Theo báo cáo của Minghui.org ngày 8/3, số liệu thống kê chưa đầy đủ mới nhất cho thấy 713 thành viên của ĐCSTQ đã bị báo ứng vào năm 2023 vì tham gia đàn áp Pháp Luân Công. Đây là số người gặp họa cao nhất trong những năm gần đây.

Phap Luan Cong
Ngày 18/7/2021, học viên Pháp Luân Công tham gia tuần hành chống lại cuộc bức hại Pháp Luân Công 22 năm được tổ chức tại Brooklyn, New York. Một bé gái cầm tấm biển yêu cầu chấm dứt nạn thu hoạch nội tạng của ĐCSTQ. (Ảnh: Chung I Ho /Epoch Times)

Ngoài tỉnh Phúc Kiến, những người bị báo ứng vì liên quan đến cuộc đàn áp Pháp Luân Công còn phân bố tại 21 tỉnh, 4 thành phố trực thuộc trung ương và 5 khu tự trị khác. Trong đó, tỉnh Liêu Ninh có số lượng đông nhất là 68 người.

Có 5 kiểu báo ứng chủ yếu gồm tử vong, bệnh hiểm nghèo, bị điều tra, bị tra tấn tinh thần và tổn thất kinh tế. Trong đó, nhiều nhất là số người bị điều tra – 614 người, chiếm 84,3% tổng số, tiếp theo là 78 ​​người chết, chiếm 11 %.

Có 9 tổ chức mà họ làm việc, gồm ủy ban chính trị và pháp luật, “Phòng 610” (tổ chức phi pháp chuyên đàn áp Pháp Luân Công), hệ thống an ninh công cộng, viện kiểm sát, tòa án, hệ thống nhà tù, các cơ quan của ĐCSTQ và chính phủ, các ban ngành tuyên truyền và giáo dục…

Trong đó, có 274 cán bộ trong các cơ quan đảng, chính quyền bị báo ứng, chiếm 38%. Dưới đây là một số ví dụ:

id14197660 2024 3 7 mh ebao 1 Fotor 600x400 1
Năm 2023, 713 thành viên của ĐCSTQ ở Trung Quốc Đại Lục từng tham gia vào cuộc đàn áp Pháp Luân Công đã bị báo ứng. (Ảnh: Minghui.org)

Giám đốc Sở Giáo dục tỉnh Chiết Giang đột tử

3:46 chiều ngày 11/12/2023, ông Mao Hồng Phương, Giám đốc Sở Giáo dục tỉnh Chiết Giang, đột ngột qua đời vì bệnh nhồi máu cơ tim ở Hàng Châu, thọ 58 tuổi. Cư dân mạng nghi ngờ ông qua đời vì mắc viêm phổi Vũ Hán (COVID-19).

Trong một số thời kỳ cao điểm của dịch bệnh, như thời kỳ dịch bệnh sóng thần vào tháng 12/2022, các quan chức cấp cao của ĐCSTQ liên tiếp qua đời. Theo thống kê của các phóng viên Epoch Times, tính đến ngày 10/10/2023, ít nhất 66 quan chức cấp tỉnh và cấp bộ đã chết vì mắc bệnh, 58 người trong số đó là đảng viên ĐCSTQ.

Để che đậy dịch bệnh, ĐCSTQ cấm đưa tin nguyên nhân tử vong của những người chết là do COVID. Do đó, các cáo phó thường tránh đề cập đến nguyên nhân cái chết, và chỉ nói một cách mơ hồ rằng “việc chữa trị thất bại” hoặc khai man rằng họ chết vì nhồi máu cơ tim.

Đến nay, nhiều quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc và những người nổi tiếng đã chết vì “bệnh tim”. Vì vậy, cái chết của ông ông Mao Hồng Phương vì lý do trên cũng bị nghi vấn.

Phó Tổng biên tập Nhân dân Nhật báo qua đời vì ung thư

Ngày 4/4/2023, ông Tạ Quốc Minh, phó tổng biên tập tờ Nhân dân Nhật báo, qua đời vì bệnh ung thư dạ dày tại Bệnh viện Đại học Y Hiệp Hòa Bắc Kinh.

Trong thời kỳ ông còn tại chức, Nhật báo Nhân dân đã xuất bản một lượng lớn các bài xã luận và bài viết phỉ báng Pháp Luân Công. Ông Tạ Quốc Minh là một trong những người chịu trách nhiệm chính.

Tháng 7/1999, ĐCSTQ bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công. Ngày 25/10, khi gặp một phóng viên của tờ báo Pháp “Le Figaro”, Giang Trạch Dân đã vu khống Pháp Luân Công là “tà giáo” và xúi giục Nhân dân Nhật báo đăng bài “Pháp Luân Công là tà giáo” vào ngày 26/10/1999.

Kể từ đó, ĐCSTQ đã áp đặt cách mô tả vô căn cứ và không có cơ sở pháp luật này cho Pháp Luân Công.

Ngày 23/7/1999, ngày thứ 3 sau khi ĐCSTQ bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công, Nhân dân Nhật báo đã đăng một bài xã luận tăng cường cuộc đàn áp, được in lại hơn 140.000 lần. Trong tháng đầu tiên sau khi cuộc đàn áp bắt đầu, Nhân dân Nhật báo đã đăng 347 bài công kích Pháp Luân Công và kích động hận thù, trung bình mỗi ngày 11 bài.

“Nhân dân Nhật báo” cũng thổi phồng “1.400 vụ án” do ĐCSTQ bịa đặt, và “vụ tự thiêu Thiên An Môn” do ĐCSTQ đích thân dàn dựng và chỉ đạo. Số lượng phát hành của “Nhân dân Nhật báo” ở Trung Quốc đã lên tới hơn 3 triệu tờ.

Ông Tạ Quốc Minh chịu trách nhiệm chính về tác động tiêu cực do Nhân dân Nhật báo phỉ báng và vu khống Pháp Luân Công.

Giám đốc Cục Tôn giáo Vân Nam bị điều tra

Ngày 18/3/2023, ông Thôi Mậu Hổ, cựu Giám đốc Cục Tôn giáo Vân Nam, đã bị cách chức vì nghi ngờ “vi phạm pháp luật nghiêm trọng” và bị điều tra.

Ông Thôi Mậu Hổ đã tích cực tham gia vào cuộc đàn áp Pháp Luân Công trong thời gian nắm quyền ở tỉnh Vân Nam hơn 20 năm.

Khi còn là Bí thư Thành ủy Lệ Giang (từ tháng 5/2017 – tháng 5/2021), ông Thôi Mậu Hổ không thể trốn tránh trách nhiệm trong vụ bắt cóc và kết án 4 học viên Pháp Luân Công gồm Văn Đức, Tống Nam Du, Liêu Kiện Phủ, Chu Phí Minh.

Chánh án Tòa án quận Tây Thành ở Bắc Kinh đột tử

Truyền thông Đại Lục đưa tin, ông Trần Lập Như, Bí thư đảng ủy kiêm Chánh án Tòa án quận Tây Thành ở Bắc Kinh, đột tử vào ngày 15/8/2023, thọ 50 tuổi, nguyên nhân cái chết không được nêu rõ.

Tuy nhiên, trên Internet có tin cho thấy, ông đã ngã chết khi đang cưỡi ngựa ở Nội Mông. Nội dung này đã bị chặn và nguyên nhân cái chết đã bị chính quyền cố tình che đậy.

Minghui.org đưa tin, trong 7 năm làm Chánh án Tòa án quận Thông Châu và Tòa án quận Tây Thành ở Bắc Kinh vào năm 2016, ông đã kết án bất hợp pháp 10 học viên Pháp Luân Công và tống họ vào tù.

Trong số đó, học viên Pháp Luân Công Liễu Diễm Mai đã bị Tòa án quận Thông Châu kết án bất hợp pháp 4 năm tù. Cô đã chết trong bệnh viện nhà tù sau khi bị bức hại dã man.

Học viên Pháp Luân Công Khánh Tú Anh bị Tòa án quận Thông Châu kết án 10 năm tù oan. Chồng cô bị cắt cụt chi ở mức độ cao do chấn thương trong công việc và cần được vợ chăm sóc. Một năm sau khi cô bị giam giữ phi pháp, chồng cô đã chết tại nhà.

Cựu cai ngục Nhà tù số 1 Thẩm Dương tự tử không thành, bị tàn phế

Vương Bân, cựu cai ngục của Nhà tù số 1 Thẩm Dương ở tỉnh Liêu Ninh, bị kết án 7 năm tù vào đầu năm 2023. Trong khi bị giam giữ, ông ta đã tự sát bằng cách nhảy khỏi một tòa nhà, nhưng không thành và trở thành một người tàn phế.

Vương Bân làm quản giáo của Nhà tù số 1 Thẩm Dương từ năm 2008 đến ngày 25/4/2017. Quản giáo của nhà tù này thường chỉ có thể phục vụ trong 3 năm, nhưng được mệnh danh là “hình mẫu” trong nhà tù vì các phương pháp bức hại tàn khốc của mình, nên ông ta được làm việc trong 8, 9 năm liên tiếp.

Năm 2010, nhà tù đã đầu tư 30 triệu nhân dân tệ (gần 103 tỷ VNĐ) để xây dựng một “khu nhà tù an ninh cao”, nơi tất cả các học viên Pháp Luân Công không chịu “chuyển hóa” (cam kết từ bỏ tu luyện) sẽ bị cầm tù và bức hại tàn bạo. Họ bị bức thực bằng nước tiểu và phân, bị ép phải ngồi trên “ghế cọp”, bị xịt hơi cay và bị cạo xương sườn bằng vật cứng.

Học viên Pháp Luân Công Hề Thường Hải, giáo viên thể dục tại trường tiểu học Tài Lạc ở thị trấn Tài Lạc, quận Bắc Tân, thành phố Thẩm Dương, bị bắt cóc và kết án trái pháp luật 11 năm tù. Học viên này bị giam tại Nhà tù số 1 Thẩm Dương, bị tra tấn đến mức tàn phế, và qua đời oan khuất vào ngày 25/9/2015.

Quách Xuân Chiêm, học viên Pháp Luân Công ở Hồ Lô Đảo, đã phải chịu đựng hàng loạt hình thức tra tấn, như bị đánh đập dã man, sốc dùi cui điện, dội nước lạnh lên đầu, thắt chặt tim bằng dây trói, và đổ nước sôi lên người từ chai nước giải khát… dẫn đến thương tật thể chất vĩnh viễn. Học viên này đã qua đời một cách oan uổng vào ngày 30/4/2015.

Pháp Luân Công là môn tu luyện của Phật gia bao gồm 5 bài tập thiền định nhẹ nhàng, chậm rãi, an hòa, dựa trên các giá trị Chân-Thiện-Nhẫn. Pháp Luân Công còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, lần đầu tiên được giới thiệu ra công chúng tại Trung Quốc vào năm 1992.

Môn tu luyện này nhanh chóng trở nên phổ biến rộng rãi nhờ những lợi ích đối với sức khỏe tinh thần và thể chất của người tập. Đến năm 1999, theo ước tính chính thức của chính phủ Trung Quốc, Pháp Luân Công đã thu hút khoảng 70-100 triệu người tập luyện.

Lãnh đạo ĐCSTQ khi đó là Giang Trạch Dân đã coi sự phổ biến của Pháp Luân Công là mối đe dọa đối với sự cai trị của đảng. Tháng 7/1999, ông ta đã phát động một chiến dịch tàn bạo nhằm xóa sổ môn tu luyện này.

Theo số liệu từ Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp, vài triệu học viên Pháp Luân Công đã bị giam giữ tùy tiện, ước tính từ 1,5 đến 2,5 triệu người bị giam trong các trại lao động vào năm 2010. 

Bình Minh (t/h)