Mặc dù đứng ở 2 chiến tuyến và thề sẽ tiêu diệt đối phương, nhưng theo Washington Post phân tích, thì giữa Netanyahu và Hamas đang dựa vào nhau để duy trì vị thế của mình. Mối quan hệ ‘cộng sinh’ kỳ lạ này dường như đang nổi lên khi hai bên cùng đối mặt với các thách thức về vị thế của mình.

231127 israel 02
Người Israel đòi Thủ tướng Netanyahu từ chức trong một biểu tình về chủ đề trao đổi con tin ở Jerusalem hôm Thứ Bảy 25/11. (Ảnh cắt từ video)

Hôm Thứ Hai 29/11, ông chủ X (Twitter) Elon Musk đi cùng ông Benjamin Netanyahu tới thăm một Kibbutz (một loại khu cộng đồng), nơi bị Hamas tấn công ngày 7/10.

Ông Benjamin Netanyahu —người trở thành người đứng đầu chính quyền Israel từ năm 2009 đến năm 2020 và từ tháng 12/2022 đến nay— đã phải đối mặt với một sự thay đổi lớn trong khu vực: Hamas, một nhóm chiến binh Hồi giáo, đã được bầu lên nắm quyền ở Dải Gaza 3 năm trước đó.

Ngay từ đầu, Hamas đã thề sẽ tiêu diệt Israel. Trong chiến dịch tranh cử năm 2009, ông Netanyahu cũng thề sẽ tiêu diệt Hamas. Những gì diễn ra tiếp theo là một thập kỷ rưỡi chung sống không thoải mái, nhưng đồng thời, ông Netanyahu và Hamas nhận thấy ở nhau chỗ hữu ích cho các mục đích riêng của mình.

231127 israel 01
Một bài phân tích đăng hôm Chủ Nhật của Washington Post bình luận “Netanyahu và Hamas phụ thuộc lẫn nhau. Cả hai có thể sẽ phải ra đi.”

Nhưng kỳ thực, theo Washington Post, thì còn có một quan hệ ‘cộng sinh’ kỳ lạ giữa Netanyahu, mối quan hệ được hình thành qua nhiều năm tháng đấu đá và thích nghi, xen lẫn giữa hy vọng bình yên và những giai đoạn hỗn loạn – cho đến tận bây giờ, khi cả Hamas và Netanyahu đều phải đối mặt với khả năng chấm dứt quyền lực của họ.

Theo tờ báo, Israel đã tìm cách chuyển tiền cho Gaza khi khuyến khích các khoảng thuê, thậm chí tài trợ cho Hamas trong một số hoạt động. Các hoạt động định kỳ dưới thời Netanyahu trao đổi con tin với tù nhân.

“Trong 10 năm qua, ông Netanyahu đã làm việc để ngăn chặn bất kỳ cố gắng phá bỏ Hamas nào tại Gaza,” theo nhà sử học Israel Raz, người đã nghiên cứu mối quan hệ giữa ông Netanyahu và các nhóm chiến binh, nói với Washington Post. “Đó là một liên minh kỳ lạ và nó đã đi đúng hướng.” Tuy nhiên, theo ông thì “liên minh kỳ lạ” này dường như đã chấm dứt từ hôm 7/10, sau khi Hamas tấn công Israel.

Mục tiêu của chính sách này bị cáo buộc đã được dùng để chia rẽ Palestine: Để Hamas cai trị Gaza, và để cho các thành phần đối lập của họ trong Palestine nắm quyền kiểm soát Bờ Tây. Cuộc xung đột giữa hai nhóm nội bộ Palestine đã dần dần biến hy vọng cho giải pháp 2 quốc gia trở thành không thực hiện nổi.

Chừng nào mà Palestine “không có được một thống nhất thì [Netanyahu] còn có thể nói rằng ông không thể xúc tiến các cuộc đàm phán hòa bình,” theo Dahlia Scheindlin, một người Israel thăm dò dư luận và nhà phân tích chính trị. “Nó cho phép ông [Netanyahu] có quyền nói rằng ‘không có ai để nói chuyện.’”

Ông Netanyahu, người đã đồng ý vào tháng trước để chia sẻ quyền lực chiến tranh khẩn cấp với đối thủ chính trị chính của mình, đang phải đối mặt với cơn thịnh nộ chưa từng có của công chúng vì đã không ngăn chặn được cuộc tấn công vào tháng 10, và phản ứng rối loạn của chính phủ sau đó. Các cuộc thăm dò cho thấy 75% người Israel kêu gọi ông từ chức ngay bây giờ, hoặc ông sẽ bị thay thế khi giao tranh chấm dứt.

Văn phòng thủ tướng từ chối đưa ra bất kỳ bình luận nào cho Washington Post, nhưng một quan chức Israel giấu tên nói với tờ báo này rằng ông Netanyahu “đã đánh Hamas mạnh hơn bất kỳ thủ tướng nào trong lịch sử.”  Quan chức này cho biết thêm, mặc dù thủ tướng chưa tiêu diệt nhóm này trước đó, nhưng đó là điều mà “nội các chiến tranh” của ông đang thực hiện sau ngày 7/10.

Israel đã tiến hành 3 hoạt động quân sự quy mô lớn ở Gaza trong thời lãnh đạo của Netanyahu, vào các năm 2012, 2014 và 2021. Cuối cùng, sau khi số người Palestine bị sát hại lớn hơn nhiều lần số người Israel bị thiệt mạng, thì tất cả đều kết thúc bằng các lệnh ngừng bắn được thương lượng để Hamas nắm quyền kiểm soát vùng đất này.

Nhật Tân