. Tôi nghĩ ngay cả khi đã biết sự thật, nhưng lại không có bất kỳ hành động nào, thì thật đáng khinh. Tôi sẽ truyền bá sự thật tới bạn bè của mình.”

Pháp Luân Công, còn được gọi là “Pháp Luân Đại Pháp”, là một môn tu luyện Phật gia Thượng thừa, tu luyện tâm tính dựa trên nguyên lý “Chân, Thiện, Nhẫn”, với 5 bài công pháp có tác dụng đáng kinh ngạc trong việc chữa bệnh và rèn luyện sức khỏe.

Môn này đã được truyền ra ở Trung Quốc vào năm 1992 và được người dân đón nhận rộng rãi. Theo thống kê nội bộ của Bộ Công an ĐCSTQ, trước năm 1999, số lượng học viên Pháp Luân Công đã lên tới 70 triệu – 100 triệu người.

Tháng 7/1999, Giang Trạch Dân, cựu Tổng Bí thư ĐCSTQ, đã ra lệnh đàn áp đẫm máu Pháp Luân Công với quy mô chưa từng có, được Công an, Viện kiểm sát và các Sở Tư pháp phối hợp triển khai, và đã vượt xa phạm vi pháp luật.

Vô số học viên Pháp Luân Công đã bị bỏ tù, tra tấn đến mức tàn phế hoặc tử vong, và thậm chí họ còn bị mổ sống cướp nội tạng. Đến nay, Pháp Luân Công đã có mặt tại hơn 100 quốc gia và giành được hơn 3.000 giải thưởng quốc tế.

Bình Minh (t/h)