Được giới thiệu và lời hứa sẽ lo toàn bộ chi phí xuất cảnh sang Myanmar làm việc tại Công ty game với mức lương 30 triệu/tháng, sang đến nơi, người đàn ông ở Bạc Liêu bị giam giữ, đánh đập, bỏ đói, buộc tạo các tài khoản game ảo để lừa đảo tiền của người khác. 

tin loi sang myanmar lam viec nhe luong cao nguoi dan ong bi tra tan
Anh G.Q.T. kể lại quá trình bị lừa sang nước ngoài làm việc tại cơ quan công an (Ảnh: Trọng Nguyễn/vov.vn)

Ngày 8/9, tin từ Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Bạc Liêu cho hay vừa phối hợp với Tổ chức trẻ em Rồng Xanh giải cứu thành công anh G.Q.T (SN 1981, ngụ xã Long Điền, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu), là nạn nhân của đường dây đưa lao động Việt Nam sang Myanmar trái phép dưới hình thức thủ đoạn “việc nhẹ lương cao”.

Trước đó, khoảng giữa tháng 7/2023, hoàn cảnh khó khăn, anh T. đi tìm việc nhiều nơi và được bạn bè giới thiệu làm quen với người phụ nữ Myanmar tên Elly Sung.

Người phụ nữ này hứa sẽ lo toàn bộ chi phí để anh xuất cảnh sang Myanmar làm việc tại Công ty game với mức lương 30 triệu/tháng.

Theo sự hướng dẫn của Elly Sung, ngày 24/7, anh T. ra Hà Nội, tại đây, được một người phụ nữ khác đưa sang Lào thông qua Cửa khẩu quốc tế Tây Trang (tỉnh Điện Biên), sau đó nhập cảnh trái phép vào Myanmar.

Sang đến Myanmar, chẳng những không được làm việc tại Công ty như đã thỏa thuận, anh T. còn bị các nghi phạm giam giữ tại một tòa nhà cao tầng, sống chung với hàng chục lao động Việt Nam khác, bị ép buộc tạo các tài khoản game ảo để lừa đảo tiền của người khác.

Anh T. không đồng ý làm việc trái pháp luật này thì bị các nghi phạm nhốt lại và đánh đập, bỏ đói trong nhiều ngày liền.

Sau đó, anh T. đã bỏ trốn và liên hệ với gia đình để đến Công an tỉnh Bạc Liêu trình báo.

Nhận tin báo, ngày 25/8, lực lượng chức năng đã giải cứu anh T. và đưa về tỉnh Bạc Liêu vào ngày 7/9.

Qua trường hợp trên, người dân không nên tin theo những lời mời gọi từ những người không quen biết. Khi phát hiện có biểu hiện nghi vấn liên quan đến tội phạm này cần trình báo cơ quan công an gần nhất, Công an tỉnh Bạc Liêu khuyến cáo.

ĐCSTQ đứng sau các công viên lừa đảo tại Myanmar

Hiện tại, bộ phim “No More Bets” (Không còn đặt cược) phản ánh chủ đề lừa đảo viễn thông của Myanmar đang được chiếu ở Trung Quốc Đại Lục đã làm dấy lên sự phẫn nộ của người dân Trung Quốc đối với các nhóm lừa đảo. Truyền thông Chính phủ đưa tin ông trùm của tổ chức lừa đảo Đông Nam Á là Xà Trí Giang, một tỷ phú đã bị bắt ở Thái Lan gần một năm.

Mới đây, phóng viên của Vision Times đã phỏng vấn ông Xà, người đang bị giam trong nhà tù ở Bangkok, Thái Lan. Vì lý do an ninh, tất cả nội dung phỏng vấn ông đều do một người phát ngôn chuyển lời.

Người phát ngôn này cho biết, kể từ khi Vision Times và truyền thông nước ngoài khác đăng tải những tiết lộ của Xà Trí Giang về câu chuyện nội bộ của ĐCSTQ vào tháng trước, ông đã bị ám sát 2 lần trong tù, nhưng đều sống sót.

Người này cũng nói rằng sau vụ ám sát, sự tức giận của ông Xà đối với ĐCSTQ đã lên đến đỉnh điểm, ông quyết tâm tiếp tục vạch trần mặt tối của ĐCSTQ trước giới truyền thông.

Người phát ngôn của ông Xà Trí Giang nói với Vision Times rằng các ngành “công nghiệp xám” lừa đảo ở các quốc gia Đông Nam Á này đều liên quan đến dự án Vành đai và Con đường của ĐCSTQ, và tất cả các ngành lừa đảo viễn thông ở Đông Nam Á đều là các ngành phụ của dự án này.

Toàn bộ khu vực lừa đảo do Triệu Vĩ (Zhao Wei) điều hành ở Tam giác vàng, Myanmar cũng liên quan trực tiếp đến ĐCSTQ. ĐCSTQ đã thu được lợi ích to lớn từ đây.

Môt mặt ĐCSTQ tuyên truyền rầm rộ về việc chống gian lận trong nước, nhưng trên thực tế, đây chỉ là diễn tuồng. Tập đoàn lừa đảo này là kết quả của sự thông đồng giữa ĐCSTQ và người dân địa phương. ĐCSTQ mới là ông chủ thực sự đằng sau họ.

Người phát ngôn cho biết, ĐCSTQ cường điệu hóa ông Xà Trí Giang với tư cách là ông chủ của Công viên lừa đảo KK. Trên thực tế, công ty của ông (Oriental Eternity, tức Thành phố Châu Á Thái Bình Dương) không hề đầu tư vào Công viên KK.

Ông cũng không phải là người phụ trách. Có 5 người phụ trách Công viên KK, trong đó có chủ tịch Trần, chủ tịch Hồ. Họ mới là một nhóm lừa đảo thực sự. Họ hợp tác với nhân viên hệ thống an ninh quốc gia của ĐCSTQ, mua một mảnh đất cách Oriental Eternity 10 km ở khu vực bang Kayin, Myanmar và xây dựng Công viên KK.

Công viên KK có mối quan hệ có tổ chức với lực lượng vũ trang tại Myanmar. Mặc dù có đánh bạc ở Oriental Eternity, nhưng không có gian lận. Oriental Eternity và Công viên KK thực chất có mối quan hệ thù địch và cạnh tranh, phòng bị lẫn nhau.

Người phát ngôn tiết lộ, các ngành công nghiệp xám của ĐCSTQ cần phải được che đậy, như khi World’s Fair (Triển lãm Thế giới) được tổ chức ở Thái Lan, khiến ngoại giới có ấn tượng rằng họ đang kinh doanh hợp pháp.

ĐCSTQ tuyên truyền đấu tranh chống gian lận và các ngành công nghiệp xám, nhưng Công viên KK, công viên lừa đảo chính, chưa bao giờ bị tấn công. ĐCSTQ luôn nói đến việc trấn áp bấy lâu nay nhưng đó chỉ là lời nói suông.

Ngoài ra, mục tiêu lừa đảo ở Công viên KK chủ yếu là các nước Châu Âu và Châu Mỹ, phù hợp với chiến tuyến thống nhất của ĐCSTQ, và đạt được mục đích gây rối nền kinh tế xã hội của Châu Âu và Hoa Kỳ.

Sau khi lừa đảo khách hàng Châu Âu và Mỹ, những kẻ lừa đảo còn giao thông tin cá nhân của khách hàng cho ĐCSTQ. ĐCSTQ cũng sẽ thu thập thông tin cá nhân của những khách hàng Âu và Mỹ thông qua kênh này.

Thạch Lam (t/h)